meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

CEO Lê Thị Thu Thuỷ: VinFast phải đi đường vòng để có thể bắt kịp đối thủ

Thứ hai, 30/01/2023-20:01
Không chỉ có sự hậu thuẫn từ công ty mẹ của mình là Tập đoàn Vingroup, VinFast còn phù hợp với truyền thống thử nghiệm những dự án kinh doanh mới của tập đoàn, từ điện thoại thông minh cho đến thương mại điện tử. Tuy nhiên, việc làm xe điện lại là một thách thức ở quy mô khác. 

Chia sẻ về lý do Tập đoàn Vingroup chuyển sang sản xuất ô tô điện, bà Lê Thị Thu Thủy - CEO VinFast cho biết: “Để sản xuất xe điện, các học nhanh nhất chính là đi đường vòng, thông qua việc học những người giỏi nhất trong ngành ô tô như BMW cùng với General Motors”.

Được biết, VinFast được thành lập vào năm 2017. Chỉ sau 5 năm ra mắt, nhà sản xuất ô tô Việt Nam đã chuyển hướng hoàn toàn sang sản xuất sản phẩm xe điện. Năm 2022, VinFast bắt đầu xuất khẩu xe điện sang thị trường Mỹ và chia sẻ về kế hoạch xây dựng nhà máy tại Bắc Carolina cũng như việc theo đuổi IPO. Những tham vọng này đã mang đến cho VinFast danh tiếng, nhưng nó cũng làm dấy lên hàng loạt các câu hỏi như: VinFast đến từ đâu? Một công ty non trẻ có gì mà dám thách thức Tesla trên chính sân chơi của họ?

“Con đường vòng” để VinFast bắt kịp đối thủ

Không chỉ có sự hậu thuẫn từ công ty mẹ của mình là Tập đoàn Vingroup, VinFast còn phù hợp với truyền thống thử nghiệm những dự án kinh doanh mới của tập đoàn, từ điện thoại thông minh cho đến thương mại điện tử. Tuy nhiên, việc làm xe điện lại là một thách thức ở quy mô khác. 


Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền của Rest of World với Giám đốc điều hành toàn cầu của VinFast là bà Lê Thị Thu Thủy, nữ CEO này đã giải thích lý do VinFast quyết định xuất khẩu xe điện sang Mỹ
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền của Rest of World với Giám đốc điều hành toàn cầu của VinFast là bà Lê Thị Thu Thủy, nữ CEO này đã giải thích lý do VinFast quyết định xuất khẩu xe điện sang Mỹ

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền của Rest of World với Giám đốc điều hành toàn cầu của VinFast là bà Lê Thị Thu Thủy, nữ CEO này đã giải thích lý do VinFast quyết định xuất khẩu xe điện sang Mỹ. Đồng thời, bà cũng chia sẻ những phản hồi từ khách hàng mà công ty nhận được và “con đường vòng” để bắt kịp các đối thủ. 

Theo bà Thủy, cái gốc của Vingroup chính là sản xuất. Khi tập đoàn sản xuất mì ăn liền tại Ukraine là sản xuất hàng loạt. Dù có nhiều khác biệt so với hiện tại nhưng vẫn có điểm chung về việc thiết lập một nhà máy cùng dây chuyền sản xuất hiệu quả. Tuy nhiên, chế tạo ô tô sẽ phức tạp hơn nhiều. Ngay từ đầu, VinFast đã tiến hành tuyển dụng những nhân tài hàng đầu, ít nhất từ 20 đến 30 năm kinh nghiệm trong ngành ô tô. VinFast hiện đang có khoảng 36 nhân viên với các quốc tịch khác nhau cùng với hàng trăm người nước ngoài đang công tác ở những vị trí khác nhau, chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất. 

Mục tiêu ngay từ đầu của VinFast là sản xuất ô tô điện và vươn tầm thế giới. Tuy nhiên, để có thể sản xuất xe điện, cách học hỏi nhanh nhất là đi đường vòng, thông qua việc học hỏi những người giỏi nhất trong ngành ô tô, điển hình như BMW hay General Motors. “Chúng tôi đã học cách thiết lập cũng như phát triển ô tô, học cách thiết lập một nhà máy và những tiêu chuẩn chất lượng cần thiết. Sau khi sản xuất được ô tô chạy bằng xăng và bắt đầu bán ra thị trường Việt Nam, chỉ trong vòng chưa đầy hai năm, ba mẫu xe của VinFast đã trở thành những mẫu ô tô bán chạy nhất ở các phân khúc thị trường tương ứng”, CEO Lê Thị Thu Thủy bổ sung.

Dù thành tích ấn tượng là thế nhưng VinFast vẫn trung thành với mục tiêu ban đầu của mình là sản xuất xe điện. Đồng thời, VinFast cũng kiên định với mục tiêu trở thành công ty toàn cầu. Mỹ và EU đều là những thị trường khắt khe và vô cùng khó tính. Đây cũng là cơ sở để VinFast phát triển những sản phẩm tốt nhất. Chỉ cần chinh phục được khách hàng Mỹ và châu Âu, các thị trường khác không còn là vấn đề lớn.

