meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chứng khoán Việt Nam được nhận định là 1 trong 3 thị trường chứng khoán “nóng” nhất Đông Nam Á năm 2022

Thứ tư, 06/04/2022-17:04
Các ngân hàng đầu tư hàng đầu Phố Wall cho rằng, căng thẳng chính trị trên khắp thế giới đang leo thang, song các thị trường Đông Nam Á có thể mang lại sự an toàn cho các nhà đầu tư.

Việt Nam - Ngôi sao đang lên trong vài năm qua

Theo nhận định của các ngân hàng đầu tư hàng đầu Phố Wall, từ đầu năm nay, căng thẳng địa chính trị gia tăng khiến chứng khoán thế giới có nhiều biến động, nhưng thị trường Đông Nam Á có thể mang lại cho nhà đầu tư một sự an toàn tương đối.

Theo đó, vào thời điểm bước sang quý 2/2022, hãng tin CNBC đã có cuộc trao đổi với các nhà phân tích đến từ Goldman Sachs và JPMorgan Chase Asset Management về lựa chọn hàng đầu của họ trong số các thị trường chứng khoán ở Đông Nam Á năm nay.

Trong đó, ông Desmond Loh, Giám đốc danh mục đầu tư tại JPMorgan Asset Management, đánh giá cao thị trường Việt Nam, coi Việt Nam là "ngôi sao trong những năm vừa qua" về khả năng hồi phục và tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, ông nhấn mạnh Việt Nam là một trong số ít nền kinh tế trên thế giới có tốc độ tăng trưởng tích cực trong suốt giai đoạn dịch Covid-19.

Để tận dụng tăng trưởng tích cực đó của Việt Nam, JPMorgan Asset Management xác định đầu tư ủy quyền vào ngành hàng tiêu dùng chất lượng cao và khối ngành ngân hàng, nhưng không cho biết cụ thể đó là những cổ phiếu nào.


Việt Nam thuộc top 3 điểm đến đầu tư "nóng nhất" Đông Nam Á 
Việt Nam thuộc top 3 điểm đến đầu tư "nóng nhất" Đông Nam Á 

Ngành ngân hàng Indonesia hấp dẫn nhờ chuyển đổi số

Chiến lược gia trưởng về chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương của Goldman Sachs, ông Timothy Moe nhận định, trong suốt 1 thập kỷ qua chứng khoán Đông Nam Á đã ở trong tình trạng kém khả quan và "gần như bị giới đầu tư toàn cầu bỏ qua". Tuy nhiên, Indonesia gần đây nổi lên như một sự lựa chọn hàng đầu ở Đông Nam Á của các ngân hàng Phố Wall.

“Về Indonesia, chúng tôi lạc quan về cổ phiếu ngân hàng, vì phần đông dân số nước này vẫn chưa có tài khoản ngân hàng hoặc còn ít tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng”, nhà quản lý danh mục Desmond Loh của JPMorgan Asset Management phát biểu.

Ngoài ra, ông Desmond Loh còn tiết lộ rằng đơn vị này xác định đầu tư vào khu vực tư nhân hàng đầu và cả ngân hàng quốc doanh của Indonesia vì họ đã chủ động thúc đẩy việc áp dụng chuyển đổi số để tăng tốc độ tiếp cận tài chính.

Để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế kỹ thuật số, vào ngày 28/3, Tổng thống Indonesia Joko Widodo  cho biết nước này đặt mục tiêu có tới 20 triệu doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) tham gia vào thương mại điện tử trong năm 2022. Con số này dự kiến sẽ tăng lên 24 triệu vào năm 2023 và 30 triệu vào năm 2024. 


Indonesia gần đây nổi lên như một sự lựa chọn hàng đầu ở Đông Nam Á của các ngân hàng Phố Wall
Indonesia gần đây nổi lên như một sự lựa chọn hàng đầu ở Đông Nam Á của các ngân hàng Phố Wall

Trong khi đó, Bộ trưởng Điều phối Các vấn đề kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto cho biết nền kinh tế kỹ thuật số của nước này đang đứng đầu Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với 70 tỷ USD, tương đương 40% của khu vực, và dự kiến tăng lên 146 tỷ USD vào năm 2025.

Theo đại diện JPMorgan Asset Management, giá hàng hóa tăng mạnh cũng có lợi cho doanh thu xuất khẩu của Indonesia cũng như cán cân thương mại của quốc gia này. 

Sau khi chiến sự Nga - Ukraine nổ ra vào cuối tháng 2 đã khiến giá hàng hóa toàn cầu tăng vọt. Nga là một quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn trên thế giới, trong khi Ukraine là một cường quốc xuất khẩu lúa mì và ngô. 

Đáng chú ý, thị trường dầu thô đã liên tục "tăng nhiệt", thậm chí có thời điểm chứng kiến giá dầu vượt mốc 130 USD/thùng sau chiến sự Nga - Ukraine nổ ra. Tính từ đầu năm đến ngày 4/3 theo giờ giao dịch châu Á, giá dầu thô Brent giao kỳ hạn đã tăng hơn 30%.

Ngoài Indonesia, Singapore cũng là thị trường ở Đông Nam Á khác mà Goldman Sachs đánh giá cao. Ông Timothy Moe, chiến lược gia trưởng về thị trường chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương tại Goldman Sachs cho hay, có 3 lý do chính khiến ngân hàng đầu tư này ưa thích Indonesia và Singapore đó là: Thứ nhất, đà tăng trưởng kinh tế được cải thiện sau thời kỳ đại dịch. Thứ hai, ngành ngân hàng đóng góp tỷ trọng lớn trong các chỉ số chứng khoán của 2 quốc gia này. Cuối cùng, các ngân hàng ở hai quốc gia này sẽ được hưởng lợi khi chính sách tiền tệ chuyển hướng thắt chặt hơn và lãi suất tăng lên. Ngoài ra, việc các công ty kinh tế số xuất hiện ngày càng nhiều trong các chỉ số chứng khoán của Indonesia và Singapore cũng là tín hiệu tích cực cho đầu tư.


Singapore cũng là thị trường ở Đông Nam Á khác mà các chuyên gia đánh giá cao
Singapore cũng là thị trường ở Đông Nam Á khác mà các chuyên gia đánh giá cao

Chỉ số Jakarta Composite của chứng khoán Indonesia năm nay đã tăng hơn 7%. Chỉ số Việt Nam tăng khoảng 1% và Straits Times Index của Singapore tăng hơn 9%. Trong khi đó, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương không bao gồm Nhật Bản giảm 6%. Chỉ số S&P 500 của chứng khoán Mỹ giảm 4,6%, trong khi Stoxx 600 của chứng khoán châu  u giảm khảng 6%.

Nơi trú ẩn khỏi căng thẳng địa chính trị

Những tuần gần đây, các nhà đầu tư toàn cầu đã phải đối mặt với nhiều mối lo, từ việc giá hàng hóa cơ bản tăng vọt do xung đột vũ trang Nga-Ukraine cho tới môi trường lãi suất tăng khi các ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) khởi động cuộc chiến chống lại sự leo thang của lạm phát.

Trong bối cảnh đó, ông Loh cho rằng, thị trường Đông Nam Á "tương đối miễn nhiễm" với sự gia tăng của căng thẳng chính trị ở châu  u, bởi Nga và Ukraine chỉ chiếm chưa đầy 1% xuất khẩu của khu vực.

“Rủi ro địa chính trị leo thang đang đẩy cao giá hàng hoá cơ bản, có lợi cho sức mạnh của thị trường chứng khoán các nước xuất khẩu nguyên vật liệu thô trong ASEAN”, nhà phân tích này cho hay.

Chứng khoán Việt Nam được nhận định là 1 trong 3 thị trường chứng khoán “nóng” nhất Đông Nam Á năm 2022 - ảnh 4

Giới đầu tư toàn cầu đang rục rịch điều chỉnh danh mục trong những tuần gần đây trước dự báo rằng Fed sẽ mạnh tay thắt chặt chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, các nhà phân tích trên cho rằng sự ảnh hưởng đến Đông Nam Á sẽ nhỏ hơn so với trước đây.

“Chúng tôi không cho là sẽ có sự tháo chạy của các dòng vốn khỏi ASEAN như những gì đã xảy ra vào năm 2013”, ông Loh nói. 

Phần lớn các quốc gia ở Đông Nam Á, ngoại trừ Singapore, đến nay đều chưa thắt chặt chính sách tiền tệ. Đó là do tình hình lạm phát trong khu vực nhìn chung ít căng thẳng hơn so với ở các nền kinh tế phát triển phương Tây.

Theo ông Moe, các nền kinh tế Đông Nam Á hiện nay đã vững vàng hơn so với trong những chu kỳ trước kia. Đặc biệt, vị chuyên gia nhấn mạnh rằng cán cân thanh toán của các nước trong khu vực đã cải thiện và đồng tiền của các nước này đang được định giá hấp dẫn. 
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

8 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

8 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

8 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

8 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

1 ngày trước