meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chuyên cơ cá nhân - dịch vụ hàng không dành cho giới nhà giàu tại Việt Nam

Thứ hai, 14/03/2022-10:03
Từ lâu, làn sóng mua máy bay riêng đã và đang lan toả khắp giới tài phiệt châu Á. Chuyên cơ cá nhân được coi làm một dịch vụ xa xỉ được khắp các nhà tài phiệt ưa thích và nhu cầu ngày một tăng cao

Chuyên cơ riêng (private jet) hiện đang bùng nổ và trở thành một dịch vụ được tầng lớp kinh doanh và giới siêu giàu ưa chuộng. Được biết nhu cầu tăng cao gần đây là do tác động bởi đại dịch Covid-19 toàn cầu, khi du khách tìm kiếm và lựa chọn những phương án thay thê khác cho các chuyến bay thương mại

Chuyên cơ cá nhân - dịch vụ hàng không dành cho giới nhà giàu tại Việt Nam - ảnh 1

Đại dịch tác động không hề nhỏ tới cục diện toàn thế giới trong mọi lĩnh vực, đây là lúc giới siêu giàu tìm kiếm cho mình những dịch vụ riêng tư nhất nhằm bảo vệ sự an toàn của bản thân khỏi đại dịch đang diễn biến căng thẳng hiện nay.

Theo Globe Air, máy bay tư nhân giúp giảm thiểu tới 30 lần khả năng bị lây nhiễm và tiếp xúc với nguồn lây so với máy bay dân dụng. Trước tình hình dịch vẫn đang diễn biễn căng thẳng, số liệu của Jet Maintenance Solutions cho thấy rằng số lượng đặt chuyên cơ riêng tăng trưởng ngoan mục vói con số xấp xỉ 400%.

Trung Quốc - đất nước nhiều "biệt thự trên không" nhất châu Á

Chuyên cơ cá nhân - dịch vụ hàng không dành cho giới nhà giàu tại Việt Nam - ảnh 2

Được biết vào năm 2019, thị trường châu Á được ghi nhận ở vị trí thứ ba về doanh thu dịch vụ hàng không tư nhân trên toàn thế giới. Với con số xấp xỉ 1.600 máy bay phản lực đã được đăng ký lưu hành từ các quốc gia trên toàn châu Á. Trong đó, theo báo cáo, Trung Quốc sở hữu tới 18% và đứng đầu tại châu lục này. Đứng thứ hai là Ấn Độ với 9% và theo sau là Ả Rập Saudi ở vị trí thứ ba với mức 7,6%.

Tới tháng 8/2021, theo số liệu cho biết Trung Quốc có tới 288 chiếc máy bay phản lực hàng không đang được khai thác, Ấn Độ nối gót ngay sau quốc gia này với con số 147 chiếc và cuối cùng là Ả Rập Saudi với con số 114 chiếc đang vận hành.

Những năm vừa qua, Trung Quốc vẫn luôn giữ vững phong độ của mình trong cuộc chiến ngầm này khi liên tục sở hữu các tên tuổi của máy bay tư nhân thống trị bầu trời lục địa, khiến đẳng cấp chịu chơi chưa từng bị lung lay.

Sino Jet - công ty quản lý hàng không thương gia, công ty này có hai trụ sở tại Bắc Kinh và Hồng Kông hiện đang là thương hiệu hàng không thương gia phát triển nhanh nhất tại Trung Quốc. Vừa qua, công ty vừa được nhận giải thưởng bởi World Travel Awards khi là Công ty Máy bay tư nhân hàng đầu thế giới năm 2020 & 2021. Sino Jet hiện tại sở hữu tới 50 chiếc máy bay phục vụ dịch vụ chuyên cơ cá nhân, chiếm tới 10% thị phần tại quốc gia này, dàn máy bay của Sino Jet gồm những tên tuổi lớn trong làng máy bay như Boeing BBJ, Airbus ACJ, Gulfstream G650/G650ER, Dassault Falcon 8X và nhiều hãng máy bay lớn khác.

