meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chuyên ngành ngoại ngữ là gì? Sinh viên học ngành này ra làm gì?

Thứ năm, 27/10/2022-16:10
Ngành ngoại ngữ là một trong những ngành rất được sinh viên yêu thích và theo đuổi vì có tỉ lệ ra trường có việc làm thuộc top cao nhất đồng thời mang lại nhiều cơ hội làm việc đa dạng cho các bạn sinh viên. Vậy chuyên ngành ngoại ngữ là gì? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu xem sinh viên học ngành ngoại ngữ ra trường làm gì nhé!

Giải đáp về chuyên ngành ngoại ngữ 

Khái niệm chuyên ngành ngoại ngữ là gì? 

Chuyên ngành ngoại ngữ là một ngành học chuyên nghiên cứu về ngôn ngữ và ứng dụng ngôn ngữ vào trong đời sống hằng ngày ở tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội,…Hiện nay Chuyên ngành ngoại ngữ là một trong những ngành học trên giảng đường đại học rất được sinh viên quan tâm và lựa chọn.

Một số chuyên ngành ngoại ngữ phổ biến nhất hiện nay ở nhiều trường đại học, học viện, cao đẳng như: chuyên ngành Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn, Ngôn ngữ Trung, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn ngữ Ý,… Trong đó, ngôn ngữ Anh vẫn là chuyên ngành được săn đón đồng thời lấy điểm cao nhất vì tầm quan trọng của Anh ngữ. Những lĩnh vực mà các bạn có thể ứng dụng ngôn ngữ tiếng Anh có thể kể đến như là tài chính ngân hàng, nhà hàng khách sạn, quan hệ quốc tế, xuất nhập khẩu, kinh tế,… 


Chuyên ngành ngoại ngữ là gì?
Chuyên ngành ngoại ngữ là gì?

Một số trường đào tạo ngoại ngữ chất lượng nhất hiện nay 

Dựa trên nhu cầu của thị trường hiện nay, với sự hội nhập quốc tế toàn cầu thì ngoại ngữ rất cần thiết, chính vì vậy mà các trường đại học chất lượng đều đã đưa ngôn ngữ vào trong chương trình giáo dục và giảng dạy của mình. Một số ngôi trường chất lượng hàng đầu đào tạo về ngành ngôn ngữ phải kể đến đó là:

  • Đại học Ngoại Thương 
  • Đại học Kinh tế quốc dân
  • Đại học Thương mại
  • Đại học Hà Nội 
  • Đại học Ngoại ngữ 
  • Đại học Mở 
  • Đại học Thăng Long

Trong đó, một số ngôi trường chuyên về kinh tế như Ngoại thương, Kinh tế quốc dân hay Thương mại thì đi chuyên sâu vào ngôn ngữ có liên quan tới lĩnh vực kinh tế nhằm bổ trợ cho các hoạt động nghiệp vụ kinh tế. Còn những ngôi trường lâu năm và nổi tiếng khác về các loại ngoại ngữ như Đại học Hà Nội hay Đại học Ngoại ngữ thì thường tập trung vào học tiếng, nhằm hỗ trợ cho tất cả các hoạt động như biên dịch, phiên dịch, dịch thuật,… Chuyên ngành ngoại ngữ là gì bạn đã hiểu rõ, vậy học chuyên ngành ngoại ngữ ra trường làm gì? 


Các trường đại học đào tạo chuyên ngành ngoại ngữ
Các trường đại học đào tạo chuyên ngành ngoại ngữ

Cơ hội việc làm của sinh viên ngoại ngữ 

Ngoại ngữ là yếu tố thiết yếu hàng đầu trong xu thế hội nhập hóa toàn cầu hiện nay. Vì vậy, cơ hội làm việc tại các ngành nghề cao cũng gắn liền với ngôn ngữ, nhất là tiếng Anh. Từ đây, ta có thể thấy ngôn ngữ rất cần thiết và mang đến nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, đặc biệt là những sinh viên tốt nghiệp ngành ngoại ngữ. 

Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ có thể ứng tuyển vào một số lĩnh vực việc làm cụ thể dưới đây: 

  • Nghiên cứu ngôn ngữ 
  • Phiên dịch, biên dịch, dịch thuật trong các công ty và cơ quan ngoại giao, cơ quan truyền thông,… 
  • Giảng dạy ngoại ngữ tại các trường, các trung tâm ngoại ngữ,… 
  • Làm hướng dẫn viên du lịch 
  • Chuyên viên tư vấn tại các công ty du lịch, lữ hành và nhà hàng – khách sạn lớn 
  • Công nghệ thông tin về thiết lập code hay lập trình máy tình,… 

Cơ hội việc làm của chuyên ngành ngoại ngữ không hề thiếu, nhưng ngoài kĩ năng về ngôn ngữ thì các bạn vẫn khuyến khích có thêm một bằng tốt nghiệp ở ngành nghề khác nữa. Điều này có thể bổ trợ cho bạn trong công việc được tốt hơn. 


Cơ hội việc làm của sinh viên ngoại ngữ
Cơ hội việc làm của sinh viên ngoại ngữ

Những việc làm cho sinh viên học chuyên ngành ngoại ngữ là gì

Phiên dịch viên

Phiên dịch viên là ngành nghề mà ai khi nhắc tới ngành ngôn ngữ đều nhắc tới công việc này. Đây là một công việc đầy lý tưởng cho sinh viên ngoại ngữ theo đuổi trong xu thế toàn cầu hóa ngày nay. Phiên dịch viên thường được chia làm 2 loại là dịch nói và dịch viết. 

