meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cổ nhân nói “Xây nhà hứng lệ, 3 năm khóc 2 lần”: Đại kỵ cần tránh khi xây nhà kẻo rước xui xẻo đau thương

Thứ tư, 16/02/2022-17:02
Xây nhà là việc quan trọng của đời người. Vì thế, trước khi xây nhà mọi người đều phải tính toán, lên kế hoạch tỉ mỉ, tránh những đại kỵ để không ảnh hưởng đến vận khí sức khỏe của gia chủ và cả gia đình.

Người xưa có câu “an cư lạc nghiệp”. Vì thế, dù giàu hay nghèo, người ta cũng phấn đấu có được ngôi nhà để phấn đấu cho sự nghiệp, hưởng thụ cuộc sống thoải mái nhất có thể. Ngày nay, mọi người chủ yếu đổ xô lên thành phố lập nghiệp, dẫn đến tình trạng “đất chật người đông”. Vì thế, nhiều người chọn mua nhà cao tầng và chung cư, số người lựa chọn xây nhà đất cũng giảm đi trông thấy.

Tuy nhiên, hầu hết ở những vùng nông thôn, mọi người vẫn mua đất xây nhà. Xây nhà là chuyện lớn, thế nên người xưa rất chú trọng việc xem xét những yếu tố liên quan, từ địa hình, phương hướng đến hình dáng ngôi nhà. Cổ nhân có câu: “Xây nhà hứng lệ, 3 năm khóc 2 lần”, đây là điều đại kỵ cần tránh khi xây nhà mà người xưa truyền lại, đến ngày nay vẫn khá chính xác. 

“Nhà hứng lệ” có nghĩa là gì?

Thời xa xưa, việc xây nhà có nhiều điểm khác so với ngày nay. Để xây nhà, ngoài tìm địa điểm, nghiên cứu nguyên vật liệu họ còn xem cả phong thủy bát trạch. Ngôi nhà xây cất không chỉ sống cho một thế hệ mà là nơi đại gia đình sinh sống qua nhiều đời, truyền lại cho con cháu nên mọi khía cạnh đều phải được tính toán kỹ càng. 


Ngôi nhà xây cất không chỉ sống cho một thế hệ mà là nơi đại gia đình sinh sống qua nhiều đời, truyền lại cho con cháu nên mọi khía cạnh đều phải được tính toán kỹ càng. Ảnh: minh họa
Ngôi nhà xây cất không chỉ sống cho một thế hệ mà là nơi đại gia đình sinh sống qua nhiều đời, truyền lại cho con cháu nên mọi khía cạnh đều phải được tính toán kỹ càng. Ảnh: minh họa

Ngày xưa chưa có nhà cao tầng. Những ngôi nhà và gian phòng sẽ được chia ra riêng rẽ, sau đó bao quanh lại ngôi nhà chính. Vì gọi là nhà chính nên nơi này sẽ dành cho người lớn tuổi nhất trong nhà sinh sống, diện tích cũng lớn hơn những ngôi nhà khác. Ngay sát cạnh là những ngôi nhà nhỏ, thấp hơn, được lợp bằng ngói xếp chồng lên nhau. Những ngôi nhà này gọi là nhà hứng lệ, thường dành cho những người ít tuổi hơn trong nhà sử dụng.  

Khi trời mưa, nước mưa từ mái của những căn nhà chính (vốn dĩ cao hơn) sẽ rơi xuống mái những căn nhà nhỏ hơn. Khi nhìn từ xa, cảnh tượng này giống như những giọt nước mắt đang rơi. Vì thế, người xưa gọi đây là nhà hứng lệ.  

Tại sao nói “Xây nhà hứng lệ, 3 năm khóc 2 lần”?

Trước hết, câu nói này có liên quan đến vấn đề phong thủy thời xưa. Cụ thể, đây là lời khuyên mọi người không nên xây kiểu nhà hứng lệ. Nếu muốn xây kiểu nhà này, họ phải tuân thủ những nguyên tắc phong thủy để hóa giải phần nào những xui xẻo có thể ập đến với gia đình.  

Người xưa rất tin vào phong thủy và những điều tâm linh huyền bí. Theo người xưa, mưa vốn là điều may mắn và có thể gột sạch những điều xui xẻo, ô uế. Nếu mưa vừa rơi xuống liền thấm ngay xuống đất là mang ý nghĩa phong thủy tốt. Điều này có nghĩa rằng, những điều xui xẻo và ô uế của gia đình đã được nước mưa gột rửa và cuốn trôi đi hết.


Điều này có nghĩa rằng, những điều xui xẻo và ô uế của gia đình đã được nước mưa gột rửa và cuốn trôi đi hết. Ảnh: minh họa
Điều này có nghĩa rằng, những điều xui xẻo và ô uế của gia đình đã được nước mưa gột rửa và cuốn trôi đi hết. Ảnh: minh họa

Ngược lại, nếu nước mưa lắng đọng thành từng vũng mà không thoát đi được, đây là điều không may mắn. Nó chứng tỏ những thứ xui xẻo đã bị ngưng tụ lại và có thể gây hại cho sức khỏe và vận mệnh của gia đình. 

Kiêng kỵ khi xây nhà hứng lệ 

Trong trường hợp xây nhà hứng lệ ở ngay sát nhà chính, khi trời đổ mưa to thì nước mưa từ mái nhà chính sẽ rơi xuống mái nhà hứng lệ. Và vì thế, nước mưa không thể thoát đi mà tù đọng ở trên mái nhà. Theo quan niệm phong thủy thời xưa, đây là điều vô cùng kiêng kỵ.

Chưa kể, thời xưa chưa có xi măng cốt thép như hiện tại nên con người xây nhà bằng cỏ và tro, trộn thêm cả đất. Vì thế nhà cửa không được vững chắc và an toàn cho lắm. Trong thời tiết tốt, nắng ấm chan hòa thì không nói làm gì. Nhưng nếu có gió to mưa lớn, mưa rả rích lâu ngày sẽ khiến ngôi nhà không thể chống chọi nổi. Trong trường hợp nhà chính quá gần nhà hứng lệ còn khiến lượng mưa lớn ồ ạt trút xuống, nước đọng lâu ngày sẽ khiến nhà bị ẩm, ủ dột, thậm chí bị đổ sập, vô cùng nguy hiểm. 

Vì thế trong xây nhà thời xưa, việc xây nhà hứng lệ quá gần hoặc sát với ngôi nhà chính là điều tối kỵ.

Cách hóa giải là gì?


Để hóa giải những điều nguy hiểm, không may khi xây nhà hứng lệ, người ta sẽ xây nhà hứng lệ cách xa nhà chính một khoảng cách phù hợp. Ảnh: minh họa
Để hóa giải những điều nguy hiểm, không may khi xây nhà hứng lệ, người ta sẽ xây nhà hứng lệ cách xa nhà chính một khoảng cách phù hợp. Ảnh: minh họa

Để hóa giải những điều nguy hiểm, không may khi xây nhà hứng lệ, người ta sẽ xây nhà hứng lệ cách xa nhà chính một khoảng cách phù hợp. Khoảng cách này sẽ đảm bảo sao cho nhà hứng lệ không bị hứng trọn nước mưa từ mái nhà chính đổ xuống. Người ta cũng chọn lựa vật liệu xây nhà an toàn, chắc chắn hơn, có thể bền bỉ giữa những loại thời tiết khắc nghiệt.  

“Xây nhà hứng lệ, 3 năm khóc 2 lần” nghĩa là gì?

Khoảng thời gian 3 năm qua đi, nếu thời tiết không thuận hòa, khoảng cách giữa nhà hứng lệ và ngôi nhà chính không được đảm bảo thì nhà hứng lệ sẽ bị sập 2-3 lần. Điều này không chỉ gây nguy hiểm mà còn khiến gia chủ và gia đình phải khổ sở, tốn công sức, tiền bạc gây dựng lại từ đầu. 

Ngoài ra, câu nói này còn có một thâm ý khác. Những ngôi nhà hứng lệ thường thấp hơn, nhỏ hơn với nhà chính, bị ngôi nhà chính che hết ánh sáng mặt trời nên sẽ tối tăm, ẩm thấp hơn. Việc sống trong những ngôi nhà như thế sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng con người. Thậm chí, môi trường sống thiếu sinh khí, thiếu ánh nắng mặt trời còn có thể sinh bệnh. 

Thực tế, cụm từ “3 năm khóc 2 lần” cũng chỉ mang tính tương đối. Nếu một gia đình xây nhà hứng lệ mà không bảo đảm được những nguyên tắc phong thủy, khoảng cách và ánh sáng sẽ gặp nhiều xui xẻo, đau buồn, rước bệnh vào người. Bỏ qua yếu tố vật liệu xây dựng, yếu tố ánh sáng và không khí trong câu nói “Xây nhà hứng lệ, 3 năm khóc hai lần” vẫn còn hiệu nghiệm cho tới tận ngày nay.  
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Bình Dương giải "cơn khát" nhà ở cho người thu nhập thấp bằng 3.000 căn NOXH

Dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi: Đỏ mắt tìm chủ đất để bồi thường giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

1 ngày trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

1 ngày trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

1 ngày trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

1 ngày trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

1 ngày trước