Chân dung Phó chủ tịch TP. Hồ Chí Minh Lê Hòa Bình
Vào sáng ngày 29/3, dư luận TP. Hồ Chí Minh nói riêng và dư luận trên cả nước nói chung xôn xao trước thông tin Phó chủ tịch TP. Hồ Chí Minh Lê Hòa Bình gặp nạn trên đường đi công tác tại tỉnh Long An. Vào trưa cùng ngày, Thành ủy TP. Hồ Chí Minh chính thức thông tin Phó Chủ tịch Lê Hòa Bình đã qua đời do vết thương quá nặng.
Tiểu sử ông Lê Hòa Bình - Phó Chủ tịch TP. Hồ Chí Minh
Ông Lê Hòa Bình sinh ngày 1/4/1970 tại Quảng Ngãi. Ông có trình độ chuyên môn Kỹ sư xây dựng, Thạc sĩ kỹ thuật, Cử nhân kinh tế và Cao caaos lý luận chính trị. Ông Lê Hòa Bình từng làm Phó Giám đốc Sở xây dựng được điều động về giữ chức Chủ tịch UBND quận 7 và sau đó trở lại làm Giám đốc Sở xây dựng.
Phó Chủ tịch TP. Hồ Chí Minh Lê Hòa Bình - người được kỳ vọng thay đổi diện mạo của thành phố
Vào cuối tháng 12/2021, UBND TP. Hồ Chí Minh đã có quyết định phân công công tác Chủ tịch, Phó Chủ tịch cùng các thành viên UBND TP. Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2021 - 2026. Theo đó, ông Lê Hòa Bình được phân công làm Phó chủ tịch thường trực UBND TP. Hồ Chí Minh. Ông Bình sẽ giúp Chủ tịch UBND thành phố chủ đạo, giải quyết hồ sơ, phân công Phó Chủ tịch, Ủy viên UBND thành phố tham dự các hoạt động của các cơ quan Trung ương, Thành ủy, HĐND, UBND, các cơ quan, đơn vị thuộc TP. Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, ông Bình sẽ trực tiếp chỉ đạo Văn phòng UBND thành phố chỉ đạo các lĩnh vực quy hoạch, quản lý, phát triển đô thị, xây dựng, quản lý đất đai - tài nguyên môi trường, giao thông vận tải, cấp thoát nước, quản lý nhà và giải quyết những trường hợp khiếu nại, tố cáo.
Chỉ đạo sở Quy hoạch - kiến trúc, Sở xây dựng, Giao thông vận tải, Tài nguyên - môi trường, Ban quản lý khu đô thị Tây Bắc, Ban quản lý khu Nam, Ban quản lý đường sắt đô thị, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị, Quỹ phát triển nhà ở TP, Quỹ phát triển đất TP và một số Tổng công ty. Bên cạnh đó, ông Bình còn trực tiếp giải quyết những công việc do Chủ tịch UBND thành phố ủy nhiệm, theo dõi và chỉ đạo TP. Thủ Đức, quận Phú Nhuận, huyện Bình Chánh, Hóc Môn.
Được biết, trước đó vào chiều ngày 8/12, HĐND TP. Hồ Chí Minh kỳ họp thứ 23 đã bầu bổ sung hai tân Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh. Theo đó, ông Lê Hòa Bình - Giám đốc Sở Xây dựng và bà Phan Thị Thắng - Phó Chủ tịch HĐND Thành phố được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh với tỷ lệ phiếu bầu lần lượt 95,23% và 90,4%.
Tại buổi lễ nhậm chức vào ngày 19/12/2021, trong niềm vinh dự, ông Lê Hòa Bình từng đưa ra lời phát biểu rằng trong nhiệm vụ mới còn có rất nhiều trọng trách nặng nề trong bối cảnh chung của cả nước và cả những điều kiện hết sức đặc thù của TP. Hồ Chí Minh. Đến hiện tại, TP. Hồ Chí Minh đang tổ chức chính quyền đô thị, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đồng thời thành lập TP. Thủ Đức thuộc TP. Hồ Chí Minh.