Đối với dịch nói, các phiên dịch viên sẽ có 2 nhiệm vụ chính là: 

  • Vị trí thứ ba nhằm phiên dịch ngôn ngữ cho hai đối tượng khác quốc gia
  • Hỗ trợ công tác cho các cấp lãnh đạo, các quản lý khi gặp đối tác ngoại quốc 

Để làm tốt được công việc này, các bạn phiên dịch viên nói cũng cần phải lưu tâm tới các điều sau: 

  • Nghiên cứu kỹ chủ đề cần được phiên dịch trước buổi gặp 
  • Làm việc trước theo cặp 1-1 đối với từng bên cần phiên dịch để tạo sự kết nối
  • Tốc ký và quan sát nét mặt của đối phương là yếu tố mà các phiên dịch viên cần nắm bắt 

Đối với dịch viết thì biên dịch viên sẽ có nhiệm vụ chính là: 

  • Dịch thuật, thông dịch văn bản, tài liệu nước ngoài,… 
  • Hỗ trợ công tác cho các cấp lãnh đạo và các quản lý khi gặp đối tác ngoại quốc 

Giảng viên, giáo viên ngoại ngữ 

Giảng viên, giáo viên ngoại ngữ cũng là một trong những công việc rất được ưa chuộng và có giá trị cao đối với nền giáo dục Việt Nam. Môi trường làm của các ngành nghề này nhìn chung được coi là một môi trường sư phạm nhưng đa dạng về địa điểm và loại hình hơn. Bạn có thể xin ứng tuyển vào các trường học hay các trung tâm ngoại ngữ để làm trợ giảng hoặc giảng viên. 

Để có thể thực hiện tốt được công tác giảng dạy của mình thì ngoài yếu tố về kỹ năng chuyên môn và trình độ về ngoại ngữ, bạn cũng cần phải có khả năng giảng dạy và cách thức truyền đạt tốt cho các thế hệ học sinh, sinh viên. Chính vì vậy, các bạn sinh viên nếu sau khi ra trường muốn làm giảng viên thì cần phải học lên cao học để lấy bằng thạc sĩ. 


Làm giảng viên, giáo viên ngoại ngữ
Làm giảng viên, giáo viên ngoại ngữ

Viết content nước ngoài 

Viết content nước ngoài là một trong những công việc mới mẻ nhưng cũng khá thú vị cho các bạn yêu thích viết lách. Nhiệm vụ chủ yếu của nghề này chính là:

  • Nghiên cứu đề tài, thông tin xoay quanh chủ đề content đang muốn viết 
  • Viết nội dung cho đề tài bạn lựa chọn sao cho phù hợp nhất có thể 
  • Sử dụng các ngôn ngữ để đa dạng hóa sản phẩm 

2.4. Hướng dẫn viên du lịch 

Hướng dẫn viên du lịch là ngành nghề có tiêu chuẩn rất cao và gần như bắt buộc phải có ngoại ngữ. Vì hướng dẫn viên sẽ là người tiếp xúc với nhiều người nước ngoài thậm chí còn nhiều hơn người dân địa phương nên để có thể hướng dẫn trơn tru và dẫn được các tour du lịch nước ngoài thì bắt buộc phải có tiếng Anh bổ trợ. 

Những cơ hội khi xin việc với sinh viên học chuyên ngành ngoại ngữ là gì? 

Một số lợi ích to lớn khi xin việc với tấm bằng ngoại ngữ là: 

Mức lương cao hơn

Nhìn chung, các công việc đi kèm yếu tố ngoại ngữ thường có mức lương cao hơn, ít nhất là khoảng 7 triệu/tháng. Do vậy, nhờ ngôn ngữ mà các bạn có thể kiếm được thu nhập cao hơn và hậu hĩnh hơn cùng với đó là các chế độ ưu đãi và thưởng cho nhân viên có năng lực xuất sắc tốt hơn.

Cơ hội thăng tiến trong việc 

Khi bạn đã có năng lực về ngoại ngữ, bạn sẽ được trọng dụng hơn những người không có ngoại ngữ và cơ hội thăng tiến trong việc của bạn cũng dễ dàng hơn vì được tiếp cận với môi trường làm việc quốc tế. 


Có cơ hội thăng tiến trong công việc
Có cơ hội thăng tiến trong công việc

Cơ hội làm việc tại nước ngoài 

Bạn sẽ có những cơ hội làm việc tại nước ngoài khi có ngôn ngữ làm hành trang cho chính mình. Vì thế nếu bạn có năng lực giỏi cùng với việc thành thạo áp dụng ngôn ngữ thì bạn cần phải trau dồi ngôn ngữ mới cho mình mỗi ngày nhé. 

Tổng kết 

Trên đây là những thông tin về chuyên ngành ngoại ngữ là gì và các cơ hội khi học chuyên ngành này. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có một cái nhìn cụ thể hơn về chuyên ngành này và lựa chọn ngành học sao cho phù hợp. Chúc các bạn thành công với ngành học của mình.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Bình Dương giải "cơn khát" nhà ở cho người thu nhập thấp bằng 3.000 căn NOXH

Dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi: Đỏ mắt tìm chủ đất để bồi thường giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

15 giờ trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

15 giờ trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

15 giờ trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

15 giờ trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

15 giờ trước