Cổ nhân dạy “2 không vay, 3 không uống, 4 không đi”: Ý nghĩa của câu nói này là gì?
BÀI LIÊN QUAN
Cổ nhân dạy “Nước trong quá thì không có cá”: Vế sau mới cốt yếu nhưng ít người biết tớiCổ nhân dạy về hai đại kỵ: Thứ nhất phòng khách không treo tranh tổ tiên, điều thứ hai nhiều gia đình vẫn mắc phảiCổ nhân dạy “Đàn ông tóc tốt không lập xuân, đàn bà béo tốt không soi đèn”: Thuật xem người giờ còn chính xác?Sống trên đời có muôn vàn điều bất ngờ không phải ai cũng lường trước được. Sinh ra trong biển người, không ai trong chúng ta tránh được việc phải đối mặt với khó khăn, thách thức, những tình huống và hoàn cảnh khó xử lý. Liên quan đến vấn đề này, người xưa có câu rằng: “2 không vay, 3 không uống, 4 không đi”. Vậy, ý nghĩa của câu nói này là gì? Tại sao người xưa lại nói như vậy?
“2 không vay” có nghĩa là gì?
Thứ nhất, không cho người vụ lợi vay tiền.
Luật đời vốn có vay có trả. Thế nhưng có một số người vay tiền người khác lại không bao giờ muốn trả lại. Họ tiêu tiền của người khác thì dễ nhưng khi trả lại thì khó khăn vô cùng.
Đối với những người này, đừng bao giờ nói đến chuyện vay mượn. Tính xấu của họ đã thành thói, việc thúc giục người ta trả tiền có thể còn khiến đối phương trở mặt, tình cảm rạn nứt. Bạn đừng để bản thân rơi vào cảnh tiền mất mà còn phải nghe những lời lẽ không hay.
Thứ hai, không cho người lười biếng vay tiền.
Không phải những người biếng không kiếm được tiền mà là bản thân họ không muốn làm. Những người này chỉ muốn ngồi chơi rồi tận hưởng thành quả mà thôi.
Khi bạn cho những người như thế vay tiền, không phải bạn đang giúp họ mà là đang hại họ. Điều này chỉ khiến họ thêm lười biếng mà thôi. Ăn nhưng không chịu làm, những người như thế sẽ lấy đâu ra tiền để trả cho bạn?
Thay vì đưa cho họ con cá, hãy tặng họ cái cần câu. Với những kẻ lười biếng, họ sẽ tiếp tục hỏi xin thêm cả lưỡi câu, mồi câu… hoặc viện đủ lý do để không phải vận động. Những người như vậy tốt nhất không nên cho vay tiền làm gì.
Thay vào đó, hãy cho họ động lực. Khi đó, họ sẽ biết cách tự đứng dậy lấy que làm cần, tự đào giun, kiếm mồi… để câu. Cho đi là điều tốt, nhưng cho ai, cho cái gì và cách cho cũng rất quan trọng.
“3 không uống” có nghĩa là gì?
Thứ nhất, không uống rượu giải sầu khi tâm trạng bất ổn.
Nếu có chuyện gì trong lòng, đừng say sưa một mình. Nếu xung quanh không có ai, bạn uống khi buồn bực sẽ rất nguy hiểm và ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Một khi đã uống quá nhiều rượu hoặc bị ngộ độc, say đến mức bất tỉnh không phải chuyện tầm thường. Đừng quá coi trọng nỗi buồn, vì tất cả mọi chuyện đều sẽ được giải quyết hợp lý khi chúng ta tỉnh táo.
Thứ hai, đừng uống rượu pha chế khi điều kiện khó khăn.
Đối với một số loại rượu chúng ta không biết nguồn gốc, chất lượng, thậm chí độ của rượu cũng không rõ là bao nhiêu. Nếu cứ nhắm mắt nhắm mũi uống loại rượu này, về lâu về dài sẽ gây hại cho cơ thể.
Vì thế, hãy uống có chừng mực, không nên tham lam. Đặc biệt là những loại rượu không biết chất lượng có đảm bảo hay không, có đủ tiêu chuẩn hay không.
Thứ ba, không uống say xỉn khi kết giao với bạn bè.
Rượu là thức uống khiến cơ thể tổn thương. Do đó, hãy uống một cách có chừng mực. Đặc biệt, khi tham gia các buổi tiệc tùng, party, chúng ta phải quan tâm đến mức độ uống rượu. Vì thế, đừng quan tâm đối phương có quen thuộc hay không, lúc nào cũng phải giữ bản thân tỉnh táo để đề phòng những chuyện rủi ro có thể xảy ra.
Bằng không, nếu lỡ gặp phải người có động cơ không rõ ràng mà bạn chỉ uống cho vui thì phải biết chừng mực. Đến khi say chỉ hại mình rồi ân hận cũng đã muộn.
“4 đường không đi” nghĩa là gì?
Thứ nhất, không đi sai đường.
Để trở thành một người “chuẩn mực” trong xã hội này, bạn phải có điểm mấu chốt trong việc làm người. Làm việc gì cũng phải có quy tắc riêng.
Bất kể bạn kiếm được bao nhiêu tiền đi chăng nữa, hãy làm điều đó một cách ngay thẳng. Đường quanh co, tuyệt đối không dính vào, lợi dụng cơ hội để chuộc lợi cho bản thân cũng tuyệt đối không làm điều đó.
Thứ hai, không đi theo con đường phạm tội.
Nếu biết được điều gì đó không ổn, tuyệt đối không làm. Ví dụ như việc lừa gạt người khác, lợi dụng người khác. Những việc như thế, dù lợi ích thu về lớn đến đâu cũng không nên làm. Nếu không, lương tâm của bạn sẽ bị xáo trộn, và mối quan hệ sẽ tan vỡ!
Thứ ba, không đi đường tắt
Trong cuộc sống, hãy làm mọi việc theo cách đơn giản, đừng nghĩ đến việc đi đường tắt. Sống trên đời, chẳng có cái bánh nào tự nhiên từ trên trời rơi xuống. Chỉ cần bạn chăm chỉ, bạn sẽ gặt hái được thành công. Cuộc sống vốn công bằng, gieo nhân nào sẽ gặt quả đó.
Vì thế, nếu bạn thích đi đường tắt, nền tảng không vững chắc, bạn sẽ không bao giờ đạt đến đỉnh cao cuộc sống mà bạn mong muốn!
Thứ tư, không đi lại con đường bản thân đã đi qua.
Tốt nhất không quay lại con đường cũ, đặc biệt là trong chuyện tình cảm. Những gì đã qua hãy để cho nó qua đi. Lấy những điều đã qua để làm bài học cho mình, đừng lấy nó là viên đạn để găm sâu vào tiềm thức bản thân.
Nếu cứ chấp nhất đi theo con đường cũ một cách mù quáng, người tổn thương chính là bạn. Nếu bạn sống mà không có nguyên tắc, bạn sẽ cảm thấy tâm mình rét lạnh ngay giữa ngày hè.
Có thể nói, câu nói “2 không vay, 3 không uống, 4 không đi” là lời nhắc nhở để mọi người hiểu rõ những đối tượng không nên cho vay tiền, những khi nào không nên uống rượu, những con đường đời nào nên tránh để sống tốt hơn giữa xã hội này.
Những câu nói của tổ tiên được đúc kết qua bao lần thử thách, đó là những bài học kinh nghiệm cho thế hệ mai sau. Người đời trước trồng cây, thế hệ sau được hưởng bóng mát. Chúng ta phải hiểu những lời khuyên của người xưa và ghi nhớ trong lòng, những câu nói này mang tới lợi ích cả đời người.