Chứng khoán Mỹ giảm 4 phiên liên tiếp, hy vọng một đợt hồi phục cuối năm dần tan biến
BÀI LIÊN QUAN
Chứng khoán Mỹ đóng cửa trong sắc đỏ sau quyết định lãi suất của FedChứng khoán Mỹ xanh rực sau báo cáo CPI, S&P 500 vượt mốc 4.000 điểmChứng khoán Mỹ hồi phục: Dow Jones có thêm gần 200 điểm, S&P 500 tăng điểm sau 5 phiên giảmTheo Doanh nghiệp và Kinh doanh, thị trường chứng khoán Mỹ phiên giao dịch ngày 19/12 tiếp tục đi xuống sau khi những lo ngại về suy thoái này càng lớn và việc nhà đầu tư lo lắng thời gian cho một cuộc phục hồi cuối năm đang dần cạn kiệt.
Theo đó, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đã mất gần 163 điểm, tương đương 0,49%, và đóng cửa ở 32.758 điểm. Diễn biến tiêu cực hơn, chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite mất lần lượt 0,9% và 1,49%. Trong đó, cổ phiếu của tập đoàn thương mại điện tử và bán lẻ Amazon giảm 3,35%, gây áp lực lên cả hai chỉ số. Hiện tại, Amazon đang là doanh nghiệp có vốn hóa lớn thứ 4 tại Mỹ.
Phiên ngày 19/12 vừa qua là phiên giảm điểm thứ 4 liên tiếp của cả 3 chỉ số chứng khoán chính của Mỹ. Thị trường tuần trước cũng đi xuống khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản, đồng thời dự kiến tiếp tục đưa lãi suất lên mức cao hơn và giữ mức cao này trong thời gian dài hơn so với kỳ vọng của thị trường.
Hiện tại, lãi suất quỹ liên bang đang ở khoảng 4,25 – 4,5%. Các quan chức Fed dự định đưa lãi suất lên vùng 5 – 5,25% trong năm 2023 và chỉ bắt đầu giảm vào năm 2021.
CNBC dẫn lời ông Chris Larkin, Giám đốc điều hành tại E*Trade của Morgan Stanley cho biết, cuối tháng 12 đang đến gần, nhà đầu tư mong đợt một đợt phục hồi dịp Giáng sinh sẽ diễn ra sau khi thị trường chứng khoán ghi nhận liên tiếp 2 tuần giảm điểm đầu tiên kể từ tháng 9.
Vị chuyên gia cho rằng, số liệu lạm phát hạ nhiệt có thể đã cho thị trường một động lực ngắn ngủi, nhưng việc Fed giữ nguyên chính sách thắt chặt và Chủ tịch Fed khẳng định lãi suất sẽ duy trì mức cao đã khiến không ít nhà đầu tư hụt hẫng.
Thống kê từ Stock Trader’s Almanac cho thấy, chỉ số S&P 500 đã tăng trung bình 1,5% trong các tháng 12 kể từ năm 1950 đến 2021, khiến đây trở thành tháng tích cực thứ 3 trong năm. Nửa đầu tháng có thể không mấy khả quan, nhưng nửa tháng cuối thường tươi sáng hơn khi nhà đầu tư tổ chức gom mạnh những cổ phiếu mà nhà đầu tư cá nhân bán trước dịp nghỉ lễ Giáng sinh và năm mới.
Giới quan sát thường gọi các đợt tăng giá cuối năm là việc ông già Noel phát quà cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, nhiều khả năng tình hình tháng 12/2022 sẽ trái ngược khi các ngân hàng trung ương gửi tín hiệu rõ ràng rằng: chiến dịch chống lạm phát sẽ còn lâu mới kết thúc và lãi suất tiếp tục lên cao trong năm 2023.
Ông Holger Schmieding, Kinh tế trưởng ngân hàng Berenberg nhận định việc các Ngân hàng trung ương thắt chặt tiền tệ sẽ gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu.
Ông dự báo GDP của Mỹ sẽ giảm 0,1% trong năm 2023, sau đó là tăng trưởng 1,2% trong năm 2024. Nền kinh tế Anh sẽ giảm 1,1% trong năm sau và phục hồi 1,8% vào năm 2024. “Chúng tôi giữ nguyên dự báo GDP châu Âu năm 2023 sẽ giảm 0,3% nhưng hạ dự báo hồi phục năm 2024 từ 2% xuống còn 1,8%”, ông nói.
Ngoài Fed, nhiều ngân hàng trung ương khác của khu vực đồng tiền chung châu Âu như Thụy Sỹ và Anh cũng đã nâng lãi suất trong tuần trước, đồng từ dự kiến chính sách tiền tệ sẽ còn thắt chặt thêm. CNBC cho biết, có khả năng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) sẽ xem xét lại mục tiêu lạm phát 2% của mình và sẽ bắt đầu nâng lãi suất sau khi đi ngang trong cả năm 2022.
Sau 2 tuần liên tiếp giảm, Dow Jones hiện đang kém đầu tháng 12 khoảng 5,3%, S&P 500 và Nasdaq Composite đang kém khoảng 6,4% và 8%.
Hiện tại, nhà đầu tư đang chờ đợi báo cáo kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp trong tuần này như FedEx và Nike. Trong bối cảnh suy thoái ngày càng đến gần, lợi nhuận sẽ được nhà đầu tư chú trọng hơn.
Các nhà phân tích đã tìm hiểu trong nhiều năm lý do đằng sau việc các cổ phiếu thường tăng vào nửa cuối tháng 12. Năm nay, khi thị trường đang chìm trong sắc đỏ, một số người cho rằng việc chỉ số đi lên vào dịp Giáng Sinh sẽ chỉ là một lời tiên tri tự thành, đơn giảm bởi nhà đầu tư đang cố tìm lý do để cảm thấy tích cực.
Trả lời tờ MarketWatch, ông David Lefkowitz, Giám đốc bộ phận cổ phiếu Mỹ tại UBS Global Wealth Management cho hay, nếu mọi người đều chú trọng vào yếu tố tích cực mang tính mùa vụ thì chính mùa vụ này sẽ trở thành động lực thúc đẩy biến động của thị trường chứ không phải nhân tố cơ bản nào.
Bà Liz Young, Giám đốc chiến lược đầu tư của SoFi nhận xét, đợt tăng điểm Giáng sinh cũng giống như đợt bán tháo vào tháng 5 hàng năm, tức chỉ mang tính may rủi và trùng hợp.
Giá dầu tăng dè dặt
Giá dầu Brent giao sau tại thị trường London đã tăng 0,76 USD/thùng, chốt ở 79,8 USD/thùng. Giá dầu thô WTI giao sau tại thị trường New York tăng 0,9 USD/thùng, chốt ở mức 75,19 USD/thùng.
Tương tự thị trường chứng khoán, mỗi lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu đan phủ bóng lên triển vọng của giá dầu. Điều này khiến mức tăng của dầu bị hạn chế.
Nhà giao dịch Bob Yawger của Mizuho cho rằng thực tế nỗi lo suy thoái vẫn còn đó. Rất khó để giá dầu có thể tăng mạnh trong thời điểm này.
Sau khi chiến tranh Nga-Ukraine nổ ra vào tháng 2 năm nay, có thời điểm giá dầu đã tăng lên mức cách không xa kỷ lục 147 USD/thùng. Đến nay, giá dầu đã mất gần hết thành quả tăng từ đầu năm do mối lo ngại suy thoái tăng cao.
Ở diễn biến khác, các bộ trưởng năng lượng châu u vào ngày 19/12 vừa qua đã nhất trí mức trần giá khí đốt sau nhiều thảo luận. Được biết, mức trần này sẽ được áp dụng kể từ ngày 15/2/2023 sau khi nhận được sự phê chuẩn chính thức bằng văn bản của tất cả quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU).