meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chứng khoán Mỹ giảm điểm sau tuần thăng hoa, Dow Jones rớt hơn 200 điểm

Thứ ba, 15/11/2022-11:11
Chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên giao dịch đầu tuần sau khi bật tăng mạnh mẽ trong tuần trước, trong bối cảnh nhà đầu tư nghiên cứu những thông tin doanh nghiệp và kinh tế.

Theo Doanh nghiệp và Kinh doanh, thị trường chứng khoán Mỹ trong phiên giao dịch ngày 14/11 đóng cửa trong sắc đỏ sau khi tăng mạnh mẽ trong tuần trước. Cụ thể, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones rớt 211 điểm, tương đương 0,63%, và kết phiên ở gần 33.5347 điểm. Chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite lần lượt giảm 0,89% và 1,12%. Thị trường biến động xanh - đỏ thất thường trong ngày rồi giảm sút sau khi gần đến thời gian đóng cửa.


Dow Jones đang diễn biến khả quan hơn hai chỉ số còn lại
Dow Jones đang diễn biến khả quan hơn hai chỉ số còn lại

Các chỉ số chịu áp lực khi giao dịch tuần mới bắt đầu sau phát biểu hôm Chủ nhật (13/11) của một trong 7 Thống đốc của Fed, ông Christopher Waller. Theo đó, ông Waller cho rằng mức cao nhất của lãi suất quỹ liên bang - công cụ chính sách chủ yếu của Fed hiện vẫn còn cách khá xa mức này.

Giá cổ phiếu cũng giảm sút mạnh sau khi tờ New York Times và Wall Street Journal dẫn nguồn tin riêng cho biết tập đoàn thương mại điện tử Amazon có thể sẽ cho nghỉ việc khoảng 10.000 lao động trong tuần này. Giá cổ phiếu Amazon theo đó đã đóng cửa ở mức giảm 2,3%.

Cùng thời điểm với thông tin về Amazon, chi nhánh Fed tại New york cũng công bố kết quả một cuộc khảo sát cho thấy kỳ vọng lạm phát trong tháng 12 và 36 tháng tới của người tiêu dùng tăng lần lượt từ 5,4% và 2,9% trong tháng 9 lên 5,9% và 3,1% vào tháng 10.


Hầu hết thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa phiên 14/11 trong sắc đỏ
Hầu hết thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa phiên 14/11 trong sắc đỏ

Các chỉ số chứng khoán đã tăng từ đáy của phiên giao dịch sau khi bà Lael Brainard, Phó Chủ tịch Fed trả lời phỏng vấn rằng Ngân hàng trung ương Mỹ có thể sẽ sớm giảm nhịp độ tăng lãi suất.

Theo ông Chris Hussey, một giám đốc điều hành của Goldman Sachs nhận định, tuần này là vùng trũng thông tin do thị trường đã qua mùa cao điểm công bố báo cáo tài chính cũng như qua đợt công bố số liệu kinh tế cuối tháng và cuối quý, trong khi mùa mua sắm cuối năm vẫn chưa tới và còn 7 tuần nữa mới bước sang năm 2023.

“Sau khi số liệu CPI đáng khích lệ vào thứ Năm tuần trước được công bố, các thị trường đang đánh giá bức tranh triển vọng vĩ mô, khả năng lạm phát đã đạt đỉnh, con đường lãi suất trong thời gian tới, cũng như nguy cơ suy thoái”, ông Chris Hussey nói.

Trong tuần trước, chỉ số S&P 500 đã bật tăng 5,9% qua đó đánh dấu tuần tích cực nhất kể từ tháng 6 năm nay. Các nhà đầu tư phấn khởi nhờ tỷ lệ lạm phát giá tiêu dùng tháng 10 khả quan hơn so với dự báo đồng thời là mức thấp nhất kể từ đầu năm 2022. Việc lạm phát hạ nhiệt đã làm tăng khả năng Fed sớm giảm nhịp độ thắt chặt tiền tệ.

Trong tuần này sẽ tiếp tục mùa báo cáo kết quả kinh doanh, tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp bán lẻ như Walmart, Home Depot, Target, Lowe’s, Macy’s và Kohl’s.

