meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cổ nhân dạy “Giàu không ở nhà to, nghèo khó không đi đường dài”: Hầu hết ngày nay mọi người vẫn hay làm ngược

Thứ sáu, 18/02/2022-10:02
Người xưa dạy rằng: “Giàu không ở nhà to, nghèo khó không đi đường dài”. Nhà ở đây không phải chỉ ngôi nhà mà chúng ta vẫn thường nghĩ. Vậy ý nghĩa thực sự của câu nói này là gì?

Những câu nói dân gian thường chứa đầy kinh nghiệm, trí tuệ của cổ nhân. Nó được đúc kết từ thực tiễn cùng khoảng thời gian dài nghiên cứu, trải nghiệm. Cho đến hiện tại, nhiều câu nói vẫn áp dụng khá chính xác, là bài học cho thế hệ sau này.

Trong văn hóa truyền thống, những câu thành ngữ tục ngữ, ca dao và câu nói của người xưa vốn uyên thâm và sâu sắc, qua thời gian càng thêm thấm đẫm vào mọi khía cạnh của cuộc sống. Người xưa đã có câu “an cư lạc nghiệp”, phải có chỗ ở an ổn thì mới phát triển được sự nghiệp. Câu nói này cho thấy, từ thời xa xưa, chỗ ở hàng ngày, xây nhà xây cửa đã được mọi người coi là yếu tố ưu tiên hàng đầu. 

Ngày nay cũng thế, hầu hết mọi người đều phấn đấu kiếm tiền, tiết kiệm để mua một ngôi nhà riêng cho mình. Nhưng để mua được một ngôi nhà không phải là điều dễ dàng. Không ít người trẻ tuổi phải liều lĩnh, phấn đấu, vật lộn ngoài xã hội để đủ điều kiện mua nhà. Vì thế, nhiều người nghĩ rằng, nhà càng lớn sẽ càng sống tốt và thoải mái hơn. Bởi đó là tài sản mà họ làm ra nên họ có quyền hưởng thụ.


Những câu nói của người xưa thường phản ánh kinh nghiệm và đồng thời là lời răn dạy của họ cho con cháu đời sau. Ảnh: minh họa
Những câu nói của người xưa thường phản ánh kinh nghiệm và đồng thời là lời răn dạy của họ cho con cháu đời sau. Ảnh: minh họa

Tuy nhiên, cổ nhân lại dạy rằng: “Giàu không ở nhà to, nghèo khó không đi đường dài”, vậy câu này có ý nghĩa gì? Tại sao lại nói như thế? 

“Giàu không ở nhà to” nghĩa là gì?

Trong câu nói này “nhà to” không phải nghĩa là ngôi nhà to, nhà rộng mà ý chỉ phòng ngủ lớn. Dù là thời nào đi chăng nữa, cổ đại hay hiện đại thì khi có điều kiện, con người đều muốn nâng cao chất lượng cuộc sống của mình. Họ luôn muốn được sống trong một ngôi nhà thật khang trang và rộng rãi.

Tuy nhiên, cổ nhân lại dặn dò rằng, phòng bếp, phòng khách có thể rộng rãi nhưng phòng ngủ thì không nên như thế. Cho dù nhà cửa có lớn đến đâu, phòng ngủ cũng không nên xây lớn do nhiều nguyên nhân. 


Phòng khách có thể rộng, phòng bếp có thể lớn nhưng tuyệt đối không để phòng ngủ quá rộng. Ảnh: minh họa
Phòng khách có thể rộng, phòng bếp có thể lớn nhưng tuyệt đối không để phòng ngủ quá rộng. Ảnh: minh họa

Đầu tiên, phòng ngủ lớn sẽ khiến dương khí không thể tản ra ngoài. Cụ thể, người xưa quan niệm, phòng ngủ rộng và quá trống trải sẽ khiến dương khí không được tương xứng với âm khí. Điều này khiến cho âm - dương mất cân bằng, dễ sản sinh ra nhiều loại bệnh tật.