Chuyên cơ cá nhân - dịch vụ hàng không dành cho giới nhà giàu tại Việt Nam - ảnh 3

CEO của Sino Jet - Jenny Lau cho biết rằng hiện nay, giới tài phiệt Trung Quốc không coi máy bay tư nhân là tài sản xa xỉ mà chỉ coi nó là một phương tiện để di chuyển.

Theo Globe Jet Capital cho biết, người dân Trung Quốc đã chi tới gần 13 tỷ USD để mua 255 chiếc chuyên cơ riêng trong 5 năm vừa qua. Con số này cao gấp 4 lần 5 năm trước đó. Hai công ty Mỹ là GulfStream Aerospace và Business Jets được cho là hưởng lợi nhiều nhất từ giới đại gia Trung Quốc.

Công ty môi giới Jet dự đoán số lượng máy bay riêng của Trung Quốc sẽ tăng thêm 1% trong nâm nay, công ty này cũng cho biết khách hàng của họ gần đây đa phần là các hãng công nghệ đang phát triển. Greg Laxton - CEO của Boeing Business Jets cho biết rằng tại Trung Quốc, những chuyên cơ thân rộng với tầm hoạt động xa, chở những phát đoàn lớn thường được chú trọng đặc biệt hơn, 29 trên tổng số 157 máy bay của hãng này đang hoạt động tại Trung Quốc và thị trường này vốn vẫn luôn dẫn đầu khu vực trong 5 năm nay.

Tuy chỉ chiếm tới 7% tổng số chuyên cơ riêng trên toàn thế giới nhưng hiện nay tại châu Á, Trung Quốc vẫn đang là đất nước đứng đầu xu hướng về dịch vụ hàng không thương gia, và được xem là một thị trường tiềm năng khi chứng kiến xu hướng dịch chuyển hưởng thụ ngày một tăng trưởng lớn của tầng lớp thượng lưu và tài phiệt bất chấp bối cảnh đại dịch đang ngày một diễn biến phức tạp và tác động nặng nề vào cục diện kinh tế trên toàn cầu.

Nhiều "đại gia" trong nghành này lại xem đây là một cơ hội lớn, và Trung Quốc là nơi tiềm năng trong tương lai của chuyên cơ riêng và có kế hoạch sẽ sớm bắt đầu rót vốn vào thị trường châu Á này.

Chỗ đứng của dịch vụ hàng không xa xỉ này tại Việt Nam

Chuyên cơ cá nhân - dịch vụ hàng không dành cho giới nhà giàu tại Việt Nam - ảnh 4

Vào ngày 2/3 vừa qua, tập đoàn Sun Group vừa tuyên bố ra mắt hãng hàng không riêng có tên gọi là Sun Air với mục tiêu trở thành hãng hàng không private jet hiện đại với đẳng cấp quốc tế. Hãng có mục tiêu trở thành hãng cung cấp dịch vụ chuyên cơ riêng phân phối toàn cầu, sử dụng loại máy bay có tốc độ cao nhất, tham vọng hướng tới vị trí dẫn đầu trong cuộc đua tốc độ trên cao, rút ngắn bớt thời gian mỗi chặng bay.

Chủ tịch HĐQT của Sun Group - ông Đặng Minh Trường chia sẻ về việc ra mắt hãng hàng không hạng sang trước bối cảnh nghành du lịch thế giới đang ngày càng ưa chuộng hơn những chuyến bay đề cao tính cá nhân hơn sau khủng hoảng nặng nề từ dịch bệnh, ông muốn góp phần khai mở và phát triển phân khúc hạng sang trong nghành hàng không nước nhà - một lĩnh vực đầy tiềm năng ở các quốc gia giàu có trên thế giới.

