Chủ Tịch FLC Trịnh Văn Quyết: 14 tuổi khởi nghiệp, 43 tuổi trở thành ông trùm bất động sản giàu có bậc nhất Việt Nam
Doanh nhân Trịnh Văn Quyết được ông lớn trong lĩnh vực bất động sản và hàng không. Trong kinh doanh, ông thể hiện phương châm đầy thách thức “không biến vàng thành trang sức mà biến sỏi đá thành vàng”.
Ông Trịnh Văn Quyết là ai?
Ông Trịnh Văn Quyết sinh năm 1975 tại Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc. Ông có trong tay bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh và Cử nhân Luật. Hiện đang giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị của tập đoàn FLC. Ngoài ra, ông còn giữ chức vụ Chủ tịch của hãng hàng không Bamboo Airways. Bên cạnh đó, vị chủ tịch này còn là Thành viên HĐQT của Công ty BĐS SGInvest, Tổng giám đốc của Công ty Luật SMiC.
Ông Quyết sinh ra trong một gia đình tri thức có bố mẹ đều là làm trong nhà nước. Chính vì thế mà từ nhỏ ông đã được dạy dỗ rất cẩn thận. Ông đã thi Đại học Luật Hà Nội sau 2 năm tốt nghiệp trung học phổ thông.
Năm 24 tuổi, ngoài tấm bằng cử nhân của Đại học Luật, ông Quyết còn hoàn thành xong chương trình học tại Học viện Hành chính Quốc gia. Đối với ông, học chính là con đường ngắn nhất để đến với cánh cửa thành công.
Quá trình công tác của Chủ tịch FLC - Ông Trịnh Văn Quyết
Từ năm 1999 đến năm 2004: ông Quyết là Giám đốc tại Công ty Tư vấn Đầu tư SMiC.
Từ năm 2004 đến tháng 07 năm 2008: Ông đảm nhận chức vụ Trưởng văn phòng luật sư SMiC.
Từ tháng 07 năm 2008: Ông đảm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc của Công ty Luật TNHH SMiC.
Trong thời gian làm việc tại đây, ông Quyết đã không ngừng tích lũy kinh nghiệm và kiến thức. Ông tập trung học hỏi về môi trường đầu tư, kinh doanh, các cơ chế, chính sách của Việt Nam. Bên cạnh đó cũng chú trọng về cách đầu tư của các tập đoàn kinh tế tại nước ngoài.
Từ tháng 01/2010 - tháng 08/ 2010: Là Thành viên Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần FLC. Ông tham gia vào công ty này sau khi tiến hành sáp nhập các công ty thành viên để lập nên FLC Group.
Từ tháng 08 năm 2010: Ông giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC.
Hành trình lập nghiệp của Doanh nhân Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch tập đoàn FLC
Bắt đầu khởi nghiệp khi mới 14 tuổi
Ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, ông Quyết đã mở văn phòng gia sư và kinh doanh điện thoại. Điều này giúp ông vừa thỏa niềm đam mê kinh doanh vừa có thêm thu nhập nuôi các em ăn học. Đến nay, ông Quyết vẫn giữ một chiếc điện thoại cũ trong nhà. Điều này nhắc nhở bản thân ông không bao giờ quên đi ngày tháng khốn khó đó.
Sau khi tốt nghiệp, ông đã mở văn phòng Luật sư SMiC với số vốn tích góp từ thời sinh viên. Đến năm 2008, ông đã thành lập Công ty Đầu tư SMiC. Công ty này chuyên tư vấn về luật doanh nghiệp, luật đầu tư và vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ doanh nghiệp.
Sau thời gian 15 năm hoạt động, Công ty SMiC đã trở thành thương hiệu lớn vươn tầm quốc tế. Minh chứng cho điều này chính là công ty đã đạt nhiều danh hiệu, giải thưởng của Bộ Tư Pháp. Bản thân ông Quyết cũng được đánh giá là 1 trong 5 luật sư hàng đầu Việt Nam. Ông được vinh danh với danh hiệu “Luật sư tiêu biểu”.
Màn “rẽ hướng” sang lĩnh vực bất động sản đầy ngoạn mục của luật sư Trịnh Văn Quyết
Cơ duyên khiến ông Quyết rẽ hướng sang lĩnh vực BĐS chính là nhờ vào công việc tư vấn Luật. Nhờ vào mối quan hệ các khách hàng kinh doanh BĐS lớn tại Hà Nội, ông đã tích lũy kinh nghiệm tư vấn. Sau đó dần dần biết rõ các thủ tục, cách làm và thấy được cơ hội kinh doanh ở đó.
