Cổ nhân dạy “2 việc không thể chọn, 2 thứ không thể sợ và 2 điều không thể chờ”: Hiểu được cuộc sống sẽ êm đềm, hạnh phúc
BÀI LIÊN QUAN
Cổ nhân dạy “Đời người 8 cái không”: Đúc kết trí tuệ, chính là gợi ý cho cả đời ngườiCổ nhân dạy “Người đáng thương tất có chỗ đáng trách”: Tại sao lại nói như vậy?Cổ nhân dạy “Đàn ông sợ mài, đàn bà sợ ngâm”: Tại sao khẳng định như vậy?Vì thế, người xưa có lời đúc kết rằng “2 việc không thể chọn, 2 thứ không thể sợ và 2 điều không thể chờ”. Vậy, đó là những điều gì?
2 việc không thể chọn gồm những việc gì?
Thứ nhất, xuất thân
“Con người sẽ không thể lựa chọn cha mẹ sinh ra”, vì thế có người sinh ra trong nhung lụa, được ngậm thìa vàng, được mọi người tán tụng, tung hô. Tuy nhiên cũng có những người lại sinh ra trong cảnh khốn khó, bần hàn, từ nhỏ đã sống cuộc đời vất vả, khổ cực.
Thế nhưng cũng có câu nói rằng “Thời thế tạo anh hùng”. Trong hoàn cảnh loạn lạc, một khi vật đổi sao dời và cảnh đời rối ren lại thường xuất hiện những bậc vĩ nhân tế thế cứu đời. Bên cạnh đó, càng những ngày đông rét buốt lại càng được chứng kiến vẻ đẹp tươi tắn của những đóa hoa mai.
Thực tế, chẳng ai có thể chọn được xuất thân cho chính mình. Thế nhưng, xuất thân dù tốt hay xấu cũng không quan trọng bằng việc tu dưỡng tâm tính cũng như khí phách của bản thân. Hoàn cảnh càng gian khó lại càng là môi trường tốt nhất để có thể tôi luyện những bậc vĩ nhân và tạo ra các anh hùng có thể lưu danh sử sách. Xuất thân là điều không thể chọn lựa, thế nhưng chính chúng ta có thể tự mình lựa chọn hướng đi. Đó mới chính là điều cốt yếu, quan trọng nhất trong cuộc đời.
Thứ hai, vận may
Sống trên đời này, ai cũng mong muốn bản thân có thể gặp được nhiều may mắn, thế nhưng lại chẳng có ai lựa chọn được vận may cho mình. Thế nhưng, mỗi người vẫn có thể lựa chọn cách mà bản thân ứng phó với một tình huống, hoàn cảnh cụ thể ra sao. Giống như lời của Diệp Thư từng nói: “Càng xui xẻo thì lại càng phải bình tĩnh vui vẻ và nhẹ nhàng, lặng lẽ vượt qua cũng như đừng tạo trò cười rồi để lại những phiền muộn về sau”.
Quả đúng như thế, một khi gặp vận xui rủi, hãy nhẫn nại hơn một chút. Một khi cánh cửa này khép lại sẽ có một cánh cửa khác mở ra. Người xưa quan niệm rằng, ông trời sẽ chẳng tuyệt đường sống của ai bao giờ, hầu hết các sự việc thường biến chuyển vào đúng thời khắc cuối cùng. Vì thế, một khi gặp vận rủi cũng đừng quá thất vọng, dù gặp vận may cũng đừng vội vàng đắc ý.
Phúc họa vốn khôn lường, thật giả đúng sai ra sao cặp mắt phàm trần khó có thể nhìn thấu. Thay vào đó, hãy trầm tĩnh và cẩn trọng, mọi việc sẽ diễn ra một cách suôn sẻ và trôi chảy hơn.
2 thứ không thể sợ là gì?
Nếu như chết chỉ là cái cớ để có thể trở về với đất mẹ yêu thương hay trở về ngôi nhà chân chính của mình, chắc hẳn trong lòng ai cũng phải có sở hãi, sau đó sẽ chỉ còn lại tình yêu thương cùng với hạnh phúc vô bờ. Tuy nhiên, có 2 điều không thể sợ mà người xưa vẫn từng nhắc nhở, bao gồm:
Thứ nhất, cái chết
Một khi đã sinh ra làm kiếp con người, dù là người quyền quý cao sang hay nghèo hèn túng thiếu, làm gì có ai mà không một lần “yên giấc ngàn thu”? Chính vì thế, thay vì lo sợ quy luật của tự nhiên thì chúng ta nên vui vẻ chấp nhận cũng như thay đổi góc nhìn của mình về cuộc đời.
Nếu như ai cũng phải một lần rời xa trần thế, thay vì tiếc nuối, mỗi người hãy trân quý từng phút từng giây vẫn đang được sống trên cuộc đời. Hãy biến mỗi ngày trở thành một ngày có ý nghĩa, tràn ngập niềm vui và lưu lại những điều tốt đẹp cho thế hệ sau. Đừng phí hoài năm tháng cho những trò chơi vô bổ cũng như các thú vui tầm thường.
Thứ hai, sự cô đơn
Thực tế cho thấy, mỗi người đều không thể nào tránh khỏi cảm giác cô đơn và sợ cô đơn. Thế nhưng, Giang Tấn có nói rằng: “Cô đơn là bước khởi đầu của một cuộc sống thành công, nếu như không có kinh nghiệm sống một mình, bạn sẽ không biết cách để hòa hợp với người khác”. Liên quan đến vấn đề này, nhà tư tưởng người Pháp là Rousseau cũng chia sẻ: “Chỉ trong những khoảnh khắc cô đơn, tôi mới là chính tôi, tôi mới tự do và không bị gò bó”.
