Chứng khoán VnDirect ước doanh thu Bách Hóa Xanh có thể tăng 30% trong 6 tháng cuối năm 2022
BÀI LIÊN QUAN
Thế giới Di Động (MWG) chốt quyền trả cổ tức năm 2021 với tỷ lệ 10% bằng tiền mặtMWG bơm gần 14.000 tỷ đồng cho Bách Hóa Xanh để tái cấu trúc công tyTháng 4/2022, doanh thu MWG đạt 11.400 tỷ đồngThế giới di động, Điện Máy Xanh nắm vững được thị phần điện tử tiêu dùng
Có thể thấy, đối với mảng điện tử tiêu dùng thì MWG đã duy trì được vị trí thống lĩnh thị trường với 60% thị phần điện thoại di động và 50% thị trường điện tử. Doanh thu của chuỗi Thế giới di động tiếp tục tăng trưởng nhờ các cửa hàng TopZone giúp gia tăng thị phần từ các sản phẩm của Apple trong khi đó doanh thu từ chuỗi Điện máy xanh trở lại đà tăng trưởng vào năm 2022 khi nhu cầu đối với các sản phẩm điện tử quay trở lại sau giai đoạn bị ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19.
MWG đầy tham vọng qua "con đẻ" AVAKids: Dự kiến mở 200 cửa hàng, trở thành số 1 thị trường về lĩnh vực mẹ & bé
Dù là một trong những thử nghiệm mới của “ông lớn” MWG và AVAKids không phải là người đi tiên phong nhưng MWG không hề che giấu tham vọng xâm chiếm miếng bánh ngon và trở thành bá chủ trong thị trường về lĩnh vực mẹ và bé đầy mới mẻ.Thế giới Di động (MWG) đạt 1 tỷ USD, doanh thu chiếm nửa doanh thu toàn ngành Apple vào năm 2023
Đại diện CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) cho biết: "Người Việt sẽ không còn phải chờ lâu để có thể sở hữu hệ sinh thái Apple chính hãng. Sẽ có những sản phẩm của Apple chỉ có tại đây và cũng nơi đây có hệ sinh thái các sản phẩm đa dạng thỏa mãn được mọi nhu cầu của khách hàng. TopZone và MWG sẽ nỗ lực để trong năm 2023 đạt được mục tiêu đó".6 tháng cuối năm 2022, Bách Hóa Xanh dự kiến tăng trưởng nhanh
Doanh thu trong 4 tháng năm 2022 của chuỗi Bách Hóa Xanh ghi nhận tăng 2% so với cùng kỳ lên mức 8.240 tỷ đồng nhưng doanh thu hàng tháng/cửa hàng (SSS) đã giảm 15% xuống còn 0,97 tỷ đồng. Trong 4 tháng mới chỉ có 460/2.140 cửa hàng được nâng cấp lên không gian mới mà chủ yếu nâng cấp trong tháng 4 với một số thay đổi cốt lõi trong quy trình hoạt động bao gồm: Cơ cấu lại kho dự trữ để loại bỏ những sản phẩm kém hiệu quả cũng như có thể cải thiện được quy trình kiểm soát chất lượng; nâng cấp hệ thống hậu cần; Tối ưu hóa nền tảng quản lý back - end.
Cuối cùng là thay đổi không gian các cửa hàng nhằm tăng thêm không gian trưng bày sản phẩm và kệ hàng đồng thời sắp xếp sản phẩm theo nhóm phù hợp để có thể tăng trải nghiệm của khách hàng trong thời gian mua sắm. Cũng theo dữ liệu vào tháng 4/2022 từ MWG, doanh thu của các cửa hàng với không gian mới của Bách Hóa Xanh cao hơn 10% so với cách bài trí cũ. Các chuyên gia tin rằng sau khi lấy lại niềm tin của người tiêu dùng đối với Bách Hóa Xanh, các cửa hàng được nâng cấp cũng sẽ đạt mức tăng trưởng doanh thu/cửa hàng cao hơn trong nửa cuối năm 2022. Chuyên gia của VnDirect cho rằng doanh thu cửa hàng Bách Hóa Xanh sẽ cải thiện được rõ rệt từ nửa cuối năm 2022, sau khi tất cả các cửa hàng Bách Hóa Xanh được nâng cấp vào tháng 7. Chuyên gia cũng kỳ vọng doanh thu trung bình mỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh có thể tăng 30% so với 6 tháng đầu năm để đạt mức khoảng 1,39 tỷ đồng/cửa hàng trong nửa cuối năm 2022.