Tại Mỹ, VinFast vẫn chưa có sự hiện diện thương hiệu. Do đó, công ty nhắm mục tiêu khách hàng thông qua việc tiếp cận họ. VinFast sẽ để người tiêu dùng chạy thử xe, sau đó thuyết phục từng người. Tiếp đến, công ty sẽ thu thập phản hồi từ người tiêu dùng nhằm tạo ra sản phẩm tốt hơn. Theo thời gian, danh tiếng và thương hiệu cũng sẽ dần lan rộng.


Tháng 12/2022, 999 chiếc xe VF8 City Edition được xuất khẩu qua Mỹ đã được xác định là xe để tiếp thị
Tháng 12/2022, 999 chiếc xe VF8 City Edition được xuất khẩu qua Mỹ đã được xác định là xe để tiếp thị

Tháng 12/2022, 999 chiếc xe VF8 City Edition được xuất khẩu qua Mỹ đã được xác định là xe để tiếp thị. Phạm vi lái của những chiếc xe này cũng bị hạn chế hơn khi so sánh với những chiếc xe bản tiêu chuẩn sẽ được giao cho khách hàng sau này bởi loại pin của chúng cũng khác nhau. Tuy nhiên, VinFast vẫn mong muốn có thể trực tiếp đưa những sản phẩm này đến tận tay người tiêu dùng để nhận về những phản hồi. Khách hàng có thể chạy thử và đổi lấy chiếc xe khác sau đó.

Theo những người lái VF8 tại Việt Nam, họ thích động cơ của xe. Nữ CEO này cho biết, VinFast cũng giống như những nhà sản xuất xe điện khác đều có vấn đề về pin và phần mềm. Không phải mọi thứ đều xuất hiện ở quá trình kiểm thử phần mềm. Thông thường, nó phải được đưa đến tay người tiêu dùng, một số lỗi sẽ đột ngột xuất hiện trong các trường hợp cụ thể. Điều quan trọng là xe rất an toàn và mang đến cảm giác lái vô cùng chính xác. Những chiếc xe của VinFast đã trải qua tất cả các bài kiểm tra an toàn để có thể nhập khẩu vào thị trường Mỹ. 

Với những người trong ngành, họ sẽ dễ dàng hiểu được phần mềm cần phải được kiểm tra càng sớm càng tốt. Nếu như có lỗi, chúng cần phải được sửa và cập nhật nhanh nhất có thể. Điều này xảy ra hàng ngày và cứ vài tuần sẽ có một phiên bản phần mềm mới dành cho khách hàng. 

“Trong thời gian tới, những lỗi phần mềm sẽ dần được khắc phục, đồng thời khách hàng sẽ không còn gặp phải những lỗi này nữa. Sẽ mất một thời gian, có thể là vài tháng nhưng sẽ không quá lâu. Với chính sách bảo hành 10 năm cùng với dịch vụ của VinFast , không chỉ tại trung tâm bảo hành mà những dịch vụ trực tuyến, như cập nhật phần mềm thì các khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm”, CEO Lê Thị Thu Thủy cho biết.

Nữ CEO cũng bổ sung, có một vài trường hợp tại Việt Nam được ghi nhận là lỗi phần mềm, VinFast cũng đã chủ động trong việc đưa ra phương hướng khắc phục cho các khách hàng. Hầu hết những khách hàng này đều hài lòng với sản phẩm sau khi vấn đề đã được giải quyết. Gần đây, VinFast đã và đang tập trung nhiều hơn vào phần mềm cho thị trường Mỹ. Rất nhiều lỗi đã được giải quyết đối với phiên bản bán ra tại thị trường này và sớm được cập nhật tại Việt Nam. 


Nữ CEO bổ sung, có một vài trường hợp tại Việt Nam được ghi nhận là lỗi phần mềm, VinFast cũng đã chủ động trong việc đưa ra phương hướng khắc phục cho các khách hàng
Nữ CEO bổ sung, có một vài trường hợp tại Việt Nam được ghi nhận là lỗi phần mềm, VinFast cũng đã chủ động trong việc đưa ra phương hướng khắc phục cho các khách hàng

Cái gì không phù hợp thì nên thay đổi 

Dù là một startup ô tô với tuổi đời non trẻ nhưng VinFast đã trải qua những thay đổi lớn. CEO Lê Thị Thu Thủy khẳng định, đó chính là văn hóa của Vingroup. Thay vì ngồi đó chờ chết, cái gì không hợp thì chúng ta nên thay đổi. Điều quan trọng chính là khả năng thay đổi và thích ứng để có được sự tăng trưởng tốt hơn. 

Chia sẻ về mục tiêu bán 750.000 xe điện/năm vào năm 2026, CEO VinFast cho biết đội ngũ sẽ cố gắng hết sức để vượt qua con số đó. Thời điểm hiện tại, rất nhiều người đã gia nhập xu hướng chuyển từ ô tô xăng sang ô tô điện. Vì thế, tiềm năng phát triển của thị trường này là rất lớn. “Dù mục tiêu còn nhiều khó khăn, nhưng nếu vượt qua được thì thành quả thu về sẽ vô cùng ngọt ngào”, CEO VinFast bổ sung. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

21 phút trước

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

21 phút trước

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

21 phút trước

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

21 phút trước

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

18 giờ trước