Chính vì thế, mỗi khi cô đơn bạn nên thật bình tĩnh để có thể thích nghi được với điều này. Thi thoảng, bạn nên có những phút giây để lòng mình trầm lại, tránh cuộc sống tấp nập ngày thường để có thể lắng lại những gì đã qua, tĩnh tâm cũng như suy nghĩ cho những điều sắp tới. Điều quan trọng đó là chúng ta đón nhận nỗi cô đơn của mình như thế nào, không nên biến cô đơn thành sự tự kỷ hay xa lánh mọi người và thế giới. Chứ thực tế, cô đơn không hề đáng sợ như bạn tưởng.
2 điều không thể chờ đó là gì?
Thứ nhất, sự hiếu thuận
Bạn đã nhuộm trắng bao nhiêu sợi tóc của bố mẹ? Đã bao lần bạn khiến cha mẹ phải buồn lòng, phải suy nghĩ, thậm chí là đau đớn tim can? Trên đời này bất kỳ chuyện gì cũng có thể đợi, chỉ duy nhất việc hiếu kính cha mẹ là không thể nào thong dong. Nguyên nhân bởi “Mẹ già như chuối chín cây, biết ngày nào rụng, biết ngày nào rơi!” hay “Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, con muốn nuôi mà cha mẹ chẳng đợi”.
Có thể nói, ân tình dưỡng dục của cha mẹ tựa như núi cao, như biển rộng sông dài, chẳng lẽ chúng ta lại có thể để mặc cho công việc bận rộn và cuộc sống bộn bề kéo chúng ta ngày càng xa đấng sinh thành? Đừng để cha mẹ phải chờ đợi trông ngóng từng cuộc điện thoại, khắc khoải chờ mong bóng dáng con về. Chính vì thế, hiếu kính với cha mẹ, đền đáp ân tình sâu nặng của đấng sinh thành là việc chẳng thể nào xếp sau.
Thứ hai, giữ gìn sức khỏe và tận hưởng cuộc sống
Cả cuộc đời, con người đều mải miết chạy theo Danh, Lợi, Tình, Tiền mà vô tình quên mất vốn quý nhất của mình là Sức Khỏe. Khi còn trẻ, người ta thường đổi sức khỏe để lấy tiền bạc, đến khi già cả lại dùng tiền bạc đổi lấy sức khỏe. Nguyên nhân bởi, sức khỏe chính là cái gốc của mỗi người. Một khi không có sức khỏe, tiền bạc dù có như núi, danh vọng vang dội cùng tình yêu sâu nặng thế nào, chúng ta cũng không thể hưởng thụ cũng như trải nghiệm niềm hạnh phúc ấy.
Chính vì thế, dù có bận rộn lo cho thành công, cho cuộc sống như thế nào thì cũng đừng bao giờ quên đi sức khỏe của mình.
Có một câu chuyện về chiếc áo bị vá như sau:
Một người phụ nữ tên Mạn Quân đang đi bộ trên đường thì bất ngờ bị một chiếc xe máy lao qua khiến cô ngã xuống, xây xướng nhẹ nhưng tay áo lại bị rách một đoạn. Chợt nhớ ra nhà bố mẹ mình gần đó, cô quyết định ghé thăm họ trước khi trở về. Vì đã lâu không thăm bố mẹ, cô ở lại đó một đêm. Sáng hôm sau khi lấy áo mặc, Mạn Quân phát hiện vết rách đã được mẹ vá lại với những đường kim mũi chỉ đẹp đẽ, dày dặn khiến cô vô cùng cảm động.
Sáng hôm đó, cô có buổi gặp khách hàng, cô đi thẳng từ nhà bố mẹ đến chỗ hẹn và quên luôn chiếc áo vá. Cô mặc chiếc áo đi khắp nơi, vụ làm ăn bàn bạc cũng suôn sẻ, đàm phán xong xuôi chỉ đợi ký hợp đồng là được. Tối muộn khi về nhà, Mạn Quân chợt nhớ mình đang mặc chiếc áo rách nên nhanh chóng cởi ra, ném vào thùng rác.
Sáng hôm sau, vị đối tác hôm qua thỏa thuận xong đã hẹn cô đến ký kết hợp đồng, cho đến hoàn tất mọi thứ, vị đối tác này bất ngờ hỏi: “Sao hôm nay không thấy cô mặc chiếc áo khoác ngày hôm qua?”, Mạn Quân đáp trong ngỡ ngàng: “Tôi vừa giặt nó xong”. Vị khách tiếp tục: “Hôm qua chúng tôi nhìn cô mặc chiếc áo vá với những đường kim mũi chỉ rất khéo léo nên biết cô là người rất cẩn thận, chất phác và từng trải qua nhiều khó khăn để có được thành công như hôm nay. Vì thế, chúng tôi đánh giá cô rất cao, nên mới quyết định ký hợp đồng”.
Trở về nhà, Mạn Quân vội vàng lôi chiếc áo ra, giặt giũ cẩn thận và cất vào tủ để nhắc nhở mình và cũng xem đó là chiếc áo đẹp nhất. Từ câu chuyện thấy được tình thương thầm lặng của cha mẹ dành cho con, trong cái rủi có cái may, áo rách chưa hẳn đã xấu và mặc áo vá cũng chưa chắc là điều tồi tệ, mọi thứ đều tùy duyên.