Chuỗi bán lẻ dược phẩm An Khang tiếp tục mở rộng quy mô
Hiện nay, thị trường dược phẩm Việt Nam đang còn nhiều tiềm năng để phát triển. Tính đến tháng 6/2022, tổng số cửa hàng của các chuỗi bán lẻ dược phẩm hiện đại lớn (với số lượng hơn 50 cửa hàng) chỉ tương đương gần mức 4% tổng số cửa hàng bán lẻ dược phẩm tại Việt Nam đã cho thấy được tiềm năng phát triển các chuỗi bán lẻ dược phẩm hiện đại trong giai đoạn sắp tới. Chính vì thế, sau thời gian 3 năm thăm dò thị trường dược thì MWG đã quyết định nâng tỷ lệ sở hữu chuỗi An Khang từ 49% lên 100% vào cuối năm 2021 để có thể mở rộng chuỗi này từ năm 2022. Tính đến hết tháng 4/2022, số lượng của nhà thuốc An Khang đạt 250 cửa hàng (từ mức 178 cửa hàng vào cuối năm 2021) với mức doanh thu hàng tháng khoảng 0,75 tỷ đồng cho các cửa hàng độc lập và 0,45 tỷ đồng cho các cửa hàng gắn liền với Bách Hóa Xanh. Nhóm chuyên gia cũng đặt kỳ vọng số lượng cửa hàng của An Khang đạt 811/1411 vào cuối năm 2022/2023 đóng góp 2.618 tỷ đồng/7.178 tỷ đồng vào tổng doanh thu của MWG vào năm 2022/2023.
Chuỗi cửa hàng bán lẻ Mẹ và Bé AVAKids chuyển sang giai đoạn mở rộng thứ hai
Được biết, sau giai đoạn thử nghiệm đầu tiên kể từ tháng 1/2022, kết quả của chuỗi AVAKids (bán lẻ Mẹ và Bé) khá khả quan khi doanh thu hàng tháng trên mỗi cửa hàng AVAKids có thể đạt đến 2 tỷ đồng, trong đó doanh thu trực tuyến chiếm từ 25 - 30%. Và vào ngày Quốc tế thiếu nhi ngày 1/6/2022, số lượng cửa hàng của AVAKids đã lên đến con số 50 đã đánh dấu bước tiến đến giai đoạn 2 thử nghiệm AVAKids trên quy mô lớn hơn. AVAKids cũng sẽ tiếp tục mở rộng tại Thành phố Hồ Chí Minh trước khi tiến ra các tỉnh miền Đông và miền Tây và có thể sẽ tiến vào thị trường nông thôn.
MWG đã đặt mục tiêu đạt 200 cửa hàng AVAKids vào cuối năm 2022 và tiếp tục sẽ mở rộng chuỗi này trong thời gian 2 năm tới cho đến năm 2023 để trở thành nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam về số lượng cửa hàng và doanh thu trên thị trường mẹ và bé. Và với kế hoạch trên thì theo nhóm các chuyên gia VnDirect trước mắt MWG sẽ tập trung nguồn lực cho chuỗi Bách Hóa Xanh cũng như chuỗi An Khang hơn là mở rộng mạnh mẽ AVAKids.
MWG là tên viết tắt của Mobile World Investment Corporation - đây chính là tên giao dịch đối ngoại của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động. Có thể thấy, MWG cũng chính là tên của công ty, đơn vị chủ quản đang đứng sau vận hàng các chuỗi bán lẻ hàng đầu Việt Nam như Thế giới di động, Điện Máy Xanh, An Khang, 4K Farm (là Chi nhánh Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao của Bách hóa XANH) tại nước bạn Cambodia. Bên cạnh đó, MWG còn là mã chứng khoán của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới di động trên sàn giao dịch.