Cổ nhân dạy “Nạn ở miệng, ốm ở chân”: Muốn sống khỏe sống lâu cần nhớ kỹ
BÀI LIÊN QUAN
Cổ nhân dạy “Tiệc đã dọn sẵn không nên ăn, rượu đã rời bàn không được đụng”: Tại sao lại nói như vậy?Cổ nhân dạy “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”: Hóa ra ẩn chứa trí tuệ uyên thâm đến thế!Cổ nhân dạy “Thà lấy góa phụ chứ không lấy nữ nhân tái giá”: Tại sao nói như vậy?Người xưa không phải ai cũng có điều kiện để đọc nhiều sách, học hành đầy đủ. Bên cạnh đó, họ không được tiếp xúc nhiều với truyền thông hay công nghệ hiện đại như TV, máy tính, điện thoại thông minh như bây giờ. Tuy nhiên, họ vẫn có vốn hiểu biết rộng nhờ khả năng trau dồi, tích lũy những kinh nghiệm sống tích cóp qua thời gian. Ngoài ra, họ còn áp dụng những câu nói giá trị của cổ nhân được lưu truyền, đồng thời học hỏi nhiều tri thức trong cuộc sống.
Mỗi câu nói của cổ nhân đều có đạo lý, là bài học quý giá cho các thế hệ sau. Trong số những câu nói của người xưa, không thể không bỏ qua câu nói: “Nạn ở miệng, ốm ở chân”. Tại sao người xưa lại nói như thế? Ý nghĩa của câu nói này là gì?
“Nạn ở miệng” là gì?
Cổ nhân thường dạy rằng: “Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra”. Người có mệnh tốt hay xấu chỉ cần mở miệng là có thể biết ngay. Miệng là nơi có thể thông qua giao tiếp bằng lời nói, khiến người khác vui vẻ bằng lời hay ý đẹp, nhưng cũng có thể khiến người ta đau khổ cùng cực vì những lời xát muối tâm can. Đặc biệt, miệng còn là bộ phận để ăn uống, cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể của mỗi con người.
Theo lời dạy của cổ nhân, “nạn ở miệng” gồm những điều đáng chú ý dưới đây:
Không ăn sáng
Người xưa thường truyền nhau câu nói rằng: “Hãy ăn sáng như một vị vua, ăn trưa như một hoàng tử và ăn tối như một người ăn mày”. Thế nhưng hiện tại, nhiều người lại đang làm theo chiều ngược lại. Họ ăn sáng qua quýt, thậm chí bỏ luôn bữa sáng, ăn đối phó buổi trưa, đến tối lại chè chén no say đủ các món. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến sức khỏe suy giảm, bệnh tật tìm đến.
Khoa học đã chứng minh, bỏ bữa sáng khiến con người trở nên thiếu tập trung, bộ não bị đình trệ. Chưa kể, điều này còn ảnh hưởng đến quá trình tiết axit dạ dày và bài tiết mật, từ đó gây ra tình trạng viêm dạ dày, sỏi mật và các bệnh tiêu hóa khác. Một nghiên cứu của Đại học Erlangen ở Đức khẳng định rằng, những người không coi trọng bữa sáng có tuổi thọ trung bình ngắn hơn 2,5 năm so với những người có thói quen ăn sáng đều đặn.
Ăn nhanh
Thời buổi kinh tế xã hội phát triển, áp lực công việc và cuộc sống ngày càng tăng nên con người dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, bận rộn. Để tiết kiệm thời gian, họ cố gắng ăn nhanh hết mức có thể. Tuy nhiên, việc làm này lại không tốt cho sức khỏe.
Nếu ăn quá nhanh, chưa kịp nhai đã nuốt thức ăn vào bụng sẽ khiến niêm mạc đường tiêu hóa tổn thương. Từ đó, gây ra tình trạng viêm mãn tính. Đặc biệt, việc ăn nhanh còn khiến khối lượng thức ăn bị vón cục, dễ bị thực quản kích thích cơ học mạnh, về lâu về dài sẽ dẫn tới tình trạng ung thư.
Uống ít nước
70% cơ thể con người là nước và 90% các thành phần trong máu con người có nguồn gốc từ nước. Do đó, ở một mức độ nhất định thì “thể tích nước quyết định chất lượng máu, chất lượng máu quyết định thể lực”.
Để tăng cường sức khỏe, cần bổ sung đủ nước cho cơ thể. Tuy nhiên, nên uống các loại nước có lợi cho cơ thể như nước lọc, nước ép hoa quả… Việc dùng đồ uống giải khát thay nước càng thêm nguy hiểm. Đặc biệt là những đồ uống có đường, càng uống nhiều nguy cơ tử vong, mắc bệnh tật càng cao.
Hút thuốc, nghiện rượu
Chắc hẳn ai cũng biết, hút thuốc lá có hại cho sức khỏe. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, hút thuốc lá là nguyên nhân dẫn tới nhiều loại bệnh ung thư, điển hình như ung thư vòm họng, ung thư miệng và ung thư đường tiêu hóa.
Bên cạnh việc hút thuốc lá thì uống rượu cũng rất nguy hiểm. Uống càng lâu, càng nhiều rượu thì càng có hại cho cơ thể, gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Thống kê cho thấy, mỗi năm trên thế giới có tới 3,3 triệu người chết vì lạm dụng rượu.
Vì thế, có thể nói uống rượu và hút thuốc lá đều không tốt cho sức khỏe. Để bảo vệ bản thân, những ai có thói quen uống rượu và hút thuốc lá nên bỏ càng sớm càng tốt, đừng để “cái miệng làm hại cái thân”.
Không tu khẩu
Bên cạnh những thói quen ăn uống thì “nạn ở miệng” còn ý chỉ nên ăn nói thế nào cho phải, tránh phiền phức. Người xưa có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Thế nhưng ngày nay, vẫn có những người đạo đức thấp, nói năng thiếu suy nghĩ, thích làm tổn thương người khác bằng những lời nói lạnh lẽo, soi mói. Có những người nói suông, hứa hẹn rồi quên mất. Thói quen này lâu dần sẽ dẫn đến tai họa.
Để cuộc sống êm đềm, tốt đẹp, hãy biết cách tu cái miệng của mình. Học cách giữ im lặng đúng lúc; tu ý, tu lời, tu thân được cũng là một cảnh giới trong tu dưỡng đạo đức.
“Ốm ở chân” là gì?
Nhiều người lấy cớ công việc bận rộn, thời gian hạn hẹp để trốn tránh việc tập luyện thể thao. Tuy nhiên, có một phương pháp tập thể dục đơn giản, không tốn kém, không rắc rối mà bất kỳ ai cũng có thể làm được, đó là đi bộ.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, đi bộ rất tốt cho sức khỏe. Việc này giúp kích hoạt các hệ xương, cơ, dây chằng, khớp cùng với nhiều cơ quan khác của cơ thể. Đi bộ giúp tăng cường cơ bắp, kéo giãn cơ, xương và giúp xương khớp dẻo dai, linh hoạt hơn.
Các chuyên gia y khoa cũng khuyến cáo, người bình thường nên đi khoảng 4000 bước/ngày. Tùy người sẽ có những phạm vi giới hạn khác nhau, không nên tập quá sức kẻo vô tình gây áp lực lên cơ thể.
Câu nói của cổ nhân nghe thì đơn giản, dễ hiểu nhưng mấy ai trong đời người có thể “quản miệng” và “mở chân”.