meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chuyên gia dự báo xuất khẩu tôm sang các thị trường sẽ phục hồi từ quý 2/2024

Thứ hai, 27/11/2023-16:11
Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, kim ngạch xuất khẩu tôm trong tháng 10/2023 đạt 318 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước đã giảm 12%. Dù chưa thoát khỏi tăng trưởng âm nhưng mức giảm cũng đã dần thu hẹp qua các tháng.

Theo Tạp chí điện tử Thương hiệu & Sản phẩm, thời gian gần đây, ngành tôm Việt Nam tiếp tục ghi nhận nhiều tín hiệu khởi sắc cả về giá nguyên liệu và hoạt động xuất khẩu.

Theo số liệu của WiGroup, giá tôm thẻ chân trắng trong 4 tháng qua có xu hướng tăng mạnh. Tính đến ngày 23/11, giá tôm thẻ chân trắng được ghi nhận trung bình ở mức 98.700 đồng/kg, so với mức đáy trong 2 năm qua (được thiết lập vào tháng 7) đã phục hồi 20%. Trong cùng giai đoạn, giá tôm sú ghi nhận mức phục hồi chậm hơn với khoảng 13%, lên mức trung bình 176.000 đồng/kg.

Chuyên gia dự báo xuất khẩu tôm sang các thị trường sẽ phục hồi từ quý 2/2024
Thời gian gần đây, ngành tôm Việt Nam tiếp tục ghi nhận nhiều tín hiệu khởi sắc cả về giá nguyên liệu và hoạt động xuất khẩu. Ảnh minh họa

Những tín hiệu từ thị trường cho thấy, hoạt động tiêu thụ tôm đã dần được cải thiện. Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, kim ngạch xuất khẩu tôm trong tháng 10/2023 đạt 318 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước đã giảm 12%. Dù chưa thoát khỏi tăng trưởng âm nhưng mức giảm cũng đã dần thu hẹp qua các tháng.

Thời điểm hiện tại vẫn chưa có số liệu về kim ngạch xuất khẩu sang từng thị trường trong tháng 10/2023. Tuy nhiên, theo số liệu trong tháng 9 của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP), nhiều thị trường có tín hiệu tích cực như Mỹ, Australia, Canada, Bỉ, Đài Loan, mức tăng trưởng cao nhất là 54%. Đáng chú ý, thị trường Mỹ đã tăng trưởng dương tháng thứ 3 liên tiếp. Trong tháng 9/2023, xuất khẩu tôm sang Mỹ đã tăng trưởng cao nhất so với 2 tháng liền trước, so với cùng kỳ năm 2022 tăng 23%.

Chuyên gia dự báo xuất khẩu tôm sang các thị trường sẽ phục hồi từ quý 2/2024
Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, kim ngạch xuất khẩu tôm trong tháng 10/2023 đạt 318 triệu USD. Ảnh: Doanhnhan.vn

Theo VASEP, loạt tín hiệu tích cực hơn từ các thị trường như Mỹ, Canada và Australia cho thấy, nhu cầu tôm chế biến sâu có xu hướng tăng vào thời điểm cuối năm. Dự kiến, xuất khẩu tôm Việt Nam trong những tháng cuối năm sẽ tích cực hơn so với nửa đầu năm.

Liên quan đến vấn đề này, ông Hồ Quốc Lực - Chủ tịch HĐQT Thực phẩm Sao Ta (mã chứng khoán: FMC) nhận định, thị trường sẽ thực sự bước vào giai đoạn phục hồi từ quý 2/2024, nhưng tốc độ chậm hơn. Nếu muốn phục hồi mạnh mẽ, thị trường còn phụ thuộc nhiều vào sức bật của nền kinh tế thế giới và mức độ kiềm chế lạm phát của các nước. Nếu căng thẳng địa chính trị tại các nước gia tăng, tình hình phục hồi của các ngành đều chậm lại, thậm chí là xấu đi.

Nhu cầu được dự báo tăng lên trong khi nguồn cung tại những nước sản xuất tôm lớn bị thu hẹp trở thành những nguyên nhân chính khiến giá tôm xuất khẩu cũng như nguyên liệu được kỳ vọng tiếp tục tăng lên. Công ty chứng khoán FPTS dự báo, nguồn tôm từ các nước lớn sẽ thu hẹp trong nửa đầu năm sau. Vì thế, nhu cầu tôm sẽ bắt đầu phục hồi từ quý 2/2024.

Tín hiệu mừng từ thị trường Mỹ và Trung Quốc

Theo ông Tạ Hoàng Nhiệm - Chủ tịch Hiệp hội tôm tỉnh Bạc Liêu, giá tôm tăng là một tín hiệu đáng mừng. Ông Nhiệm kỳ vọng, nhu cầu sử dụng lớn sẽ giúp thị trường cuối năm tiếp tục tăng lên. Tuy nhiên, nhiều hộ nông dân sợ thua lỗ nên thời gian qua đã treo ao hoặc nuôi thả ít, một số lại cắt bán tôm cỡ nhỏ nên giờ không có tôm để bán.

Trong khi đó, theo ông Phạm Quang Huy - Tham tán nông nghiệp Thương vụ Việt Nam tại Mỹ, thị trường dù đi xuống nhưng sức mua tôm tại thị trường Mỹ đang dần phục hồi, kỳ vọng sớm khởi sắc trong năm tới. Để phát triển xuất khẩu tôm vào thị trường này, ông Huy đề nghị các doanh nghiệp trong nước cần tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị, từ khâu ươm giống, sản xuất, chế biến và phân phối cho đến tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng nên liên kết với các đối tác quốc tế, nâng cao chất lượng tôm giống.

Chuyên gia dự báo xuất khẩu tôm sang các thị trường sẽ phục hồi từ quý 2/2024
Xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) từ tháng 6 năm nay đã tăng so với cùng kỳ. Ảnh minh họa

Cũng theo ông Huy, các đơn vị cần tập trung phát triển các loài tôm bản địa với tính đặc trưng mà các đối thủ cạnh tranh không có. Đồng thời, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, thực hiện giám sát toàn bộ chuỗi sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm và nâng cao tính minh bạch; phát triển các mô hình nuôi tôm giúp hạ giá thành sản phẩm, tiệm cận với giá của các đối thủ cạnh tranh; tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn sản xuất, an toàn thực phẩm, ghi nhãn, đăng ký các tiêu chuẩn về môi trường, lao động, nguồn gốc xuất xứ. Ngoài ra, cần lưu giữ đầy đủ hồ sơ quá trình sản xuất, chế biến để truy xuất thông tin và phục vụ các đợt thẩm tra tại chỗ của các cơ quan chức năng Mỹ.

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) từ tháng 6 năm nay đã tăng so với cùng kỳ, cụ thể là tăng 16% và đạt 67 triệu USD. Trong cơ cấu xuất khẩu, tôm chân trắng chiếm đến 54,9%, tiếp đến là tôm sú với 25,3%, còn lại là các loại tôm khác. Giá trị xuất khẩu tôm chân trắng cùng với tôm sú sang Trung Quốc và Hồng Kông trong nửa đầu năm nay ghi nhận mức tăng lần lượt 1% và 30% so với cùng kỳ. Trong số đó, giá trị xuất khẩu tôm chân trắng chế biến tăng mạnh nhất ở mức 66%; tiếp đến là xuất khẩu tôm sú chế biến và tôm sú nguyên liệu đông lạnh lần lượt ở mức 55% và 29%. Đặc biệt, xuất khẩu tôm khô ghi nhận mức tăng mạnh lên đến 3 con số với 583%.

Giá trung bình tôm chân trắng của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường tỷ dân trong nửa đầu năm dao động trong khoảng 4,9-7,9 USD/kg; giá trung bình tôm sú dao động từ 8,2-13,8 USD/kg. Số liệu của Hải quan Trung Quốc cho thấy, lượng nhập khẩu tôm nước ấm của Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2023 đã tăng 49% so với cùng kỳ, lên mức 502.669 tấn. Tổng giá trị nhập khẩu đạt 2,84 tỷ USD, tăng 29%. Dù nền kinh tế phục hồi chậm chạp sau đại dịch, nhu cầu tôm của Trung Quốc vẫn luôn ở mức cao.

 

Theo: taichinh.kinhtechungkhoan.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Tin mới cập nhật

Hà Nội triển khai 7 dự án giải phóng mặt bằng các khu nhà gỗ tại quận trung tâm

15 giờ trước

Khó hiện thực hóa mục tiêu xây 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025

15 giờ trước

Nhà vườn rủ nhau bán hoa Tết online: Tiết kiệm, hiệu quả và chủ động đầu ra

15 giờ trước

Lượng nhà đầu tư “lướt sóng” trong năm 2024 tăng gấp 6 lần 2023

15 giờ trước

Lời đề nghị 1 tỷ USD của Apple không đủ để gỡ bỏ lệnh cấm bán iPhone 16 tại Indonesia

15 giờ trước