meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chính sách bất động sản khu công nghiệp vẫn thiếu linh hoạt

Thứ bảy, 17/02/2024-21:02
Giữa lúc thị trường bất động sản trên cả nước gặp rất nhiều khó khăn, thì phân khúc bất động sản công nghiệp đã trở thành điểm sáng. Tuy nhiên, những chính sách bất động sản dành cho khu công nghiệp vẫn còn thiếu sự linh hoạt. 

Những khu công nghiệp trọng điểm thu hút dự án FDI

Tại hội thảo với chủ đề “Thực trạng các khu công nghiệp hiện nay và các giải pháp tài chính” sáng nay (16/1), TS Lê Minh Nghĩa - Chủ tịch VFCA cho Chia sẻ, Việt Nam đã trải qua hơn 37 năm đổi mới và đạt được những thành tựu to lớn trong lịch sử. Từ chỗ là một nền kinh tế lạc hậu, bao cấp Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế thị trường hiện đại định hướng xã hội chủ nghĩa, vươn lên để trở thành điểm sáng tăng trưởng trong khu vực và trên thế giới. Trong đó, không thể không kể đến sự đóng góp và vai trò quan trọng của các khu công nghiệp.

Hiện nay, trên cả nước có tổng cộng 414 khu công nghiệp được thành lập tại 61/63 tỉnh, thành phố, với tổng diện tích gần 127.000ha, hơn 1.000 cụm công nghiệp với tổng diện hơn 31.000ha. Những khu công nghiệp này đã trở thành các khu vực trọng điểm thu hút những dự án đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối năm 2022, Các khu công nghiệp trên cả nước đã thu hút được hơn 11.200 dự án FDI Và đạt được tổng số vốn đăng ký ấn tượng là hơn 231 tỷ USD, Cùng với đó là sự góp mặt của 10.400 dự án đầu tư Bao gồm cả doanh nghiệp trong và ngoài nước với tổng số vốn đăng ký chạm mốc 2,54 triệu tỷ đồng.

Trong đó, hoạt động của các doanh nghiệp ở trong các khu công nghiệp đã có sự đóng góp rất lớn đối với tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước chiếm khoảng năm mươi phần trăm, đóng góp đáng kể vào nguồn ngân sách. Các cụ công nghiệp ngày càng phát triển đã thúc đẩy sự chuyển giao công nghệ mang đến những công nghệ hiện đại nhất, đào tạo ra đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp, giải quyết được số lượng việc làm lớn cũng như nâng cao nguồn thu nhập cho người lao động cải thiện cuộc sống. 

Tuy nhiên, theo TS Lê Minh Nghĩa Bên cạnh những ưu điểm thì các khu công nghiệp Việt Nam vẫn còn khá nhiều vướng mắc ví dụ như nguồn nhân lực tài chính để phát triển hạ tầng kĩ thuật khu công nghiệp còn hạn hẹp, dẫn đến việc hạ tầng chưa đồng bộ, quá trình xây dựng chậm trễ làm tăng áp lực kinh tế cho các khu công nghiệp.

Bên cạnh đó, có một vấn đề tồn tại đã lâu và cực kỳ khó xử lý đó chính là những sự chồng chéo về các bộ luật, quy định đãi đầu tư theo địa bàn, chưa có chính sách yêu đãi để thu hút các doanh nghiệp, các dự án đầu tư thử cấp, chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong các khu doanh nghiệp cũng chưa thật sự thu hút...


Hiện nay, trên cả nước có tổng cộng 414 khu công nghiệp được thành lập tại 61/63 tỉnh, thành phố, với tổng diện tích gần 127.000ha
Hiện nay, trên cả nước có tổng cộng 414 khu công nghiệp được thành lập tại 61/63 tỉnh, thành phố, với tổng diện tích gần 127.000ha

Chính sách tín dụng cho khu công nghiệp còn chưa thúc đẩy

TS Lê Minh Nghĩa Nhấn mạnh những chính sách áp dụng cho các khu công nghiệp tại Việt Nam hiện nay mới chỉ tập trung vào chính sách thuế, đất đai, chính sách yêu đãi và các chính sách hỗ trợ của địa phương mà thiếu đi vai trò của chính sách tín dụng. Bên cạnh đó, Nghị định số 35/2022/NĐ-CP về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế đã bổ sung rất rõ các quy định đối với loại hình khu công nghiệp sinh thái.

Tại báo cáo tổng kết 30 năm phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế số bộ kế hoạch và đầu tư chủ trì cũng được chính phủ đồng ý, đến năm 2030 sẽ phấn đấu để có 40 - 50% địa phương Đưa ra được những kế hoạch và thực hiện việc chuyển đổi các khu công nghiệp hiện hữu Sang các khu công nghiệp sinh thái và 8% - 10% địa phương Định hướng được việc xây dựng các khu công nghiệp sinh thái mới theo hướng phát triển chung của thị trường. Chuyển đổi theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn trong các khu công nghiệp sẽ là vấn đề trọng điểm và then chốt được phát triển nhằm góp phần giải quyết vấn đề phát thải ròng bằng không vào năm 2050 như Thủ tướng Chính phủ đã cam kết tại COP26.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy đến cuối năm 2022, dư nợ cấp tín dụng xanh của hệ thống ngân hàng mới giải ngân được 500.000 tỷ đồng, Thậm chí chưa triển khai được các chính sách tín dụng để thúc đẩy việc tiếp cận vốn cho các khu công nghiệp sinh thái. Nếu như nguồn vốn này không thể tiếp cận kịp thời thì rất khó để có thể xây dựng và hình thành những mô hình khu công nghiệp sinh thái phát triển được trong thực tế, đây chính là nguyên nhân khiến cho Việt Nam đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội đón làn sóng đầu tư xanh ngày càng trở thành xu hướng phát triển chung mà các nhà đầu tư hướng đến. 

