Cổ nhân dạy “Người có đức, ắt có phúc, người vô phúc, ắt gặp họa”: Tại sao lại khẳng định như thế?
BÀI LIÊN QUAN
Cổ nhân dạy “Sớm không mua thịt lợn, muộn không mua đậu phụ”: Tại sao lại khẳng định như vậy?Cổ nhân dạy “Đứng cho vay, quỳ đòi nợ”: 6 kiểu người không dính dáng tiền bạc kẻo rước họa vào thânCổ nhân dạy “2 việc không thể chọn, 2 thứ không thể sợ và 2 điều không thể chờ”: Hiểu được cuộc sống sẽ êm đềm, hạnh phúcVì thế, cổ nhân quan niệm “Người có đức, ắt có phúc, người vô đức, ắt gặp họa”. Một người có đức thì cũng có thể sử dụng phẩm hạnh của mình soi sáng cho người khác, đồng thời cũng soi sáng cho chính cuộc sống của mình. Từng có một câu nói vô cùng ấm áp rằng: “Đời người giống như việc leo núi, nếu như bạn may mắn có thể leo đến được đỉnh cao, vậy thì hãy nghĩ xem bản thân đã từng đưa tay ra giúp đỡ ai trong lúc khó khăn, hoạn nạn hay chưa?”
Đối với những người thường xuyên âm thầm làm việc tốt, liên tục cống hiến, chúng ta sẽ nhìn thấy được vẻ đẹp của cuộc sống cũng như thấu hiểu được giá trị của kiếp nhân sinh làm người.
Có một mẩu chuyện ngắn vô cùng ý nghĩa như sau:
Có một ông lão già đã sống một mình suốt nhiều năm. Một ngày nọ, ông chuyển nhà đến một khu làng nọ và có cả hàng xóm mới. Trong quá trình chuyển nhà, một cậu bé vì không cẩn thận đã làm vỡ ấm nước, mẹ của cậu bé vừa tức giận lại vừa buồn bã. Đang rửa bát ở trong bếp, ông lão đã chứng kiến toàn bộ cảnh tượng này. Chính vì thế, ông đã lặng lẽ mua một chiếc ấm mới, sau đó xịt bụi lên để làm cho cũ đi. Tiếp đến, ông giả vờ vứt đi rồi nhặt lại, sau đó nhân cơ hội để đưa cho mẹ con họ.
Đến mùa hè, ông lão này thấy một người cha đang bế một đứa con trai nhỏ ở trên tay, người cha này vừa dỗ dành con, vừa vất vả quạt mát cho đứa trẻ. Thế là, ông lão lại lặng lẽ đi mua một chiếc quạt mới, tiếp tục cố tình xịt đầy bụi và để cạnh thùng rác. Bố của cậu bé nhìn thấy cho rằng ai đó không dùng nữa, bỏ đi nên đã mang về nhà. Tất cả những điều này đã được cậu bé từng làm vỡ chiếc ấm nước tận mắt chứng kiến. Một đêm nọ, cậu bé này chuẩn bị một ít bánh và sữa và đặt ở trước cửa nhà ông lão. Bất ngờ ông lão mở cửa, hai người nhìn nhau và nợ nụ cười, cả hai đều hiểu được thiện ý của đối phương chỉ thông qua ánh mắt…
Câu chuyện trên dù ngắn nhưng vô cùng cảm động. Hóa ra, lòng tốt chân chính không phải là khua chiêng gõ trống để phô diễn ra bên ngoài, nó xuất phát từ nội tâm sâu thẳm bên trong. Họ cũng chính là những người âm thầm cầm đèn soi sáng cho người khác ở trong bóng tối, âm thầm tháo gỡ những vấp ngã cũng như những nút thắt trong cuộc sống của những số phận khó khăn hơn mình.
Họ cũng là những người có thể nhìn thấu nhưng lại không nói ra, nguyên nhân bởi họ luôn muốn để lại cho đối phương một phần thể diện cũng như phẩm giá. Những người như thế thường làm việc tốt mà không đòi hỏi phải đền đáp, cũng không muốn người khác phải xấu hổ hay áy náy. Họ không những tốt bụng mà còn có sự thấu hiểu và đồng cảm.
Họ sẽ dùng một trái tim ấm áp, thiện lành để âm thầm làm việc tốt mà chẳng cần phải phô trương. Có thể nói, lòng tốt chân chính không phải là màn trình diễn ồn ào, đó là thấy được sự ấm áp từ trong tâm, nó cũng không phải là sự báo đáp từ bên ngoài mà là sự bình yên ở trong lòng.
Những người lặng lẽ giúp đỡ người khác, trong tương lai cũng tự tạo được nhiều con đường mới cho riêng mình. Âm thầm hành thiện tích đức chính là một phẩm chất cao quý mà mỗi người cần có. Nhiều khi, những hành động thiện lương và tử tế trở thành sợi dây cứu mạng ai đó đang trong cơn thống khổ, tuyệt vọng, trở thành ánh sáng soi đường cho những ai đang lầm đường lạc lối.
Những người kết nối những sợi dây này chính là người truyền lửa. Họ cũng chính là những người có tấm lòng lương thiện và bao dung. Dần dần, con đường phía trước của họ cũng ngày càng quang minh và tươi sáng.
Mỗi hành động của con người trong cuộc đời này đều là hướng đến vận mệnh cuối cùng trong tương lai sắp đến. Tất cả những phước lành trên thế gian đâu phải tự nhiên mà có. Đó thực chất là những phước lành mà bản thân bạn đã tích lũy được từ những hành động tốt đẹp của chính mình. Giống như người xưa vẫn thường nói rằng: “Cái thắng nhỏ dựa vào trí tuệ, cái thắng lớn dựa vào đức hạnh”, hoặc câu nói “Có đức mặc sức mà hưởng, mất đức sẽ mất hết”.
Sống trên đời, con người muốn đạt được những điều mà mình mong muốn, trước hết họ phải học được cách tích đức và hành thiện. Những người có tính cách tốt đẹp, đây chính là giấy thông hành tốt nhất cho họ trong cả một đời. Tích đức và làm việc thiện cũng giống như việc bạn gửi tiền vào trong tài khoản ngân hàng. Dần dần theo thời gian, bạn có thể sử dụng cái “vốn” này để tạo ra hạnh phúc cho chính mình.
Đặc biệt, những người có nhiều đức có thể được mang đến một cuộc đời nhiều ánh sáng, đi đến đâu cũng sẽ được ban phước lành và gặp nhiều may mắn.