Sun Air được biết sẽ phát triển nhiều hơn đường bay đưa khách sang trọng tới nhiều thị trường lớn trên toàn cầu, với các dòng máy phản lực như Gulfstrea, 650ER, Gulfstream G700. Đây là dòng máy bay phản lực có tốc độ bay nhanh, tầm bay cao và xa vào hạng nhất nhì thế giới tính tới thời điểm hiện tại. Gulfstream G650ER có sức chứa tối đa lên tới 17 hành khách ngồi hoặc 6 - 8 hành khách ngủ. Gulfstream G700 có thể chứa 21 hành khách ngồi, trang bị giường nằm cho 10 người.

Một trong những điểm nổi bật khác đó là khả năng cung cấp liên tục 100% khí tươi, áp suất cabin thấp ngay cả khi bay trên độ cao tối đa, tạo nên sự yên tĩnh trong cabin, đem đến trải nghiệm thoải mái, khiến hành khách không bị ù tai, mệt mỏi, chóng mặt như các máy bay thông thường.

Chuyên cơ cá nhân - dịch vụ hàng không dành cho giới nhà giàu tại Việt Nam - ảnh 5

Theo lộ tình, từ quý III năm nay, Sun Air sẽ sớm khai thác 2 loại máy bay phản lực thương gia Gulfstream G650ER. Giai đoạn năm 2023 - 2025 dự kiến hãng này sẽ đưa vào vận hàng 4 máy bay Gulfstream G650ER, 1 máy bay Gulfstream G700, 1 trực thăng và 2 thuỷ phi cơ.

Đại diện của hãng cho biết mục tiêu của họ là nhắm tới phân khúc khách hàng là giới thượng lưu có khả năng chi trả cao, với những yêu cầu khắt khe nhất gồm giới doanh nhân, tài phiệt hay các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước khi đi công tác, khảo sát dự án, chữa bệnh, du lịch nghỉ dưỡng.

CEO của Tập đoàn Vista Jet - Thomas Flohr cho biết rằng trong năm 2020, số lượng thành viên mới của Vista jet đã tăng trưởng lên 29%, trong đó châu Á chiếm 18% với tỉ lệ tăng trưởng 108%. Được biết Vista Jet là đơn vị cách mạng hoá chuyên cơ tư nhân toàn cầu, hiện nay công ty này đã bao phủ trên khắp 187 quốc gia.

Ông cho biết rằng châu Á là một khu vực đặc biệt quan trọng, cũng là khu vực chiến lược nhằm tận dụng tối đa ưu thế của chiếc máy bay Global 7500 - máy bay phản lực thương gia duy nhất có 4 không gian sinh hoạt riêng, giúp khách hàng di chuyển trên không với đủ tiện nghi và thoải mái nhất. Ông kỳ vọng sẽ sớm chứng kiến được sự bùng nổ của loại hình máy bay tư nhân tại thị trường Việt Nam ngay khi hàng không quốc tế được mở cửa tại đất nước này.

Chuyên cơ cá nhân - dịch vụ hàng không dành cho giới nhà giàu tại Việt Nam - ảnh 6

Tại Việt Nam, dịch vụ hàng không tư nhân hiện đang nở rộ và tăng trưởng, dần tiến tới việc không còn là sự lựa chọn quá xa lạ. Giống như màn chào sân mới đây của tập đoàn Sun Group trong lĩnh vực này là minh chứng rõ nhất cho việc Việt Nam đang tăng tốc trong cuộc đua tốc độ thượng lâu trên bầu trời.

Được biết trước đó, VSA - Vietstar Airlines đã chính thức ra mắt dịch vụ bay hướng tới hành khách trong phân khúc tầm cao tại Việt Nam vào năm 2019. Vào tháng 7 năm 2020, WorldTrans - công ty thành viên của Viettravel đã gây ấn tượng mạnh với chuyến chuyên cơ riêng bay thẳng từ Mỹ về Việt Nam trong thời đại dịch.