"Ngoài tài chính cho phát triển hạ tầng và đầu tư sản xuất kinh doanh, thì việc cung cấp các sản phẩm tài chính phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng đời sống cho công nhân trong các khu công nghiệp cũng rất quan trọng. Tuy nhiên, có thể thấy đây vẫn là mảng thị trường hầu như bị bỏ ngỏ", Chủ tịch VFCA cho biết thêm.

Hiện nay, đa phần các ngân hàng vẫn chỉ chú trọng đến nhóm khách hàng có thu nhập trung bình và thu nhập cao trở lên chứ chưa thật sự quan tâm đến nhóm khách hàng là công nhân. Trong khi đó số lượng công nhân tại các khu công nghiệp rất lớn, đời sống của họ còn gặp khá nhiều khó khăn và rất cần đến những chính sách hỗ trợ để có thể tiếp cận vốn mua nhà ở xã hội, thúc đẩy cung cấp tín dụng tiêu dùng cho công nhân một cách phù hợp, từ đó giúp họ cải thiện được cuộc sống và nâng cao chất lượng an sinh xã hội.

Trong suốt 30 năm qua, nền kinh tế chung của thị trường đã được chứng kiến vai trò quan trọng của những khu công nghiệp với sự đóng góp to lớn vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều khó khăn, hạn chế trong vấn đề tài chính chưa được tháo gỡ khiến cho các khu công nghiệp chưa thể phát triển tương xứng với tiềm năng to lớn của mô hình đang đến. 


Trong suốt 30 năm qua, nền kinh tế chung của thị trường đã được chứng kiến vai trò quan trọng của những khu công nghiệp
Trong suốt 30 năm qua, nền kinh tế chung của thị trường đã được chứng kiến vai trò quan trọng của những khu công nghiệp

Trong bối cảnh đó, Chủ tịch VFCA Cho rằng sự ra đời của liên chi hội tài chính khu công nghiệp Việt Nam là một đơn vị thuộc hiệp hội tư vấn tài chính Việt Nam là điều hết sức cấp thiết và cần thiết để kết nối các tổ chức, cá nhân đang hoạt động trên cả nước, hướng tới việc bảo vệ những lợi ích và quyền hợp pháp của họ đối với những doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp. Đồng thời, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp, định hướng huy động vốn đầu tư, kinh doanh trong khu công nghiệp một cách chuyên nghiệp, phù hợp với quy định pháp luật.

Bên cạnh đó, đây cũng là đầu môi đáng tin cậy để các nhà đầu tư, các đối tác, kết nối cung cầu về việc đầu tư, tài chính cho những tổ chức, cá nhân hoạt động trong các khu công nghiệp, đại diện cho cộng đồng các doanh nghiệp khu công nghiệp lên tiếng đèn phản ánh có tâm tư, nguyện vọng chính đáng và đến những cơ quan quản lý có thẩm quyền. Bên cạnh đó, còn có chức năng tham mưu cho các cơ quan quản lý nhà nước đối với việc xây dựng cơ chế, chính sách liên quan, tham mưu cho Hiệp hội tư vấn tài chính Việt Nam đối với hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội liên quan đến tài chính khu công nghiệp.

Với sứ mệnh quan trọng như vậy, các chuyên gia tin rằng liên chi hội sẽ trở thành cơ quan đại diện tiếng nói cho các doanh nghiệp, công nhân và sẽ có những đóng góp tích cực đối với sự phát triển của tài chính khu công nghiệp nói riêng cũng như hệ thống tài chính của Việt Nam nói chung.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

HoREA đề xuất giải pháp “mở khóa” nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

Hà Nội sắp thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư

TP.HCM: Phân khúc trung cấp chỉ chiếm 10% nguồn cung căn hộ mới năm 2025

Nhiều địa phương có thêm các KCN tầm cỡ, tăng cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

Nhà ở xã hội: Không chỉ khó làm, còn khó cả bán

Mặt bằng, căn hộ nhộn nhịp theo Metro số 1

Vĩnh Phúc sắp đấu giá 67 ô đất, khởi điểm từ 960 triệu đồng

Tin mới cập nhật

Chuyên gia: Cần thúc đẩy giãn dân về ngoại thành để giám áp lực giá nhà ở trung tâm

8 giờ trước

Hà Nội sắp thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư

8 giờ trước

HoREA đề xuất giải pháp “mở khóa” nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

8 giờ trước

Nhìn lại những đột phá của công nghệ AI trong năm 2024

8 giờ trước

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

3 ngày trước