Chính sách chống lạm phát của Fed sẽ khiến cuộc sống của người lao động bị đảo lộn
Kế hoạch kìm hãm lạm phát và những ảnh hưởng tới người lao động
Samara Lambright, một lao động Mỹ cho biết cô không còn thời gian dành cho gia đình nhỏ của mình, thậm chí cô không thể tìm được người trông con. Bởi công việc của cô kéo dài đến 20h30 mỗi ngày, bao gồm cả 1 ngày cuối tuần.
Tuy rằng, cô mới bắt đầu làm việc từ mùa thu năm ngoái cho tổng đài của ngân hàng lớn, nhưng thu nhập của cô rơi vào khoảng 18USD/giờ, con số cũng khá cao so với trước đây, mặc dù mức chi tiêu sinh hoạt hiện tại đã cao hơn so với trước.
Samara Lambright chia sẻ với Bloomberg rằng: “Công việc của tôi hiện tại tương đối tốt. Tuy nhiên, tôi không có cảm giác thoải mái khi phải làm việc ngày cuối tuần. Đôi lúc, công ty khiến tôi cảm thấy những bà mẹ có con nhỏ như tôi không được chào đón”.
Lambright là một nhân vật điển hình cho việc người lao động Mỹ xem xét lại công việc của họ, không chỉ vấn đề về tiền lương nữa. Gần đây, hàng triệu người lao động cảm thấy công việc công sở không còn phù hợp với nhu cầu thực tế của họ.
Vì vậy, các nhà tuyển dụng không chỉ đưa ra mức lương xứng đáng mà còn cần thay đổi các phương thức làm việc và chế độ phù hợp cho người lao động. Chẳng hạn như giảm số ngày làm việc chỉ còn 4 ngày/tuần đối với nhân viên có con nhỏ hay sắp xếp cho họ điều kiện để làm việc từ xa,...
Điều này khá nhức nhối đối với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) khi cơ quan này được giao trọng trách vừa phải đảm bảo đầy đủ việc làm cho lao động, vừa kiểm soát mức lạm phát.
Để kìm nén đà tăng trưởng của lạm phát, các nhà hoạch định lên kế hoạch tăng mức lãi suất lên cao. Tuy nhiên, việc này e rằng sẽ khiến tình trạng thất nghiệp trong hai năm tới đạt mức cao.
Với tỷ lệ thất nghiệp đạt mức thấp nhất trong 50 năm qua, thị trường lao động Mỹ đang “nóng như lửa đốt” dưới góc nhìn của Fed. Chủ tịch Fed Jerome Powell cho rằng, đây là vấn đề thiếu cân bằng thị trường nghiêm trọng.
Trong khi các ngân hàng trung ương Mỹ có những động thái tích cực về chế độ tuyển dụng, sẵn sàng tâm thế tận dụng tối đa lao động, nhưng kết quả không mấy khả thi.
Bloomberg cũng chỉ ra, diễn biến của thị trường lao động Mỹ đang xoay chuyển để đối phó với bài toán giá cả, khi lạm phát tiêu dùng (CPI) của Mỹ rơi vào mức kỷ lục trong 40 năm qua.
Fed buộc phải đưa ra quyết định không mong muốn này, nhằm kìm hãm tốc độ của lạm phát đang gia tăng nhanh chóng, đồng nghĩa với việc tỷ lệ thất nghiệp sẽ đi lên. Các doanh nghiệp có lẽ là đối tượng được hưởng lợi nhất từ quyết định này, bởi họ có thể giảm mức lương và không cần đáp ứng yêu cầu làm việc của người lao động.
Kịch bản tích cực nhất mà Fed đưa ra, liệu có khả quan?
Theo Bloomberg, có thể giảm một phần số lượng tuyển dụng lao động mới, mà không gây ra tỷ lệ thất nghiệp ở mức quá cao khi lãi suất được tăng dần dần từng bước. Đây là kịch bản khá lạc quan mà Fed đưa ra.
Từ những yếu tố bên ngoài tác động như cuộc chiến tranh ở Ukraine, gây ra không ít khó khăn để có thể theo đuổi con đường mà Fed vẽ ra khi lạm phát vẫn chưa thể hạ nhiệt.
“Để đưa mức làm phát quay đầu về mốc 2% mà không ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp là điều khó xảy ra đối với Mỹ”, ông Matthew Luzzetti - kinh tế trưởng của Deutsche Bank Securities, khi nhận xét về kế hoạch của Fed.
Khi thị trường lao động bị kiểm soát, khiến các nhà tuyển dụng buộc phải thay đổi chế độ có lợi hơn cho người lao động nhằm thu hút lao động. Tuy nhiên, đối với những lao động trình độ thấp, thì việc thỏa thuận mức lương hầu như không có được hiệu quả, khi đó làm phát sẽ làm giảm mức tiêu dùng của họ. Vì vậy, Fed phải đưa ra chính sách giúp ổn định giá cả.
Ngoài ra, vài năm gần đây, có một số doanh nghiệp, không quan tâm đến lợi ích người lao động, họ cố gắng tìm cách giảm lương và chế độ của người lao động. Điều này khiến người lao động không thiết tha gắn bó lâu dài với công việc, gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn lao động.
Theo số liệu cho biết, ở đầu thập niên 1990, tỷ lệ nam giới trong độ tuổi làm việc là 94%, ngày nay tỷ lệ này chỉ còn 89% lao động đã có việc làm hoặc đang tìm kiếm việc làm. Đây là dấu hiệu cho thấy nguồn lao động Mỹ đang có dấu hiệu suy giảm.
Theo đánh giá của ông Paul Romer - giáo sư kinh tế tại Đại học New York: “Sau nhiều năm người lao động Mỹ bị chèn ép về tiền lương, giờ đây họ không còn thiết tha với công việc nhiều so với trước đây nữa”.
Vấn đề của người lao động không chỉ dừng lại ở mức lương, mà còn thể hiện xung quanh môi trường làm việc của người lao động, như vấn đề về an toàn lao động, vị trí làm việc sắp xếp không phù hợp hay doanh nghiệp thiếu quan tâm tới nhu cầu của nhân viên,...
Việc Fed thiết lập điều kiện việc làm không thể khiến các nhà tuyển dụng thay đổi phương thức và đáp ứng các nhu cầu, mong muốn của người lao động. Họ và các nhà kinh tế tại Fed cho rằng khi có quá nhiều người có việc làm lại là mối nguy lớn đối với lạm phát, vì vậy họ đi giải quyết bài toán việc làm đi đôi với vấn đề về giá cả.
Điều đáng quan tâm hiện tại là nếu như Fed “hạ cánh cứng” nền kinh tế thì hậu quả mà ngân hàng trung ương Mỹ để lại sẽ khiến cho tình trạng thiếu việc làm của người lao động nước này sẽ trở lên tồi tệ hơn, đồng thời thu nhập của họ cũng hạn chế hơn, theo những quan ngại của ông James Galbraith, giáo sư tại Đại học Texas.