meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

CMA là gì? Nên học chứng chỉ CMA hay không?

Thứ năm, 27/10/2022-10:10
Chứng chỉ CMA là gì? Chứng chỉ này là một trong những chứng chỉ quan trọng đối với những ai theo đuổi ngành nhân lực về kế toán - kiểm toán. Theo dõi bài viết dưới đây để hiểu về loại chứng chỉ này như thế nào và cách thi ra sao.

Khái niệm chứng chỉ CMA là gì?

CMA tên đầy đủ là Certified Management Accountant nghĩa là Chứng chỉ Kế toán Quản trị Hoa Kỳ, được thiết kế dựa theo tiêu chuẩn của Mỹ. Chứng chỉ này chủ yếu tập trung vào kỹ năng quản lý chiến lược tài chính kế toán và là chứng chỉ được cấp cho những người thành thạo chuyên môn và trau dồi kỹ năng kế toán trong khi có khả năng đưa ra các quyết định kinh doanh chiến lược dựa trên dữ liệu tài chính.

Cơ quan cấp chứng chỉ CMA là Viện Kế toán Quản trị (IMA) của Mỹ. Là một chứng chỉ mang tính quốc tế nên tính ứng dụng của CMA là vô cùng thiết thực và cần thiết đối với những người thật sự đam mê và có mong muốn làm việc trong môi trường Quốc tế. Nó thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn trong mắt nhà tuyển dụng không chỉ ở Việt Nam mà còn trong môi trường quốc tế.


Tìm hiểu CMA là gì?
Tìm hiểu CMA là gì?

Chứng chỉ CMA cung cấp cho bạn một lượng kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực khác nhau, giúp người học linh động hơn giữa các lựa chọn nghề nghiệp. Nó giúp bạn dễ dàng và linh hoạt đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau, từ các vị trí điều hành như kiểm soát viên, đến giám đốc tài chính hay giám đốc điều hành. 

Là một chứng chỉ mang tính Quốc tế, CMA có những nguyên tắc riêng, yêu cầu người học phải tuân theo, điển hình là quy tắc đạo đức nghề nghiệp nhất định, tuyệt đối không được có hành vi sai trái nhằm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp hay đưa doanh nghiệp rơi vào các trường hợp rắc rối; không được tùy tiện sử dụng trái phép các nguồn lực của công ty vào mục đích không chính đáng. 

Đặc biệt, yêu cầu để được tham gia học tập và thi lấy Chứng chỉ CMA là người học trước hết phải có bằng cử nhân về Tài chính, Kế toán, Kiểm toán hoặc chứng nhận chuyên môn liên quan và ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc liên tục trong ngành kế toán hay quản lý tài chính.

Để thi chứng chỉ CMA cần những gì? Có khó không?

Tùy vào khả năng của mỗi người mà cảm nhận về mức độ khó dễ của việc học và thi chứng chỉ CMA là khác nhau. Nhưng đối với một chứng chỉ mang tính Quốc tế như CMA, thì việc người học phải thật sự nghiêm túc và dành nhiều thời gian cho nó là điều chắc chắn. Chúng tôi sẽ đưa ra một vài thông tin cũng như sơ lược qua về chương trình học để các bạn có cái nhìn rõ hơn về cách thức học và thi chứng chỉ này.

Nội dung chương trình CMA có tính ứng dụng cao và sát với thực tế

Trước hết, nội dung chương trình CMA không quá hàn lâm và mang đậm tính học thuật như các chương trình khác. Thay vào đó là tính ứng dụng cao trong cuộc sống. 

Do tính thực tiễn lớn như vậy nên nếu bạn nào đang làm việc trong lĩnh vực kế toán quản trị, thì những kiến thức được cung cấp trong chương trình CMA có thể được áp dụng ngay vào công việc. Còn những bạn đang chuẩn bị lấn sân sang làm trong lĩnh vực này thì sau khi học và thi đạt chứng chỉ CMA, chắc hẳn các bạn sẽ hoàn toàn tự tin ứng tuyển vào các công ty chuyên nghiệp về lĩnh vực này với một mức lương hoàn toàn tương xứng.


Nội dung chương trình học CMA có tính ứng dụng cao
Nội dung chương trình học CMA có tính ứng dụng cao

Chứng chỉ CMA học bằng ngôn ngữ nào? Có khó không?

Vì là một chứng chỉ được cấp bởi Viện kế toán quản trị Hoa Kỳ nên chương trình học sẽ hoàn toàn bằng tiếng Anh. Nhưng nếu bạn đang lo ngại về trình độ tiếng Anh thì có thể hoàn toàn yên tâm. Bởi, chương trình CMA được thiết kế để giảng dạy và thực hành trên hơn 150 nước trên thế giới, nên tiếng Anh được sử dụng trong chương trình có ngữ pháp đơn giản và dễ hiểu. Điều đó khiến chương trình học này tiếp cận dễ dàng hơn với bạn bè Quốc tế. Bạn sẽ không cần phải quá xuất sắc về tiếng Anh mới có thể học được.


Chương trình học chứng chỉ CMA bằng tiếng anh
Chương trình học chứng chỉ CMA bằng tiếng anh

Thời gian học CMA?

So với các chương trình nghề nghiệp khác như ACCA, CIMA hay CFA thì thời gian học của chương trình CMA là vô cùng ngắn. Bạn chỉ cần 6-8 tháng để hoàn thành chương trình CMA. Đây là một sự thuận lợi cho những người bận rộn và không có nhiều thời gian học tập.

Chi phí đăng kí thi CMA như thế nào? Có đắt không?