Sau một vài dự án thành công, ông Trịnh Văn Quyết đã thành lập Công ty TNHH Đầu tư Trường Phú Fortune. Số vốn ban đầu của công ty này là 18 tỷ đồng. Sau 2 năm, Trường Phú Fortune đã chuyển đổi thành Công ty Cổ phần FLC. Đây chính là bước ngoặt lớn trong quá trình khởi nghiệp của ông Quyết.
FLC đã cho ra đời nhiều hệ sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch khủng như: FLC Sầm Sơn, FLC Thanh Hóa, FLC Bình Định,... Bên cạnh đó, FLC còn triển khai nhiều dự án khác ở phân khúc khác nhau trong lĩnh vực bất động sản. Các dự án này đều được đánh giá có tốc độ thi công thần tốc, quy mô lớn. Điều này đã tạo tiếng vang lớn cho FLC trên thị trường.
Mặc dù xuất phát điểm là một luật sư nhưng khi làm gì ông Quyết đều đi từng bước một. Tuy vậy, ông Quyết vẫn rất nhạy bén nắm bắt các cơ hội. Đối với ông, khi cơ hội đến thì máu liều sôi sục chẳng kém ai.
Tập đoàn FLC phát triển như thế nào dưới sự dẫn dắt của ông Trịnh Văn Quyết
Từ năm 2010, đây được xem là thời kỳ mà FLC lấn sân mạnh mẽ vào thị trường bất động sản. Trong đó, khởi đầu là dự án nhà ở thương mại cùng hàng loạt dự án bất động sản nghỉ dưỡng. FLC ghi dấu ấn trong lĩnh vực bất động sản với hàng loạt dự án khủng như: FLC Sầm Sơn, FLC Hạ Long,...
Đối với ông Trịnh Văn Quyết, chiến lược đầu tư BĐS chính là “Không biến vàng thành trang sức mà biến sỏi đá thành vàng. Đây cũng chính là lý do ông đầu tư vào những vị trí tốt ở Hà Nội hay các tỉnh thành khác. Mà thay vào đó là những khu vực có địa hình phức tạp, khí hậu khắc nghiệt. Với ông, phải đầu tư công sức xây dựng thì mới có thể biến dự án thành đắc địa.
Từ năm 2014, Ông Quyết đã bắt đầu áp ủ lập hãng hàng không. Nghĩ là làm, ông bắt tay vào chuẩn bị thủ tục, nộp hồ sơ lên cơ quan quản lý để xin cấp phép. Năm 2019, chuyến bay đầu tiên của hãng hàng không Bamboo Airways đã được cất cánh.
Khối tài sản “kếch xù” của Chủ tịch Trịnh Văn Quyết
Vào năm 2019 có lúc tài sản của ông Trịnh Văn Quyết lên hơn 20,5 nghìn tỷ đồng. Với con số này ông đã đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng những người giàu nhất TTCK tại Việt Nam.
Hiện nay, ông Quyết là đại gia nổi tiếng trong lĩnh vực bất động sản. Ông đang đứng thứ 33 trên TOP 100 người giàu nhất thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Khối tài sản của ông lên đến 1.148.9 tỷ đồng.
Trong đó, số cổ phiếu mà ông Trịnh Văn Quyết đang sở hữu như sau:
+ Cổ phiếu FLC với số lượng 215,436,257, tỷ lệ là 30,34%. Tính tới thời điểm 3/3/2021 giá trị những cổ phiếu này lên tới 2,596.0 tỷ đồng.
+ Cổ phiếu GAB (Công ty Cổ phần đầu tư khai khoáng và quản lý tài sản FLC) với số lượng 7.050.000, tỷ lệ là 51.09%. Tính đến thời điểm 6/11/2020, số cổ phiếu này có giá trị lên tới 1,362.1 tỷ đồng.
+ Cổ phiếu ART (Công ty Cổ phần chứng khoán BOS) với số lượng là 3,156,000, tỷ lệ là 03,26%. Tính đến thời điểm 31/12/2019 giá trị của số cổ phiếu này lên tới 31,9 tỷ đồng.
+ Cổ phiếu ROS (Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros) với số lượng là 23,717,556, tỷ lệ 04.18%. Tính đến thời điểm 10/06/2020 số cổ phiếu này có trị giá lên tới 158.9 tỷ VNĐ.
Quan điểm kinh doanh của Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết
Theo ông Trịnh Văn Quyết thì bản thân có xuất phát điểm không mấy suôn sẻ. Vị chủ tịch này nhận xét: “Khởi nghiệp chính là một hành trình đầy gian khổ và đắng cay”. Ông từng không có tiền để thực hiện ước mơ học tiếp. Vì thế đã phải vào Sài Gòn học sửa chữa đồ điện từ để tích lũy học phí. Vì thế, ông Quyết tự nhắc nhở bản thân không bao giờ được quên những ngày khốn khó này.