Hai doanh nhân sở hữu chuyên cơ riêng tại Việt Nam được nhiều người biết tới đó là bầu Đức - Chủ tịch HAGL và Chủ tịch tập đoàn Hoà Phát - Trần Đình Long. Được biết, bầu Đức từng sở hữu chiếc máy bay Beechcraft King Air350 có sức chứa tối đa 11 người còn ông Long sở hữu máy bay trực thnawg EC 135P2i với 6 chỗ ngồi. Giá trị hai loại máy bay này ước tính khoảng 5 triệu USD nhưng sau đó có thông tin rằng cả hai đều đã bán đi.

Vào năm 2019, theo Zing cho biết rằng một nguồn tin thân cận với hãng sản xuất máy bay riêng là Dassault Falcon xác nhận rằng có hai doanh nhân quốc tịch Việt Nam đang sở hữu máy bay tư nhân do hãng này sản xuất. Được biết, hai chiếc Falcon 8X và Falcon 2000S đã được bàn giao về Việt Nam vào tháng 12/2018, theo thông tin còn cho rằng có tới tổng cộng 6 chiếc máy bay riêng được sở hữu bởi các doanh nhân người Việt. Ngoài ra còn có 2 chiếc thuốc sở hữu của hãng hàng không Vietstar Airlines.

Thị trường máy bay tư nhân trên thế giới

Chuyên cơ cá nhân - dịch vụ hàng không dành cho giới nhà giàu tại Việt Nam - ảnh 7

Thị trường máy bay tư nhân từ lâu đã được biết đến như một miếng bánh béo bở của Boeing và Airbus. Nhằm phục vụ được những đối tượng khách hàng giàu và siêu giàu đi kèm đó là rất khó tính với những yêu cầu khắt khe thì các nhà sản xuất máy bay lớn thường phát triển thêm các dòng máy bay phiên bản VIP từ những mẫu máy bay bán chạy nhất của mình. Như Boeing có dòng Boeing Business Jet (BBJ) trong khi đó Airbus cho ra mắt dòng máy bay thuộc Airbus Cooperate Jet (ACJ).

Khách hàng đa phần sẽ tìm tới những dòng máy bay như Airbus A320 hoặc Boeing 737 nhưng đối với những "đại gia" chịu chơi, họ thường hướng tới những mẫu máy bay lớn hơn như Boeing 747, Airbus A340 thậm chí là mẫu máy bay mới nhất hiện nay là Boeing 787 và Airbus A350.

Chuyên cơ cá nhân - dịch vụ hàng không dành cho giới nhà giàu tại Việt Nam - ảnh 8

Được biết, hiện nay có tới 300 chiếc chuyên cơ riêng đang vận hành trên khắp thế giới và trong số đó thuộc về các chính phủ, chuyên chở các lãnh đạo quốc giá như Air Force One của Tổng thống Mỹ. Số còn lại được biết thuộc quyền sở hữu của các tập đoàn lớn hoặc những cá nhân siêu giàu.

Richard Gaoan - CEO của Conmux - công ty Thuỵ Sỹ chuyên thiết kế lại các máy bay Boeing và Airbus theo nhu cầu của khách hàng cá nhân hoặc tập đoàn lớn chia sẻ rằng một số người mua máy bay cỡ nhỏ dành riêng cho việc đi công tác ít người và mua máy bay cỡ to để đi du lịch với gia đình và bạn bè.

Theo David Velupilai - Giám đốc marketing của công ABJ cho biết rằng khi các hãng hàng không tư nhân chỉ tập trung vào tính kinh tế và hiệu suất sử dụng máy bay thì những khách hàn gtuw nhân lạ để ý tới chủng loại và khả năng bay, như các lãnh đạo quốc gia thường muốn những chiếc máy bay có thể bay xa mà không bị dừng lại giữa chừng.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Tin mới cập nhật

Chuyên gia: Cần thúc đẩy giãn dân về ngoại thành để giám áp lực giá nhà ở trung tâm

9 giờ trước

Hà Nội sắp thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư

9 giờ trước

HoREA đề xuất giải pháp “mở khóa” nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

9 giờ trước

Nhìn lại những đột phá của công nghệ AI trong năm 2024

9 giờ trước

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

3 ngày trước