Chủ tịch Trần Hùng Huy: Từ "con nhà nòi" đến nhà lãnh đạo tài năng của Ngân hàng ACB
BÀI LIÊN QUAN
Quý I/2022: Lợi nhuận ACB tăng 23% so với cùng kỳ, lần đầu tiên thực hiện hoàn nhập dự phòng rủi ro sau 3 nămNgân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) - “Nơi làm việc tốt nhất Châu Á 2021”[Mới Nhất] Lãi suất cho vay mua nhà trả góp của ngân hàng ACB: Từ 8,5%/nămNhững điều ít người biết về Chủ tịch ACB Trần Hùng Huy
Ông Trần Hùng Huy sinh năm 1978, quê quán tại Tiền Giang. Ông tốt nghiệp cử nhân với 3 chuyên ngành gồm: Quản trị kinh doanh, tài chính và kinh doanh quốc tế vào năm 2000. Đến năm 2002, ông tốt nghiệp Thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Đại học Chapman, Hoa Kỳ. Đến năm 2011, ông Trần Hùng Huy tiếp tục nhận học vị Tiến sĩ quản trị kinh doanh tại Đại học Golden Gate, Hoa Kỳ.
Từ ngày 26/04/2013, ông Trần Hùng Huy được HĐQT ngân hàng Thương mại CP Á Châu (ACB) bổ nhiệm giữ vị trí Chủ tịch. Thời điểm hiện tại, ông còn đảm nhiệm vị trí Chủ nhiệm Ủy ban Nhân sự, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quản lý rủi ro, thành viên Ủy ban Chiến lược, và thành viên Ủy ban Đầu tư.
Trước đó, vào năm 2002 ông Trần Hùng Huy từng là vị trí Giám đốc Marketing ACB; đến năm 2008, vị doanh nhân 7x được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc. Ông Trần Hùng Huy có kinh nghiệm về lĩnh vực ngân hàng đầu tư trong vai trò trợ lý Giám đốc Nhóm tư vấn sáp nhập tổ chức tài chính của Tập đoàn Tài chính Rothschild (Anh Quốc) trong khoảng thời gian từ năm 2010 - 2011.
Ông Trần Hùng Huy sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống làm ngân hàng khi cha ông chính là doanh nhân Trần Mộng Hùng - một trong những người sáng lập ACB và từng giữ vị trí chủ tịch ngân hàng này trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, mẹ ông là bà Đặng Thu Thủy cũng nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong nhà băng này.
Thời điểm đảm nhận vị trí chủ tịch ngân hàng do cha mẹ mình sáng lập đang trong cơn sóng gió, đối mặt với nhiều khó khăn, nhà lãnh đạo trẻ đã tìm đúng hướng để chèo lái cả hệ thống ngân hàng vượt qua giông bão để hái được quả ngọt.
Quá trình hoạt động của ông Trần Hùng Huy tại ACB:
Năm 2002: Ông Trần Hùng Huy là chuyên viên nghiên cứu thị trường tài chính tại ACB;
Năm 2004: Ông đảm nhiệm vị trí Giám đốc Marketing ngân hàng ACB;
Năm 2008: Ông được bổ nhiệm làm thành viên HĐQT ngân hàng ACB;
Năm 2010: Ông trở thành Phó tổng Giám đốc ngân hàng ACB
Từ năm 2012 đến nay: Ông Trần Hùng Huy là Chủ tịch HĐQT ngân hàng Thương mại CP Á Châu (ACB);
Vị chủ tịch ngân hàng trẻ nhất tại Việt Nam
Thời điểm hiện tại, ông Trần Hùng Huy là một doanh nhân tài năng, đồng thời đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT ngân hàng Thương mại CP Á Châu (ACB). Ngồi lên vị trí “ghế nóng” khi mới 34 tuổi, ông Trần Hùng Huy trở thành vị chủ tịch ngân hàng trẻ nhất tại Việt Nam. Bên cạnh đó, ông còn được biết đến là vị chủ tịch ngân hàng đầu tiên kế nghiệp cha của mình.
Giữ chức vụ chủ tịch của một ngân hàng thương mại cổ phần tầm cỡ khi tuổi đời còn rất trẻ, nhiều người càng thêm tò mò về khối tài sản của ông Trần Hùng Huy. Trong giới doanh nhân đồn thổi rằng, vị Chủ tịch ACB không chỉ có khả năng kinh doanh đáng nể mà còn nắm trong tay khối tài sản khổng lồ. Được biết, ông Trần Hùng Huy đang sở hữu 56,97 triệu cổ phiếu ACB, chiếm 3,43%, có giá trị là 1.344 tỷ đồng.
Từ khi nắm trong tay một lượng lớn cổ phiếu của Ngân hàng Á Châu, nhà lãnh đạo trẻ này chưa từng có ý định mua thêm hay bán bớt. Cho dù nhiều khi, giá cổ phiếu của ACB gặp nhiều biến động, nhưng điều đó cũng không khiến ông Trần Hùng Huy thay đổi quyết định của mình. Chính nhờ ý chí kiên định này, vị doanh nhân 9x luôn nằm trong top những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt.
Đặc biệt, trong lĩnh vực ngân hàng, cái tên Trần Hùng Huy vô cùng nổi tiếng. Ông không chỉ được biết đến là một doanh nhân tài ba, đại gia sàn chứng khoán Việt mà còn là một người truyền cảm hứng mạnh mẽ qua những dự án lan tỏa lối sống xanh. Dù là “con nhà nòi” và “sinh ra ở vạch đích” nhưng Trần Hùng Huy không cho phép bản thân sa đà vào lối sống hưởng thụ, hào nhoáng như những cậu ấm cô chiêu khác. Chính sự khác biệt này đã làm nên một nhà lãnh đạo ngân hàng trẻ tuổi nhưng tài năng như ngày hôm nay, đồng thời giúp ACB giữ vững vị trí ngân hàng thương mại cổ phần lớn trên thị trường Việt Nam.
Đối với các nhân viên tại Ngân hàng Á Châu, vị “tổng tài” của họ không hề “xa vời” chút nào. Chủ tịch ACB là một người cởi mở, năng động, không ngần ngại chia sẻ cuộc sống riêng tư lên trang cá nhân của mình. Vào những ngày làm việc online, vị Chủ tịch 7x còn bạo dạn đăng luôn cả ảnh “tạp dề 6 múi” vào bếp để động viên tinh thần của các Banker “dưới trướng” của mình.
Ai cũng biết, ông Trần Hùng Huy không phải kiểu lãnh đạo “bụng bia”. Ngược lại, Chủ tịch ACB lại rất trẻ trung, chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao để giữ được body săn chắc, khỏe khoắn ở tuổi tứ tuần. Không chỉ tập gym, ông còn thường xuyên tham gia các môn thể thao khác như bơi lội, lướt ván, bắn cung, đua xe đạp… Hễ giới trẻ có gì, “sếp” cũng bắt trend ngay và luôn. Chính vì thế, lãnh đạo và nhân viên của ACB luôn thân thiết như người nhà.
Hành trình ông Trần Hùng Huy đưa ACB thoát khỏi “khủng hoảng”
Thời điểm ông Trần Hùng Huy đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT ngân hàng Thương mại CP Á Châu (ACB), nhiều người cho rằng đây là một lựa chọn tạm thời khi nhà băng này đang trong thời kỳ khủng hoảng, không ai muốn ngồi vào chiếc ghế “nóng bỏng tay” này. Tuy nhiên, chỉ sau 6 tháng nhậm chức, ông đã đưa ACB từng bước vượt qua khủng hoảng và tiến về phía trước.
Chính vì thế, trong Đại hội cổ đông kế tiếp của năm 2013 cũng như trong các kỳ họp tiếp theo, ông Trần Hùng Huy vẫn được các thành viên Hội đồng quản trị ủng hộ nhiệt tình, tiếp tục ngồi vững vị trí “đầu tàu” để chèo lái con thuyền ACB vượt sóng ra khơi. Có lẽ, chính những con số biết nói thông qua các kết quả kinh doanh chính là lý do để cổ đông và các thành viên HĐQT tiếp tục lựa chọn vị chủ tịch tuổi ngựa “ngồi yên chiến mã”. Thời điểm hiện tại, ông Trần Hùng Huy còn đảm nhiệm vai trò Chủ nhiệm Ủy ban Nhân sự, Phó chủ nhiệm Ủy ban Quản lý rủi ro, thành viên Ủy ban Chiến lược và thành viên Ủy ban Đầu tư.
Năm 2017-2018 là 2 năm liên tiếp Ngân hàng ACB có những kết quả kinh doanh nhảy vọt. Trong năm 2017, doanh thu của ngân hàng tăng gấp 1,6 lần so với năm trước đó. Đến năm 2018, lợi nhuận của ngân hàng đạt gần 6.400 tỷ đồng, tăng 2,4 lần so với năm 2017. Đáng chú ý, ACB còn có tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất toàn hệ thống ngân hàng tại Việt Nam vào cuối năm 2018 với tỷ lệ là 0,69%.
Theo báo cáo tài chính quý II/2018, đây chính là giai đoạn ACB có sự tăng trưởng mạnh nhất về lợi nhuận từ các hoạt động khác khi ghi nhận mức hơn 700 tỷ đồng. Con số này đã tăng gấp 73% so với cùng kỳ năm trước. Chưa kể, thu nhập từ lãi thuần và hoạt động dịch vụ của Ngân hàng Á Châu đều tăng trưởng ấn tượng, lần lượt mang về lần lượt 4.862 tỷ đồng và 747 tỷ đồng trong nửa đầu năm.
Cũng trong quý này, tổng số tài sản của ACB đạt xấp xỉ 310.000 tỷ đồng, tăng trưởng 9% so với đầu năm. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của ngân hàng đạt 4.836 tỷ đồng, con số tương đương 43% vốn điều lệ ngân hàng. Bên cạnh đó, thu nhập lãi thuần của Ngân hàng ACB là 18.945 tỷ đồng, ghi nhận mức tăng hơn 30% so với năm 2020, tương ứng mức tăng ròng gần 4.400 tỷ đồng.
Trong năm này, hầu hết các mảng kinh doanh ngoài của Ngân hàng Á Châu đều có mức tăng trưởng dương; điển hình như lãi dịch vụ tăng 71%, mua bán chứng khoán kinh doanh tăng 172%, kinh doanh ngoại hối tăng 27%, … Đáng chú ý, dù chi phí hoạt động của ngân hàng tăng 8% nhưng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng lại tăng gấp 3,5 lần. Điều này khiến cho ACB tiêu tốn gần 11.600 tỷ đồng; bù lại, nhà băng này vẫn lãi trước thuế 11.998 tỷ đồng, tăng hơn 25% so với năm 2020; đồng thời là con số cao nhất mà ACB ghi nhận được trong một năm kinh doanh. Như vậy, so với kế hoạch 10.602 tỷ đồng đặt ra đầu năm, Ngân hàng ACB đã xuất sắc hoàn thành vượt 13% chỉ tiêu. Sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, lãi ròng của Ngân hàng Á Châu là 9.603 tỷ đồng.
Tính đến cuối năm 2021, tổng tài sản của ACB đạt khoảng 527.770 tỷ đồng, ghi nhận mức tăng 19% so với đầu năm. Trong đó, 2 chỉ tiêu quan trọng nhất của nhà băng này là tiền gửi khách hàng và cho vay khách hàng lần lượt đạt hơn 379.900 tỷ đồng và 361.900 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 8% và 16%. Trên bảng cân đối kế toán, nếu như loại trừ hơn 4.700 tỷ đồng cho vay ký quỹ tại Công ty chứng khoán ACBS (công ty con của ACB) thì tổng nợ xấu của ngân hàng đến cuối năm 2021 đạt gần 2.800 tỷ đồng - tăng gấp rưỡi so với đầu năm. Có thể thấy, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay cũng tăng từ 0,6% cuối năm 2020 lên mức 0,78% như hiện nay.