Chủ tịch FLC tâm sự: “Trong kinh doanh thì sự cẩn trọng không bao giờ là thừa. Tài sản có bao nhiêu không quan trọng bằng việc đó là tài sản chính đáng”. Bằng quan niệm này, ông Quyết luôn đánh giá về việc leo núi và FLC vẫn chưa tới đỉnh núi. Vì thế vẫn còn nhiều không gian để tiếp tục đầu tư vào vô số lĩnh vực khác để tạo lợi nhuận cho FLC.
Chính nhờ những quyết sách và phương hướng chỉ đạo kinh doanh của ông Quyết, Tập đoàn FLC Group đã ngày càng lớn mạnh. Tập đoàn FLC dự kiến đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất hơn 15.000 tỷ đồng. Trong tháng 4/2021, cổ phiếu “họ F” của hệ sinh thái FLC đồng loạt có những phiên xanh tím, vượt mệnh giá và tăng phi mã trong thời gian ngắn như FLC, AMD, ROS, KLF, HAI.
17 câu nói hay về khởi nghiệp, kinh doanh và lãnh đạo của doanh nhân Trịnh Văn Quyết
“Khởi nghiệp chính là một hành trình nhiều gian khổ và đắng cay”.
“Tôi mất những tháng năm tuổi trẻ ít sôi nổi và yêu đương. Những năm tháng đó là để tích lũy kinh nghiệm kinh doanh”.
“Theo tôi, kinh doanh giống như leo núi và FLC vẫn chưa leo tới đỉnh. Nên chúng tôi cần tiếp tục mở rộng đầu tư các lĩnh vực khác để tạo ra lợi nhuận cho tập đoàn. Đây có lẽ là điều hiển nhiên trong sự phát triển của mỗi công ty, tập đoàn lớn nhỏ trên thế giới”.
“Trong kinh doanh, sự cẩn trọng không bao giờ là thừa”.
“Tài sản của tôi có bao nhiêu không quan trọng bằng việc đó là những tài sản chính đáng”.
“Nhiều người nói hãy xem công ty như ngôi nhà thứ 2 nhưng tôi không nghĩ vậy. Hãy coi công ty như ngôi nhà thứ nhất - cũng như gia đình mình. Buổi tối về nhà nhưng sáng hôm sau đến công ty vẫn là quay về nhà. Khi nghĩ như vậy thì công ty chính là gia đình và đồng nghiệp chính là anh em. Việc chăm chút cho công ty chính là chăm chút cho ngôi nhà của mình”.
“Hãy nhìn vào những việc tôi làm, gặp người thực việc thực còn tin đồn thì nhiều lắm”.
“Tôi quan niệm rằng dừng lại là thất bại. Khi mình thấy việc mà không làm tức là mình đã già cỗi rồi”.
“Với những người chỉ làm tròn vai, họ sẽ tự đào thải bản thân khi cảm thấy lạc lõng với những người xung quanh”.
“Những thứ các bạn có khi mới khởi nghiệp thường chỉ là ý tưởng và nhiệt huyết”.
“Đôi khi chính lời giải thích của mình lại bị “lái” theo một chiều hướng khác. Nên tôi không muốn bị ảnh hưởng bởi những thông tin như vậy. Mình cứ làm thực tế và kết quả sẽ chứng minh”.
“Tôi đi lên gần như từ hai bàn tay trắng. Nhưng đó chính là kết quả của cả một quá trình lăn lộn với thương trường, quá trình tích lũy kinh nghiệm, kiến thức, tính toán làm ăn trong kinh doanh”.
“Mạo hiểm với người khác, nhưng với chúng tôi đó là cơ hội”.
“Tôi là người nói nhiều và làm gấp nhiều lần so với nói”.
“Tôi không biết và cũng không quan tâm mình giàu số 1 hay số 10”.
“Phải lo cho anh em cán bộ - công nhân viên bởi họ mới là những người cống hiến hết mình vì công việc”.
“Tôi không phải doanh nhân nghìn tỷ mà Tập đoàn FLC là doanh nghiệp nghìn tỷ!”
Trên đây là tiểu sử của ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Tập đoàn FLC. Qua đây, chúng ta sẽ có được cơ hội hiểu rõ về hành trình lập nghiệp cũng như bài học đắt giá trong hành trình đi đến thành công từ vị doanh nhân này.