Bạn cần hoàn tất 4 loại lệ phí để có thể tham gia thi chứng chỉ CMA. Lệ phí CMA sẽ được thanh toán trực tiếp cho Hiệp hội IMA hoặc một số trung tâm đào tạo sẽ hỗ trợ các bạn làm việc này.

Để đăng ký ban đầu (Application fee)

Bước đầu để theo học chương trình CMA, học viên đều cần nộp hồ sơ và đăng ký mở tài khoản CMA theo quy định của Hiệp hội Kế toán quản trị Hoa Kỳ IMA. Tài khoản này dùng để học tập và cập nhật kết quả thi hay một số hoạt động do Hiệp hội tổ chức. Phí đăng ký ban đầu ở mức 15$.

Phí Hội viên IMA (IMA membership fee)

Phí Hội viên IMA là khoản phí bạn cần đóng duy trì hằng năm để trở thành một thành viên của IMA và duy trì chứng chỉ nghề nghiệp CMA. Đặc biệt, khoản phí này không cố định mà sẽ thay đổi dựa trên cấp bậc của hội viên.


Chi phí đăng ký thi CMA
Chi phí đăng ký thi CMA

Phí đầu vào chương trình CMA (CMA entrance)

Phí đầu vào chương trình CMA là loại phí chỉ đóng 1 lần duy nhất trị giá từ $188 đến $250 (tương đương 4.606.000 VNĐ đến 6.125.000 VNĐ). Học viên cần hoàn tất phí này để tham gia kỳ thi CMA.

Học viên có thời hạn tối đa là 3 năm để hoàn tất cả 2 phần kể từ ngày đăng ký/thanh toán phí đầu vào này. Quá thời hạn này, học viên phải thanh toán lại phí này và phí thi của cả hai phần..

Phí thi CMA (Exam fee)

Đây là 1 trong 4 khoản phí cần thanh toán để tham gia các kỳ thi của CMA. Lệ phí thi CMA là như nhau cho cả hai phần và khác nhau theo từng đối tượng thành viên, trị giá từ $311 đến $415 (tương đương từ 7.619.500 VNĐ đến 10.167.500 VNĐ)

Có nên học Chứng chỉ CMA không?

Câu hỏi này phụ thuộc vào hoàn cảnh cũng như định hướng phát triển nghề nghiệp của từng người. Dưới đây là một vài lợi ích dễ dàng thấy được khi các bạn sở hữu chứng chỉ CMA.

CMA là chứng chỉ kế toán mang tầm quốc tế

Số lượng hội viên của chương trình này không chỉ dừng lại ở Hoa kỳ mà còn lan rộng và đang rất thịnh hành, phổ biến tại những quốc gia đang phát triển ngày nay. Điều này cho thấy được những nước phát triển trên thế giới cũng đang ngày càng đón nhập xu thế kinh tế mạnh mẽ nên số lượng nhân lực về kế toán luôn được ưu thế nhiều hơn


CMA là chứng chỉ mang tầm quốc tế
CMA là chứng chỉ mang tầm quốc tế

Chứng chỉ CMA được mệnh danh là tấm thẻ “ vàng” trong làng kế toán quản trị

Trong lĩnh vực kế toán doanh nghiệp, chứng chỉ CMA vô cùng có giá trị bởi lượng kiến thức và kỹ năng mà chương trình này cung cấp cho người học. CMA cung cấp cho học viên những kiến thức, kỹ năng, những nền tảng học vấn không thể tuyệt vời hơn được.

 Sở hữu chứng chỉ CMA, đồng nghĩa với việc bạn đang nắm giữ cơ hội thăng tiến và phát triển trong công việc. Đặc biệt, CMA sẽ là những bước đệm lớn dành cho những cá nhân muốn theo đuổi để trở thành CEO, CFO hay những chuyên gia về kế toán quản trị khác.


Nên học chứng chỉ CMA
Nên học chứng chỉ CMA

Mức lương được sở hữu ngày càng cao

Khi học chứng chỉ CMA ngoài mong muốn được nâng cao trình độ bạn học còn có những vị trí công việc với số tiền lương hậu hĩnh.

Khi trở thành những chuyên gia sở hữu tấm bằng CMA bạn đừng quá lo lắng về mức lương nhận được! Bởi so với mức lương trung bình của những công việc hay những tâm bằng khác, CMA luôn được đánh giá cao hơn trong cùng một lĩnh vực.

 Kết bài

Trên đây là những thông tin quan trọng về chứng chỉ CMA như CMA là gì, cách thi và học. Hi vọng sau bài viết này, bạn đọc sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về chứng chỉ CMA cũng như lợi ích của nó trong công việc liên quan đến Quản trị kế toán!

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Bình Dương giải "cơn khát" nhà ở cho người thu nhập thấp bằng 3.000 căn NOXH

Dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi: Đỏ mắt tìm chủ đất để bồi thường giải phóng mặt bằng

TS. Nguyễn Văn Đính: Đang có hiện tượng độc quyền nguồn cung nhà ở

TP. HCM: Siêu dự án phức hợp gần tỉ USD của "ông lớn" Lotte đã có phương án kiến trúc

Quảng Nam: Khu đô thị xanh Anvie rục rịch tái khởi động sau nhiều biến cố

Tin mới cập nhật

Đất DHT là gì? Người dân có nên đầu tư vào đất DHT hay không?

15 giờ trước

Đất TSC là gì? Đất TSC có được cấp sổ đỏ hay không?

18 giờ trước

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

22 giờ trước

Giá là tác nhân chính khiến người mua nhà phía Nam ngại “xuống tiền”

22 giờ trước

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

22 giờ trước