Thứ hai, phòng ngủ quá lớn thì việc dọn dẹp cũng sẽ tốn kém thời gian, công sức. Phòng ngủ là nơi mọi người nghỉ ngơi, thư giãn sau những giờ làm việc mệt mỏi ở bên ngoài. Vì thế, nếu phải dọn dẹp phòng ngủ lâu sẽ khiến họ mệt mỏi, kiệt sức. Chưa kể, dưới góc độ khoa học nếu phòng ngủ không được dọn dẹp thường xuyên sẽ tích tụ bụi bẩn, khó vệ sinh phòng. Bụi bẩn khi để quá lâu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, không tốt cho sức khỏe.   

Vì vậy, phòng khách có thể rộng, phòng bếp có thể lớn nhưng tuyệt đối không để phòng ngủ quá rộng.

Tại sao nói “Nghèo khó không đi đường dài”?

Sau khi đã hiểu nửa vế đầu, nửa vế sau của câu nói có ý hiểu khá đơn giản. Hầu hết mọi người khi đọc xong đều hiểu rằng, nhà nghèo thì không nên đi xa. 

Thực tế, câu nói này có hai lý do, cụ thể như sau:

Thứ nhất, thời xưa các phương tiện đi lại đều rất kém phát triển. Họ chủ yếu di chuyển bằng xe ngựa, nếu đi đâu phải mất cả tuần, cả tháng. Chưa kể, việc đi lại bằng xe ngựa còn rất tốn kém. Những người không có tiền sẽ chọn đi bộ. Tuy nhiên, nghèo khó thì không đủ lương thực cho những chuyến đi dài nên những người này rất dễ bỏ mạng nơi xứ người vì đói, lạnh bệnh tật… 


"Nghèo khó không đi đường dài" tức là nhà nghèo thì không nên đi xa. Ảnh: minh họa
"Nghèo khó không đi đường dài" tức là nhà nghèo thì không nên đi xa. Ảnh: minh họa

Người xưa có câu “Lá rụng về cội”, ý chỉ lúc qua đời ai cũng muốn được nhắm mắt xuôi tay nơi chôn rau cắt rốn. Vì thế, nếu như bỏ mạng nơi đất khách quê người, đây là một điều vô cùng đáng thương và bất hạnh. Do đó, người nghèo, chưa đủ điều kiện tốt nhất không nên đi xa. 

Thứ hai, thời xưa chiến tranh loạn lạc và thiên tai xảy ra liên miên nhưng y học lại chưa phát triển mạnh. Nếu không có đủ tiền, họ có thể mất mạng bất kỳ lúc nào vì đói rét, bệnh tật. Khi đi xa, nguy hiểm lại càng tăng. 

Những câu nói của người xưa thường phản ánh kinh nghiệm và đồng thời là lời răn dạy của họ cho con cháu đời sau. Đó là lý do tại sao mà trải qua hàng ngàn năm, những câu nói đó vẫn được truyền lại cho tới tận ngày hôm nay. Đúng là “Tiền nhân trồng cây, hậu nhân hóng mát”, những câu ca dao tục ngữ và những đúc kết quý báu của cổ nhân đều đã được họ tổng kết và tích lũy từ kinh nghiệm sống, sau đó lưu truyền cho đến nay. Từ đó, chúng ta đọc xong sẽ rút ra bài học, trên con đường nhân sinh có thể phạm ít sai lầm, có một cuộc sống ý nghĩa hơn.


Xây một căn nhà diện tích vừa phải, sắm đủ đồ để sống tiện nghi, thoải mái hơn là xây nhà to, bên ngoài hoành tráng nhưng bên trong rỗng tuếch không có gì. Ảnh: minh họa
Xây một căn nhà diện tích vừa phải, sắm đủ đồ để sống tiện nghi, thoải mái hơn là xây nhà to, bên ngoài hoành tráng nhưng bên trong rỗng tuếch không có gì. Ảnh: minh họa

Có thể thấy rằng, ngày nay nhiều người ở các vùng miền khác nhau đều muốn xây nhà cao cửa rộng. Có người “vung tay quá trán”, xây nhà to quá rồi chẳng còn tiền làm nội thất, thậm chí còn thêm nợ nần. Tuy nhiên, không gian sống không chỉ là căn nhà mà nó là cả tiện nghi sinh hoạt ở bên trong. Vì thế, tốt nhất nên xây một căn nhà diện tích vừa phải, sắm đủ đồ để sống tiện nghi, thoải mái hơn là xây nhà to, bên ngoài hoành tráng nhưng bên trong rỗng tuếch không có gì. 
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước