Cổ nhân dạy, họa từ miệng mà ra: 5 loại lời nói khiến phúc khí tiêu hao, quả báo nhãn tiền cần tránh càng sớm càng tốt
BÀI LIÊN QUAN
Cổ nhân dạy, không tiền không đâm đầu ba việc, khó khăn không tơ tưởng 3 người: Nhớ kỹ điều này, không sợ nghèo khóCổ nhân dạy: "Ăn tránh ba, đũa tránh năm, tiệc tránh sáu": Tại sao lại kiêng ngồi 6 người/bàn?Cổ nhân dạy rằng: Nóng giận là bản năng, nhưng im lặng lại là bản lĩnhThành công của mỗi người không chỉ xuất phát từ tài năng. Đó còn là cả một quá trình và tổ hợp nhiều yếu tố, cũng như sự đóng góp từ các mối quan hệ. Người nào khéo ăn nói, xây dựng được các mối quan hệ tốt thì sự nghiệp ngày càng suôn sẻ, con đường thành công ngày càng rộng mở.
Sức mạnh của ngôn ngữ vô cùng to lớn. Lời nói của một người có thể phản ánh trái tim của một người, đồng thời thay đổi vận mệnh của người đó và những người xung quanh. Tôn Tử từng nói rằng: Tặng người lời nói, quý như châu báu, hại người bằng lời, hơn cả kiếm dao. Miệng người như con dao sắc bén, có thể khiến người khác tổn thương khó lành. Thực tế, dùng lời nói vừa có thể tu hành vừa có thể tạo phúc; nhưng miệng cũng làm hao tổn phúc đức, thậm chí giết người.
Cổ nhân dạy: Phúc từ tâm mà đến, họa từ miệng mà ra. Miệng con người cũng giống như ống đựng tiền. Bạn giữ ống khéo thì phú quý sẽ được tích lũy, còn nếu vô tình để ống rơi, phú quý cũng bỏ bạn mà đi thôi. Những người khôn ngoan sẽ biết ăn biết nói và tuyệt đối tránh xa 5 loại lời nói trước đây.
Lời nói dối trá, không đúng sự thật
Phật giáo luôn coi trọng sự thật. Vì thế, nói dối là một trong những tội nghiệp nặng nhất. Đối với những người mở miệng ra là nói dối, nói dối quen miệng, nói dối không chớp mắt, đến chính bản thân họ cũng không nhận ra được là mình đang nói dối, điều này thật đáng sợ và nguy hiểm.
Nhiều khi, những người này nói dối không phải để hại người mà chỉ là nói dối cho vui. Thế nhưng, họ không hề biết rằng nói dối chẳng khác nào rước họa vào thân. Lời nói dối dù có ý tốt hay xấu cũng đều là tạo nghiệp, hạ thấp bản thân mình và làm tổn hại danh dự.
Nói dối quen miệng khiến bạn bè xa lánh, mọi người đề phòng, nhân duyên vụt mất. Người khôn ngoan sẽ không bao giờ chọn những lời nói như vậy.
Lời lẽ thô thiển
Trong Phật giáo, những người thường xuyên dùng lời lẽ thô thiển, không hay để đả kích người khác gọi là ác nhân.
Họa từ miệng mà ra chính là dùng lời nói để đả thương lòng tự trọng của người khác, chửi mắng và làm tổn hại danh dự đối phương, tự mang đến phiền toái cho cả bản thân mình. Vì thế, tôn trọng người khác cũng chính là tôn trọng chính mình.
Nếu thốt ra lời nói thô tục với người khác không chỉ hạ thấp bản thân mà còn khiến phúc đức của mình hao tổn. Người thông minh không nói những lời thô thiển.
Lời lẽ khiêu khích
Bên cạnh những lời lẽ thô thiển thì người dùng ngôn ngữ khiêu khích, gợi lên lòng tham, sân, si của người khác cũng là ác nghiệp.
Sống ở đời, biết ăn nói cũng là một nghệ thuật. Nếu không biết gì thì hãy im lặng. Nếu không giúp được gì cho người khác thì không nên hại người. Nếu không thể dùng từ bi để hóa độ tham, sân, si của người khác thì cũng đừng khơi gợi, cổ vũ những thói xấu này. Đừng để những lời lẽ khiêu khích biến bạn thành kẻ xấu, gieo hạt ác cho đời.
Lời đàm tiếu
Lời đàm tiếu hay còn gọi là sàm ngôn, chỉ những lời lẽ nói xấu sau lưng người khác. Người nói những lời sàm ngôn hầu hết đều là những kẻ tiểu nhân.
Sống trên đời này, ai cũng có những chuyện riêng tư, chuyện tình cảm muốn giấu kín. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Những chuyện riêng tư, chuyện không hay ho họ đều hi vọng không để người khác biết được. Vì thế, với chuyện riêng tư của người khác, chúng ta không nên soi mói, cũng không nên tùy tiện bình luận hay đàm tiếu lung tung.
Cho dù vì bất cứ lý do gì, một người chuyên vạch trần chuyện của người khác đều đáng lên án. Dẫu người ta không phản kích lại hay bạn nhất thời chiếm được lợi ích hay thế thượng phong, điều này cũng chẳng có gì hay ho, chỉ khẳng định phẩm đức tồi tệ của bạn mà thôi.
Người xưa nói rằng, người sống ở trong nhà không chỉ để che nắng che mưa mà còn để giữ gìn sự riêng tư. Con người mặc quần áo không chỉ để giữ ấm cơ thể mà còn che đậy sự riêng tư của cơ thể mình. Vì thế, người sống với nhau ở đời cần phải có sự tôn trọng, đừng soi mói hay bóc trần sự riêng tư của người khác.
Người tu hành thời cổ đại đều chú trọng tu "thân, khẩu, ý" để tránh tạo nghiệp, tránh hao tổn phúc đức của bản thân. Trong cuộc sống hàng ngày, nếu con người có thể tự nhắc nhở mình tu thân dưỡng tính, không nói lời ác, không làm việc xấu, không để ý những suy nghĩ tiêu cực trong tâm thì phúc đức và vận may sẽ tự giác tìm đến, cuộc sống vui vẻ và an yên.
Lời nói khi oán hận, tức giận
Khi một người ở trạng thái tức giận, họ thường trở nên nóng nảy, đánh mất lý trí, nói ra những lời lẽ khó nghe và làm những hành động vượt tầm kiểm soát. Những lời nói trong lúc nóng giận không chỉ khiến bản thân tổn thương mà còn gây hậu quả khôn lường cho những người khác. Vì thế, khi đang tức giận, tốt nhất nên im lặng. Đợi đến khi bình tâm lại thì mới nói chuyện.
Một người khi không hài lòng, cảm thấy bất mãn thường sẽ nói những lời trách móc, khiến người nghe cảm thấy bị tổn thương, xúc phạm, thậm chí làm ra những hành động không thể vãn hồi. Một người hễ có chuyện là oán trời trách đất, không nhận rõ bản thân thì mãi mãi giống như một đứa trẻ to xác. Người hễ khó khăn là đổ lỗi người khác, trách cứ mọi người thì cả đời đừng mong khấm khá.
Ông cha ta có câu "Học ăn, học nói, học gói, học mở". Học là cả một quá trình, cần nhiều thời gian và sự kiên trì, nỗ lực. Trong các loại học, học nói là ưu tiên hàng đầu. Mỗi người phải biết cách kiểm soát lời nói của mình. Hãy uốn lưỡi 7 lần trước khi nói, thận trọng cân nhắc điều gì có thể nói, điều gì không.