Chính phủ giữ quan điểm "giao dịch bất động sản phải qua sàn"
BÀI LIÊN QUAN
Bỏ quy định bắt buộc giao dịch bất động sản qua sàn gây bất ổn cho thị trường?Ông Nguyễn Anh Quê: Giao dịch bất động sản qua sàn giúp lành mạnh hóa thị trườngBắt buộc giao dịch bất động sản qua sàn sẽ tạo ra đặc quyền, đặc lợi riêngTheo Báo Lao Động, Chính phủ vừa có tờ trình dự thảo Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi) gửi Quốc hội sau khi tiếp thu các ý kiến.
Một trong những nội dung tại dự thảo là là quy định mua bán, cho thuê nhà ở bất động sản hình thành trong tương lai (bất động sản trên giấy) phải giao dịch qua sàn.
Sau khi tiếp thu, Chính phủ giữ nguyên quan điểm cần bắt buộc.
Theo đó, hai loại giao dịch bất động sản phải qua sàn, gồm chủ đầu tư bán, cho thuê mua nhà ở hoặc công trình hình thành trong tương lai và chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại đất đã có hạ tầng kĩ thuật. Còn các giao dịch khác được khuyến khích thông qua sàn.
Tờ trình của Chính phủ cho biết, căn cứ vào loạt chủ trương của Đảng, Trung ương và khẳng định đã đánh giá tác động kĩ.
Hiện không quy định bắt buộc giao dịch qua sàn nhưng theo Chính phủ, 99% các chủ đầu tư đều bán hàng qua sàn hoặc môi giới. Các chủ đầu tư quy mô lớn còn tự tổ chức sàn giao dịch hoặc bộ phận bán hàng riêng.
Các trường hợp mua bán, giao dịch trực tiếp (không qua sàn giao dịch, không qua công chứng) dẫn tới nhiều rủi ro cho người mua vì khó kiểm chứng chất lượng, pháp lí, giá cả của bất động sản.
Thực tế đã xảy ra nhiều vụ lừa đảo bán bất động sản không có pháp lí (dự án ma, dự án không đủ hạ tầng kĩ thuật, không được phép xây dựng) hoặc dự án chưa đủ điều kiện pháp lí.
Điển hình là dự án lừa đảo của Công ty Alibaba tại Đồng Nai, Vũng Tàu hay dự án Roxana Plaza Bình Dương của Công ty TNHNN Xây dựng và dịch vụ thương mại bất động sản Tường Phong.
Bên cạnh đó, tờ trình cũng đánh giá, quy định buộc giao dịch qua sàn cũng không làm tăng chi phí bất hợp lí cho chủ đầu tư, hay giá bán. Bởi, thay vì chủ đầu tư bỏ chi phí để tự tổ chức bán hàng, họ thuê sàn bất động sản thực hiện sẽ tiết kiệm chi phí vì sàn bất động sản là đơn vị bán hàng chuyên nghiệp nên hiệu quả, hiệu suất cao hơn.
Ngoài ra, việc quy định giao dịch qua sàn không làm giảm tính cạnh tranh của thị trường hay tạo độc quyền của các sàn giao dịch.
Do đó, quy định buộc bán bất động sản hình thành trong tương lai qua sàn sẽ tăng kiểm soát, minh bạch, bảo vệ người dân trong các giao dịch nhưng không làm ảnh hưởng tới quyền tự do và góp phần tăng cạnh tranh giữa các sàn giao dịch.
Nhà nước sẽ có công cụ quản lí thông tin, điều tiết thị trường nhanh và kịp thời khi có biến động, chống thất thu thuế, rửa tiền.
Trước đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có kết luận về dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) được xem xét tại phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 4.2023.
Ủy Thường vụ Quốc hội đề nghị hoàn thiện quy định về sàn giao dịch bất động sản, môi giới bất động sản, công chứng, bảo lãnh, đặt cọc, thanh toán trong giao dịch kinh doanh bất động sản… bảo đảm phù hợp với chủ trương của Nghị quyết 18 của Trung ương.
Cùng với đó đảm bảo cụ thể, khả thi, an toàn pháp lý, không làm phát sinh “điểm nghẽn” về chính sách cản trở quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của thị trường bất động sản, phù hợp với Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan.
Quy định rõ địa vị pháp lý, điều kiện thành lập, nguyên tắc tổ chức, cơ chế hoạt động, nghĩa vụ của sàn giao dịch bất động sản để bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiệu quả.
Việc này bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, khuyến khích nhưng tôn trọng quyền lựa chọn tham gia giao dịch qua sàn giao dịch bất động sản của doanh nghiệp và người dân.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị quy định rõ mối quan hệ giữa xác nhận giao dịch qua sàn với công chứng và đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Ràng buộc trách nhiệm của chủ đầu tư và sàn giao dịch bất động sản để bảo đảm quyền lợi cho người mua...