Đáp lại niềm tin của lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh và người dân, ông Lê Hòa bình cam kết sẽ nỗ lực trong học tập, rèn luyện về mọi mặt cùng với phát huy tri thức được đào tạo cũng như các bài học đã trải nghiệm. Đồng chí Lê Hòa Bình cam kết sẽ thực hiện đúng chương trình hành động đã được trình bày tại kỳ họp thứ 23 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa IX.
Đồng chí Lê Hòa Bình cũng đưa ra mong muốn sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của các sở, ngành và sự ủng hộ của người dân để có thể hoàn thành được nhiệm vụ được giao. Khi nhận xét về ông Lê Hòa Bình, Nguyên Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong từng đánh giá cao vì ông Lê Hòa Bình đã được đào tạo bài bản về chuyên môn xây dựng, trải qua nhiều vị trí và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong mong muốn đồng chí Lê Hòa Bình sẽ nỗ lực hết sức để hoàn thành nhiệm vụ Ban Thường vụ Thành ủy, HĐND TP. Hồ Chí Minh giao.
Ông Lê Hòa Bình là người lãnh đạo có tâm
Ngay sau khi nhậm chức, tại kỳ họp thứ 23 - Hội đồng nhân dân TP. Hồ Chí Minh khóa IX, sau khi được bầu, tân Phó Chủ tịch UBND TP Lê Hòa Bình đã đặt ra mục tiêu trọng tâm ở 6 lĩnh vực, đó là: Pháp lý trong đầu tư xây dựng; quy hoạch, quản lý, phát triển đô thị; xây dựng; quản lý đất đai, tài nguyên và môi trường,... Bên cạnh việc tiếp tục thực hiện những chính sách, quy hoạch đang có của thành phố thì ông Bình đã đặt ra mục tiêu chi tiết cho từng lĩnh vực. Ở cương vị mới, ông Bình sẽ ưu tiên hơn nữa việc phát triển nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ và nhà ở dành cho công nhân, người có thu nhập thấp.
Theo đí, Phó Chủ tịch UBND TP Lê Hòa Bình cam kết sẽ tổ chức, triển khai và thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển nhà ở TP. Hồ Chí Minh giai đoạn năm 2020 - 2025. Phấn đấu đạt tổng diện tích nhà ở xây dựng mới đạt 50 triệu m2. Đến cuối năm 2025 nhà ở bình quân đầu người đạt 23,5m2/người.
Nhằm đẩy mạnh xây dựng mới 15 chung cư cũ cấp D và tiếp tục thực hiện di dời nhà ở trên và ven kênh rạch đồng thời tổ chức lại cuộc sống của dân cư. Bên cạnh đó là thu hút đầu tư xây dựng khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông, khu đô thị Thủ Thiêm, khu đô thị lấn biển Cần Giờ,... phát triển trường học, bệnh viện và nâng cấp các thiết chế văn hóa, di tích của TP. Hồ Chí Minh.
Không những thế, ông Lê Hòa Bình đặc biệt chú trọng đến việc hoàn thiện mô hình quản lý, vận hành quỹ nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước. Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biêt sẽ điều chuyển công tác quản lý, vận hành từ công ty về Trung tâm quản lý nhà và giám định xây dựng trực thuộc Sở xây dựng đồng thời xây dựng quy chế quản lý và khai thác tài sản công. Ngoài ra, ông Lê Hòa Bình cũng cam kết đẩy nhanh tiến độ bán đấu giá quỹ nhà và nền đất tái định cư còn trống và chưa có kế hoạch sử dụng trong giai đoạn 2020 - 2025 nhằm thu hồi ngân sách đã được đầu tư. Đáng chú ý, ông Bình cho biết sẽ tập trung vào việc giải quyết những vấn đề kéo dài gây bức xúc ở trong nhân dân. Cụ thể là việc rà soát các quy hoạch phân khu 1/2.000 đã được duyệt nhưng không còn phù hợp và các dự án chậm triển khai làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân.