meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Có nên ép cọc bê tông cốt thép cho công trình hay không?

Thứ hai, 07/06/2021-10:06

Hiện nay thì nhiều người phân vân không biết có nên ép cọc bê tông hay không? Bởi mặc dù đây là phương án thi công mang tới hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí, thế nhưng không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng được. Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về những trường hợp nên và không nên ép cọc bê tông.


Ảnh 1: Có nên ép cọc bê tông hay không (Nguồn: Internet).
Ảnh 1: Có nên ép cọc bê tông hay không (Nguồn: Internet).

Có nên ép cọc bê tông

Việc có nên ép cọc bê tông cần phải tùy thuộc vào những điều kiện cụ thể trong xây dựng. Cọc bê tông được dùng để làm móng nhà cho nên không thể chủ quan. Vậy thì ép cọc bê tông là gì? Những trường hợp có thể ép cọc bê tông và đâu là khi không cần có cọc bê tông?

Ép cọc bê tông là gì?

Ép cọc bê tông cốt thép đó là việc tạo ra các loại cọc bằng bê tông và thép để đóng xuống đất. Đặc điểm của loại móng này là chịu tải trọng cực kỳ lớn, 1 cọc bê tông có thể chịu được hàng chục tấn dựa theo các phương pháp ép cọc khác nhau. Thậm chí là có thể ghép cọc đôi, cọc 3 để tăng khả năng chịu tải lên. Hiện nay có 2 phương pháp ép cọc phổ biến là ép chất tải hoặc ép neo.

Đối với việc ép cọc đôi, cọc 3 hay cọc chùng, chúng ta sẽ đóng rất nhiều cọc bê tông cạnh nhau rồi mới thi công đài cọc. Lúc này thì những chiếc cọc đóng cạnh nhau sẽ cùng hợp lực để chịu tải với nhau, nhờ vậy mà dù công trình có tải trọng lớn thì móng công trình vẫn đủ khả năng chịu lực. Đây là phương pháp dành cho các công trình rất lớn và có thể ảnh hưởng tới công trình xung quanh nên cần xem xét.

Khi nào nên ép cọc bê tông

  • Xây dựng nhà phố có 5 tầng trở lên hoặc là nhà phố có hầm.
  • Các biệt thự có 3 tầng trở lên hoặc là biệt thự có tầng tầm.
  • Những khách sạn, nhà hàng, văn phòng, công trình có trên 5 tầng hoặc là có hầm.
  • Các nhà xưởng, nhà kho mà đất nên hơi yếu, dùng cọc để giúp móng chắc hơn.
  • Những ngôi nhà có 1-2 tầng, tuy nhiên có kế hoạch nâng tầng trong tương lai.
  • Những dự án công trình không muốn phải gia cố lại móng trong tương lai lâu dài.

Ảnh 2: Ép cọc bê tông giúp chịu tải tốt hơn móng băng (Nguồn: Internet).
Ảnh 2: Ép cọc bê tông giúp chịu tải tốt hơn móng băng (Nguồn: Internet).

Khi nào không dùng cọc bê tông

  • Nhà thấp tầng dạng cấp 4, chỉ có 1-2 tầng và có nền đất cứng, chịu lực tốt.
  • Nhà thấp tầng nhưng xác định trong tương lai sẽ không xây thêm nhiều tầng nữa.
  • Nền đất cứng, không thể xuyên cọc qua mà cần làm móng sâu (áp dụng phương án khác).
  • Tải trọng công trình lớn hơn khả năng chịu tải của cọc bê tông (áp dụng phương án khác).
  • Có các phương án tối ưu hơn về khả năng chịu tải cũng như là chi phí xây dựng.
  • Có thể dùng được móng băng mà vẫn đảm bảo khả năng chịu tải.
  • Nền đất cứng và đã áp dụng phương án cọc khoan nhồi với tiết diện nhỏ.
  • Cần tải trọng lớn và đã áp dụng phương án cọc khoan nhồi với thiết diện lớn.

Yêu cầu khi ép cọc bê tông

Việc có nên ép cọc bê tông hay không cũng cần phải phụ thuộc cụ thể vào công trình xây dựng có đáp ứng được những yêu cầu hay không. Vậy thì nếu như thông qua khảo sát hoặc là cụ thể công trình, những điều kiện nào sẽ phù hợp cho việc thực hiện ép cọc bê tông cốt thép?

  • Tải trọng lớn mà móng băng không thể chịu được.
  • Xây dựng nhà ở có nhiều tầng (3 tầng trở lên).
  • Mặt bằng phù hợp để vận chuyển hoặc là đóng cọc.
  • Những công trình khác xung quanh có kết cấu chắc chắn.
  • Địa chất khu vực xung quanh công trình đảm bảo.
  • Thuận lợi giao thông để di chuyển cọc vào nơi xây dựng.

Ảnh 3: Cần phải có 1 số điều kiện để thực hiện ép cọc bê tông (Nguồn: Internet).
Ảnh 3: Cần phải có 1 số điều kiện để thực hiện ép cọc bê tông (Nguồn: Internet).

Ưu điểm của ép cọc bê tông

Sau khi đã phân tích và lựa chọn được có nên ép cọc bê tông hay không? Thì chúng ta hãy cùng nhau điểm qua một số ưu điểm mà phương pháp làm móng công trình này đem lại.

  • Có thể thi công dễ dàng và nhanh chóng.
  • So với một số phương án khác thì chi phí thấp hơn.
  • Có thể áp dụng ở những mặt bằng sâu.
  • Mức độ chịu tải và gia cố cho công trình chắc chắn.
  • Có thể áp dụng được với đa số những công trình hiện nay.
  • Có thể thực hiện ở nơi có nền đất bị lún hoặc sâu.
  • Đảm bảo độ vững chắc cho công trình xây dựng được thi công.
  • Có nhiều loại cọc và hình thức thi công phù hợp với công trình.
  • Giá thành ổn định ở trên thị trường.
  • Giảm thiểu sức người bởi chủ yếu là dùng máy móc.

Tuy nhiên nói đi cũng phải nói lại, có một số trường hợp mà những công trình liền kề quá yếu hoặc là không gian chật hẹp thì quá trình ép cọc bê tông rất là khó khăn. Bởi vậy mà khách hàng cũng cần phải khảo sát xung quanh công trình thì mới đưa ra được quyết định về việc dùng cọc bê tông hay không? Đây là quá trình xây dựng có thể gây ảnh hưởng tới công trình liền kề.

Với những thông tin và phân tích mà bài viết cung cấp, mong rằng có thể giúp các bạn hiểu thêm về cọc bê tông, cũng như là quyết định có nên ép cọc bê tông cho công trình xây dựng của mình hay không. Chúc các bạn sẽ có được một công trình hoàn hảo. Xin cám ơn.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Những yếu tố nhận biết căn nhà xấu về phong thuỷ, càng ở càng mất lộc

Khám phá căn nhà 6 tầng được bố trí độc đáo từng tầng riêng biệt

5+ kiểu nhà cần phải tránh xa nếu không muốn phá vỡ không gian tổ ấm

Nhà 3 tầng với mặt tiền đóng mở linh hoạt nhìn ra cầu Rồng Đà Nẵng

Cải tạo căn nhà ống cũ kỹ thành "homestay thu nhỏ" tràn ngập không gian xanh

Căn hộ gần 100 tuổi ở phố cổ Hà Nội "lột xác" với phong cách farmhouse châu Âu

Bên trong đậm chất lãng mạn và nghệ thuật của căn nhà có vẻ bề ngoài thô mộc

Ngôi nhà 350 m2 ở Bạc Liêu thiết kế sáng tạo với giếng trời và không gian mở

Tin mới cập nhật

Chung cư hạng sang, siêu sang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn cung

3 giờ trước

Thống đốc NHNN: Chưa tăng giải ngân cho vay nhà ở xã hội trong ngắn hạn

5 giờ trước

Đất nền Thanh Oai trước thềm đấu giá: Người bán người mua đều dè dặt, giao dịch nhỏ giọt

5 giờ trước

Giảm áp lực tạm thời tình trạng đầu cơ: Có thể áp dụng "giá trần và giá sàn" trong đấu giá đất?

1 ngày trước

Chủ đầu tư “đua” tung ưu đãi nhưng vẫn không dễ bán hàng

1 ngày trước