Chỉ sau một tin đồn, tập đoàn Alibaba "bốc hơi" 26 tỷ USD vốn hoá
BÀI LIÊN QUAN
"Jack Ma của nước Nga" - Từ giáo viên thành nữ tỷ phú giàu nhất nướcKỳ lân ngành thanh toán được "chống lưng" bởi Warren Buffett và Jack Ma, tăng trưởng nhanh Top đầu thế giới, nay đứng trước bờ vực sụp đổJack Ma cũng không mua nổi ngôi nhà của Hòa Thân: Một cây cột nhà giá gần 9.500 tỷ đồngTheo VnEconomy, sáng ngày 3/5, đài truyền hình quốc gia Trung Quốc CCTV, đưa tin cảnh sát thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang - nơi Alibaba đặt trụ sở - đã bắt giữ và đang điều tra một người có họ là Ma từ ngày 25/4.
Bản tin trên mặc dù chỉ có 86 từ, không có quá nhiều thông tin chi tiết nhưng cũng đã khiến nhiều nhà đầu tư hoảng loạn. Nhiều người tin rằng nhân vật được đề cập tới trong bản tin chính là Jack Ma, có tên tiếng Trung là Ma Yun - người đồng sáng lập tập đoàn Alibaba.
Theo nguồn tin từ Bloomberg, sau bản tin này, giá cổ phiếu Alibaba tại thị trường chứng khoán Hong Kong lao dốc 9,4% vào đầu phiên giao dịch, khiến vốn hoá của công ty này sụt khoảng 26 tỷ USD.
Sau đó không lâu, Global Times - một cơ quan truyền thông nhà nước khác đã dẫn nguồn tin giấu tên cho biết tên của người bị bắt nói trên có ba chữ cái. Người này sinh năm 1985, trẻ hơn 20 tuổi so với nhà sáng lập A và được xác định là giám đốc phụ trách nghiên cứu và phát triển phần cứng tại một hãng công nghệ thông tin.
Thông tin này dường như đã giải toả đi bớt phần nào nỗi sợ của những nhà đầu tư. Giá cổ phiếu Alibaba đã tăng trở lại sau bản tin của Global Times và đóng cửa phiên giao dịch với mức giảm chỉ khoảng 0,83%.
Tuy vậy, cú lao dốc bất ngờ của cổ phiếu Alibaba cho thấy mức độ nhạy cảm của nhiều nhà đầu tư công nghệ trước những thông tin liên quan tới động thái của nhà chức trách Trung Quốc với các hãng công nghệ khổng lồ.
Một vài năm gần đây, Bắc Kinh đã mở hàng loạt những cuộc điều tra chống độc quyền nhằm vào nhiều công ty công nghệ, cùng với đó tăng cường giám sát về an ninh dữ liệu và hạn chế người dùng sử dụng các nền tảng internet và game.
Trong khi đó, nhiều hãng công nghệ nước này cũng đang gặp nhiều khó khăn trong việc thúc đẩy người dùng và khách hàng dành nhiều thời gian hơn trên nền tảng của mình giữa lúc tăng trưởng kinh tế giảm tốc dần.
Được biết, Alibaba là một trong những tâm điểm của chiến dịch siết giảm sát lĩnh vực công nghệ của Chính phủ Trung Quốc. Cuối năm 2020, sau khi ông Jack Ma công khai chỉ trích các nhà chức trách Trung Quốc về các chính sách tài chính, ngay lập tức thương vụ chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Ant Group - công ty con tài chính của Alibaba - bị đình chỉ.
Nhiều nhà chức trách cũng đã mở rộng cuộc điều tra đối với Alibaba với cáo buộc công ty này lợi dụng vị thế dẫn đầu thị trường để kinh doanh độc quyền. Alibaba cuối cùng đã lĩnh án phạt kỷ lục 2,8 tỷ USD.
Những tháng gần đây, Chính phủ Trung Quốc đã phát đi tín hiệu cho thấy chiến dịch siết giám sát này đang được nới lỏng hơn trước. Ngày 29/4, Bắc Kinh nói rằng sẽ thúc đẩy thêm sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế internet. Động thái này đã giúp giá cổ phiếu của nhiều công ty internet tăng vọt trong phiên hôm đó.
Diễn biến cổ phiếu của Alibaba do tin đồn Jack Ma bị bắt cho thấy rằng các nhà đầu tư vẫn chưa hết lo ngại. Một nhà phân tích nói với Financial Times rằng: "Trung Quốc đã áp đặt khá nhiều chính sách hà khắc với các công ty công nghệ và giờ đây các nhà đầu tư đều cảnh giác hơn. Nếu có điều gì xảy tới, họ sẽ bán tháo cổ phiếu".
Trở lại về vấn đề Jack Ma, từ hôm "sảy miệng", sau đó một thời kỳ đen tối đã xảy tới với Alibaba, ông gần như không biến mất khỏi truyền thông.
Trong những lần xuất hiện ít ỏi, ông đã tham gia các sự kiện xã hội không liên quan tới Alibaba, ông cũng "biến mất" khỏi danh sách những doanh nhân tiêu biểu của Trung Quốc do tờ Tin tức Chứng khoán Thượng Hải bình chọn trong năm 2021.
Ngoài ra, đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) hiện đang bị chỉ trích sau bản tin đã khiến nhiều người hiểu nhầm rằng người sáng lập của Alibaba bị bắt.
Được biết, bản tin của CCTV được đăng tải trên ứng dụng tin tức của đài khoảng 9h sáng 3 - 5. Trong đó, nói rằng một người đàn ông họ Ma và tên đầy đủ gồm 2 chữ đã bị bắt tại Hàng Châu vì nghi ngờ hoạt động chống phá nhà nước.
Hàng Châu là trụ sở của Alibaba và họ tên khai sinh của người sáng lập Alibaba cũng gồm 2 chữ là Jack Ma.
Sau đó, Đài CCTV cập nhật bản tin đầu nói rằng nghi phạm họ Ma có tên đầy đủ gồm 3 chữ, qua đó xoá tan tin đồn Jack Ma bị bắt.
Thời báo Hoàn Cầu đã thêm thông tin về nghi phạm như mới 37 tuổi, sinh tại Ôn Châu và làm giám đốc nghiên cứu phần cứng tại một công ty công nghệ. Trong khi đó, tỷ phú Jack Ma sinh năm 1964 tại Hàng Châu.
Theo Thời báo Hoàn Cầu, nghi phạm họ Ma này đã lập một nhóm nặc danh và hành động như một đặc vụ của các thế lực nước ngoài, tung tin đồn, thông tin sai lệch, công bố những tuyên bố độc lập nhằm chia rẽ đất nước và lật đổ nhà nước.
Theo Nikkei Asia, bản tin của CCTV đã tạo ra một cuộc tranh luận lớn trên mạng xã hội Trung Quốc, trong đó phần lớn chỉ trích nhà đài này.
Một người dùng Weibo sinh sống tại Thượng Hải đã đặt vấn đề rằng: "Có thể đưa CCTV vào diện nghi ngờ rằng họ can thiệp thị trường được không?".
"Không hiểu lý do tại sao họ làm vậy, có rất nhiều người họ Ma ở Trung Quốc đấy. Tôi luôn tin rằng CCTV sẽ không bao giờ mắc sai lầm họ tên như thế" - một người dùng Weibo sinh sống tại Trùng Khánh hưởng ứng.
Theo tờ Nikkei Asia, chỉ trong vài phút sau khi bản tin được đăng tải ngày 3 tháng 5, giá cổ phiếu của Alibaba giảm tới 9,4% tại sàn chứng khoán Hong Kong, thổi bay khoảng 26,53 tỉ USD giá trị vốn hoá thị trường của tập đoàn.
Động thái bán tháo này bắt nguồn từ nhiều người sợ bị vạ lây dù Jack Ma không còn giữ vị trí chính thức nào tại tập đoàn này. Theo Nikkei Asia, tâm lý lo lắng càng thêm căng thẳng khi một số tờ báo tiếng Trung khác đăng lại bản tin của CCTV