Chứng khoán Bản Việt: Cơ hội mua vào ngày càng hấp dẫn nhưng nên thực hiện từng phần
BÀI LIÊN QUAN
Dragon Capital: Thị trường chứng khoán đang ở vùng hấp dẫn, có thể kiếm lời 20%Chứng khoán Việt Nam có nhiều triển vọng tươi sáng về dài hạnChứng khoán lao dốc, vàng "đứng hình", nhà đầu tư đang hướng dòng tiền vào đâu?Theo Nhịp sống kinh tế, mới đây Chứng khoán Bản Việt (VCSC) đã công bố báo cáo thị trường tháng 5 khi trị trường vừa bước qua mùa công bố kết quả kinh doanh Quý 1/2022 và đại hội cổ đông thường niên, do đó tháng 5 được coi là vùng trũng đối với các thông tin hỗ trợ. Theo đó, VCSC cho rằng đây là giai đoạn mà thị trường tìm kiếm điểm cân bằng giữa lực bán ra, vốn vẫn đang còn quán tính và lực mua vào từ các nhà đầu tư theo giá trị khi mà mức định giá của thị trường cũng như nhiều cổ phiếu ngày càng trở nên hấp dẫn hơn.
Ngưỡng hỗ trợ mạnh của chỉ số VN-Index hiện nay là vùng đáy tháng 7/2021 tại 1.240-1.260 điểm và chỉ số đại diện sàn HoSE đã từng có 2 lần hồi phục khi chạm vào hỗ trợ này.
Theo đó, VCSC xây dựng 2 kịch bản. Trong kịch bản tích cực, nếu VN-Index không đánh mất hỗ trợ tại 1.240-1.260 điểm và vượt lên mức 1.310 điểm thì thị trường có thể phát tín hiệu cân bằng ngắn hạn và VN-Index có khả năng hồi phục lên các kháng cự tại 1.370 điểm và 1.420 điểm.
Ở kịch bản kém khả quan hơn nếu VN-Index đóng cửa dưới hỗ trợ quan trọng tại 1.240 điểm, chỉ số có thể bước vào một nhịp giảm điểm mới với hỗ trợ mạnh được kỳ vọng nằm quanh mốc 1.130-1.150 điểm. "Ở kịch bản này, những cơ hội mua vào sẽ trở nên ngày càng hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư theo trường phái giá trị", VCSC cho biết.
Mặc dù vậy, VCSC cho biết, việc mua vào đối với chiến lược đầu tư dài hạn cũng nên được thực hiện từng phần để đảm bảo duy trì dòng tiền giải ngân cho đến khi thị trường phát ra tín hiệu tạo đáy.
VCSC khuyến nghị một số cổ phiếu với mức sinh lời trên 50% như: IDC, TCB, LHG, SSI, HDG, DXS, STB, HSG, LPB, PLX, CTG, BSR, CTD, HPG, CII, DXG, GVR, PVT, CTR, KBC, VHM, VPB, PVD, DCM, MSN, POW, SZC, NKG, PVS. ACB.
Đánh giá về thị trường tháng 4, mặc dù chỉ số ghi nhận tháng giảm điểm mạnh nhất kể từ tháng 3/2020, tất cả nhóm ngành đều đồng loạt ghi nhận mức giảm và thanh khoản lao dốc nhưng điểm tích cực được VCSC nêu ra là kết quả kinh doanh quý 1 ghi nhận kết quả khả quan. Cụ thể, trong quý 1/2022, tổng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số báo cáo của 80/81 cổ phiếu trong danh mục theo dõi của VCSC tăng 28,3% so với cùng kỳ và hoàn thành 26,1% tổng dự báo cả năm 2022 của công ty chứng khoán.
Tính đến cuối tháng 4, P/E trượt của VN-Index đạt 14,9 lần, đây là mức hấp dẫn so với các thị trường trong khu vực như SET của Thái Lan là 18,3 lần, JCI của Indonesia là 19,1 lần và PCOMP của Philippines là 20,1 lần.
Thêm vào đó, mặc dù thị trường phải chịu áp lực bán mạnh từ các nhà đầu tư trong nước, nhưng các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 175,5 triệu USD trong tháng 4 trên tổng cả 3 sàn. Trong đó, các cổ phiếu được nhà đầu tư ngoại mua ròng nhiều nhất bao gồm MWG (+65,7 triệu USD), VNM (+22,4 triệu USD) và chứng chỉ quỹ FUEVFVND (+16,5 triệu USD).