Cổ nhân dạy “Thà lấy góa phụ chứ không lấy nữ nhân tái giá”: Tại sao nói như vậy?
BÀI LIÊN QUAN
Cổ nhân dạy “Nằm ngửa không sống lâu, ngồi sai người người mắng”: Vì sao lại nói như vậy?Cổ nhân dạy "Một người vợ tồi, ba đời con hư": Những kiểu vợ nào nên tránh?Cổ nhân dạy “30 không đi 3 đường, 40 không đụng 3 điều”: Phạm phải 1 điều, hối cũng không kịpTục ngữ là những câu nói được đúc kết triết lý và kinh nghiệm sống khôn ngoan của người xưa, được lưu truyền nhiều đời, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong số những câu nói của cổ nhân có câu nói: “Thà lấy góa phụ chứ không lấy nữ nhân tái giá”. Đây là quan niệm hôn nhân vô cùng nổi tiếng của người xưa.
Có thể thấy, cuộc sống của cổ nhân khá đơn giản. Tuy nhiên, xét về phương diện lĩnh ngộ những triết lý trong đời sống, điều này lại rất có trí tuệ. Họ đã đúc kết kinh nghiệm sống khôn ngoan của người xưa, lưu truyền trong đời sống dưới dạng tục ngữ, thành ngữ.
Vậy tại sao lại nói: “Thà lấy góa phụ chứ không lấy nữ nhân tái giá”. Tiêu chuẩn nào để xác định điều này? Góa phụ là những người phụ nữ có chồng, nhưng chồng đã mất. Câu nói này cho thấy, ấn tượng của người tái giá còn tệ hại hơn cả góa phụ. Vì sao người xưa lại có cái nhìn này?
Xuất xứ và ý nghĩa của “tái giá”
Có thể nói, từ “tái giá” được phát hiện sớm nhất trong “Đáp Tô Vũ Thư”. Đây là bức thư được viết bởi tướng quân Lý Lăng nổi tiếng dưới thời nhà Hán gửi cho nhà ngoại giao Tô Vũ.
Trong nội dung thư có một đoạn rằng: “Trước đây, ngài tự mình đi đến nước địch nhưng lại không gặp thời, suýt nữa phải bỏ mạng, lênh đênh vất vả và nhiều lần suýt bỏ mạng ở phía Bắc. Đến tuổi trung niên, tóc bạc hồi hương, thấy cha mẹ đều mất, vợ thì tái giá. Tin này ở nhân gian vốn vô cùng hiếm hoi, xưa nay chưa từng có”.
Có thể nhiều người không quen thuộc với Lý Băng, nhưng Phi tướng quân Lý Quảng - ông nội của ông ấy - thì lại rất nhiều người biết đến. Ông là một đại tướng quân thời Hán được nhiều người ca ngợi.
Lý Lăng là cháu trai của Phi tướng quân Lý Quảng nên từ nhỏ đã theo ông nội vào Nam ra Bắc, lập được nhiều chiến công hiển hách. Tuy nhiên, trong một lần chinh chiến với Hung Nô, ông đã bị thuộc hạ của mình bán đứng và bị Hung Nô bắt làm tù binh.
Dù bị Hung Nô bắt giữ và đe dọa tính mạng nhưng Lý Lăng quyết không hé răng nửa lời. Lý Băng vẫn luôn “Không phục dưới uy quyền, không đổi dù nghèo hèn”, một lòng một dạ trung thành với nhà vua và đất nước.
Tuy nhiên, những điều Lý Băng làm lại không ai biết được. Sau khi ông bị Hung Nô áp giải đi, triều đình hiểu lầm nên đã vô cùng tức giận mà tru di tam tộc cả nhà Lý Băng.
Nghe được tin dữ, Lý Lăng cảm thấy vô cùng đau khổ. Sau một thời gian, ông quyết định lấy công chúa của Hung Nô làm vợ. Sau đó, ông nhận một chức quan tại Hung Nô, đồng thời đoạn tuyệt qua lại với triều Hán kể từ đó. Dù thế, Lý Lăng vẫn giữ quan điểm trung lập, không vì sống ở Hung Nô và phản bội lại quê hương, đất nước của mình.
Sau này, chuyện Lý Lăng một lòng trung thành với đất nước đã sáng tỏ. Triều đình nhà Hán cảm thấy vô cùng hối hận. Vì thế, Hán Chiêu Đế đã sai Tư Mã Quang đến Hung Nô để đón Lý Lăng về triều. Tuy nhiên, mọi chuyện lại không được như ý nguyện.
Sau đó, một nhà ngoại giao trung thành của vua Hán Vũ Đế là Tô Vũ đã thay mặt cho triều đình sang Hung Nô. Không may mắn rằng, Tô Vũ đã bị Đan Vu bắt giam. Sau đó, Đan Vu đã nhờ Lý Lăng đi khuyên nhủ để Tô Vũ phục tùng Hung Nô. Sau đó, cuộc trò chuyện của 2 người này giống như những gì đã đề cập ở trong bức thư.
Từ “Tái giá” ở trong bức thư này ý chỉ việc người vợ vẫn còn trẻ mà đã kết hôn thêm lần nữa. Lý Lăng cũng nói ra hoàn cảnh của gia đình Tô Vũ khi đó, cha mẹ mất sớm, vợ còn trẻ đã tái giá. Vì thế, ông muốn dùng những lý do này để thuyết phục Tô Vũ ở lại Hung Nô. Cũng từ đây, người ta gọi người phụ nữ bị chồng bỏ hoặc đã đổi chồng là “tái giá”.
Vì sao phụ nữ “tái giá” lại có địa vị thấp kém?
Người xưa rất coi trọng việc “tam tòng tứ đức” của người phụ nữ. Bên cạnh đó, người phụ nữ cũng rất coi trọng danh tiết của mình. Họ cho rằng, một khi đã lấy chồng thì phải theo chồng, giúp chồng nuôi dạy con cái và quán xuyến chuyện gia đình.
Vì thế, nếu người phụ nữ bị nhà chồng bỏ sẽ bị mọi người khinh bỉ. Họ cho rằng, người phụ nữ như thế chắc chắn đã phạm lỗi gì to lớn, đến mức không thể chấp nhận được. Do đó, địa vị những người phụ nữ này tự nhiên cũng bị thấp kém hơn nhiều khi so sánh với những góa phụ thời đó.
Chưa kể, những người phụ nữ sau khi bị chồng bỏ còn bị người đời chỉ trỏ, trở thành tâm điểm bàn tán của những trà dư tửu hậu, ảnh hưởng tiêu cực đến danh tiếng. Thế nên, người xưa mới có quan điểm rằng, không được lấy người “tái giá”.
So với phụ nữ tái giá thì góa phụ lại là một tình huống bị động. Chồng qua đời là điều không ai mong muốn, thế nên điều này không liên quan đến phẩm hạnh của người phụ nữ. Đặc biệt, nhiều góa phụ sau khi chồng mất vẫn quyết định ở vậy, một mình vất vả nuôi con khôn lớn, trưởng thành, hết lòng phụng dưỡng cha mẹ chồng. Những cơ cực, dũng cảm và kiên cường của họ được mọi người khâm phục, tôn trọng.
Thời điểm hiện tại, xã hội đã hiện đại hơn nên quan điểm hôn nhân của nam và nữ đã không còn như trước. Tỷ lệ ly hôn ngày càng cao, những cặp vợ chồng có thể bên nhau đến lúc đầu bạc răng long cũng không còn nhiều nữa. Dẫu có ly hôn, những người phụ nữ không còn sợ tai tiếng như trước nữa. Đồng thời, nam giới cũng phải chịu một phần trách nhiệm trong việc ly hôn này.