Giá dầu lao dốc vì Covid ở Trung Quốc

Tại thị trường London, giá dầu thô Brent giao sau giảm 2,85 USD/thùng, tương đương giảm 3%, còn 93,14 USD/thùng. Giá dầu WTI cũng ghi nhận giảm 3,09 USD/thùng, tương đương giảm 3,47%, còn 85,87 USD/thùng. Trước đó, giá dầu Brent tăng 1,1% và giá dầu WTI tăng 2,9% trong phiên ngày thứ Sáu.

Giá dầu trong phiên giao dịch đầu tuần đã chịu áp lực giảm cùng lúc từ đồng USD mạnh lên và số ca nhiễm Covid-19 tại Trung Quốc tăng mạnh. Sự bùng dịch này đã làm suy yếu những kỳ vọng về việc quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới sẽ sớm mở cửa trở lại.

Cụ thể, chỉ số Dollar Index đo sức mạnh đồng USD so với 6 đồng tiền chủ chốt khác đã tăng 0,6%, đạt gần 106,9 điểm.

Mới hôm thứ Sáu tuần trước, giá hàng hóa cơ bản trong đó bao gồm cả dầu thô đã tăng mạnh sau khi Uỷ ban Y tế Quốc gia Trung Quốc điều chỉnh những quy định về phòng chống dịch, gồm việc rút ngắn thời gian đối với các trường hợp tiếp xúc gần với những ca nhiễm và người nhập cảnh. Tuy nhiên, số ca nhiễm mới tại Trung Quốc đã tăng mạnh trở lại trong cuối tuần qua, khi Bắc Kinh cùng một số thành phố lớn đều báo cáo số ca nhiễm mới kỷ lục.

Nhà quản lý quỹ John Kilduff của Again Capital nhận định: “Làn sóng lây nhiễm mới này sẽ chỉ dẫn tới thêm những cuộc phong tỏa trong ngắn hạn đối với Trung Quốc, và sẽ không có lợi cho giá dầu”.

Trong một báo cáo công bố ngày 14/11 cho biết, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu năm 2022 và 2023 do khó khăn về kinh tế.

OPEC cho rằng nhu cầu dầu của thế giới sẽ tăng thêm 2,55 triệu thùng/ngày so với năm ngoái, tương đương với mức tăng 2,6% và ít hơn 100 nghìn thùng/ngày so với con số đưa ra trong lần dự báo trước. Trong năm tới, OPEC dự báo nhu cầu dầu sẽ tăng 2,24 triệu thùng/ngày, cũng ít hơn 100.000 thùng/ngày so với đợt dự báo trước đó.


Kỳ vọng lạm phát 12 tháng của Mỹ tăng từ 5,4% trong khảo sát tháng 9 lên 5,9% một tháng sau đó
Kỳ vọng lạm phát 12 tháng của Mỹ tăng từ 5,4% trong khảo sát tháng 9 lên 5,9% một tháng sau đó

Có thể thấy, năm 2022 là khoảng thời gian tồi tệ đối với nền kinh tế toàn cầu và có thể khiến mọi thứ trở nên bết bát hơn trong năm 2023.

Lịch sử cho thấy, các đợt tăng lãi suất quy mô lớn của Fed có thể sẽ đẩy Mỹ vào suy thoái trong năm tới. Hẳn không ai ngạc nhiên khi giá khí đốt tự nhiên phi mã và đẩy châu  u vào tình cảnh tương tự. Bên cạnh đó, cú sốc kép từ chiến lược Zero Covid cùng cú lao dốc của thị trường bất động sản có nguy cơ khiến nền kinh tế Trung Quốc rơi vào bế tắc. 

Đương nhiên, những điều tích cực có thể bất ngờ đến và ngăn chặn đà rơi của nền kinh tế chung trong năm 2023. Chẳng hạn như Fed có thể thực hiện cú hạ cánh mềm trong bối cảnh thị trường lao động vẫn tương đối khỏe bất chấp các đợt tăng lãi suất. Thời tiết ấm áp có thể giúp châu  u thoát khỏi suy thoái hay việc Trung Quốc có thể từ bỏ chính sách phong tỏa.

Theo đó, một vài tín hiệu vui đã xuất hiện trong tuần trước, khi thị trường tăng điểm nhờ số liệu lạm phát của Mỹ thấp hơn dự kiến cũng như các dấu hiệu về sự xoay trục của Trung Quốc khỏi chính sách Zero Covid.

Ngay cả khi những tín hiệu trên không đúng thì một số nhà đầu tư vẫn đang kỳ vọng về một cuộc phục hồi khi lãi suất chính sách đạt đỉnh và tăng trưởng chạm đáy.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước