Cầu thị là gì? Cầu thị có phải đức tính cốt yếu của người thành công
BÀI LIÊN QUAN
Cầu toàn là gì? Cầu toàn có thật sự cần thiết trong cuộc sống không?Cẩm nang là gì? Để hiểu rõ về ý nghĩa của cẩm nang.Cầm kỳ thi họa là gì? Cách gọi này thể hiện điều gì?Định nghĩa Cầu thị là gì?
Trong thời đại công nghệ số hiện nay, lượng tri thức được chia sẻ rất nhiều và rất dễ dàng để tiếp cận. Tuy vậy, không phải ai cũng có đủ sự nỗ lực, kiên trì để tiếp thu những tri thức ấy. Khi đó chỉ một bộ phận nhỏ những con người có trong mình đức tính “cầu thị” thì mới có khả năng, có kiên trì, có động lực tiến lên và học hỏi những cái mới, trau dồi kiến thức kỹ năng cho bản thân.
Cầu thị là tính từ để chỉ người thực sự mong muốn được học hỏi, lắng nghe, tiếp thu những ý kiến của người khác. Từ cầu thị trong tiếng Anh có là Progressive tạm dịch tiến lên, tiến tới. Vậy từ cầu thị còn để chỉ tầm nhìn của một người luôn luôn tiến lên hướng về những cái mới tốt đẹp hơn.
Lợi ích của cầu thị là gì?
Có một thực tế rằng, nếu bạn quan sát xung quanh mình, những người có tính cầu thị thường là những người có ý chí vươn lên, nhiệt huyết và có tinh thần học hỏi mãnh liệt. Vì thế, những người này thường gặt hái được nhiều thành công hơn những ai không có tính cầu thị. Nếu rèn luyện chăm chỉ đức tính này bạn sẽ có được những lợi ích như sau:
Có tính cầu tiến trong học tập, tiếp thu tri thức mới
Người cầu thị luôn luôn thúc đẩy mình, họ năng động trong công việc, họ tìm tòi học hỏi. Nhờ vậy, những người cầu thị tự có cho mình tinh thần học hỏi cao độ, họ có thể nắm bắt và vận dụng những tri thức mới.
Trong quá trình học tập không ngơi nghỉ ấy, họ từ từ tích luỹ cho mình nhiều kỹ năng có ích cho công việc. Những kỹ năng ấy lâu dần sẽ trở thành kinh nghiệm để họ áp dụng vào công việc ngày một dễ dàng hơn. Điều đó giúp bản thân những người cầu thị thăng tiến nhanh hơn.
Công việc của bản thân sẽ thuận lợi hơn
Như đã nói ở trên, vì có tinh thần ham học hỏi mà những người cầu thị có cho mình những kỹ năng tốt nhất. Họ trở thành những nhân viên sáng giá, những trưởng phòng, trưởng ban tài năng được ban lãnh đạo đề đạt. Bên cạnh đó, cầu thị còn giúp họ trở nên hoà đồng hơn với đồng nghiệp xung quanh, được mọi người ngưỡng mộ và quý trọng. Giải thích kỹ hơn về vấn đề này, chúng tôi sẽ lấy ví dụ đơn giản. Nếu bạn được đồng nghiệp chia sẻ về một kỹ năng, hoặc kinh nghiệm mà người đó tâm đắc, người cầu thị họ sẽ chăm chú lắng nghe để tiếp thu tri thức mới họ không tỏ ra kỳ thị sở thích của người khác, ngược lại nếu người không có tính cầu thị sẽ ít khi có thể lắng nghe hoặc tiếp thu những chia sẻ từ đồng nghiệp.
Ngoài hai lợi ích rõ ràng ở trên, tính cầu thị còn có vô vàn những lợi ích khác. Việc học tập và rèn luyện tính cầu thị sẽ trở thành một công cụ đắc lực trên con đường tiến đến thành công của bạn.
Hậu quả của không cầu thị là gì, có nghiêm trọng không?
Chúng ta được sinh ra là duy nhất, không ai giống ai, từ hoàn cảnh gia đình cho đến rộng lớn hơn là quốc gia, dân tộc. Vì vậy, xuất phát điểm của mỗi người là không giống nhau. Có người thông minh từ khi sinh ra, có người kém hơn một chút nhưng bằng nỗ lực cũng tiến đến thành công.
Do vậy, không nhất thiết là phải sinh ở một gia đình giàu có, một quốc gia phát triển thì bạn mới được phép thành công. Một trong những yếu tố cần có để thành công nếu bạn sinh ra đã không có “điều kiện” như người khác đó chính là cầu thị
Hiểu đơn giản hơn, ai trong chúng ta đều có những khuyết điểm. Nếu không nhận ra những khuyết điểm ấy, thì làm sao để khắc phục? Chỉ khi khắc phục được những điểm yếu ấy nhờ vào “cầu thị” thì bạn mới có thể phát triển.
Nếu bạn là một người mang trong mình tính cầu thị thì bạn sẽ biết tiếp thu ý kiến từ người khác chứ không bảo thủ, giữ quan điểm cá nhân một cách tiêu cực. Kết hợp cầu thị cùng với kiên trì bạn sẽ gặt hái được nhiều danh vọng trong cuộc sống.
Những biểu hiện của người cầu thị là gì?
Những nhà lãnh đạo có tầm hay người tuyển dụng luôn mong muốn tìm kiếm được một nhân viên có tính cầu thị. Vậy cách nhận biết một người có thái độ cầu thị là gì? Những người mang đức tính này thường sẽ có các biểu hiện rất rõ ràng trong công việc và đời sống. Cụ thể như một số biểu hiện dưới đây :
Mong muốn được học hỏi, tiếp thu cái mới
Có ý thức học tập, mong muốn được tiếp thu cái mới là một biểu hiện rõ ràng của người có đức tính cầu thị. Những người này luôn luôn có tinh thần sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới, là người đặt nhiều câu hỏi. Họ không gặp khó khăn khi thay đổi môi trường làm việc, vì họ có khả năng học hỏi nên có thể tiếp thu kinh nghiệm từ những người đi trước mọi lúc mọi nơi.
Có trách nhiệm và ý thức
Tiêu chí quan trọng để nhận xét một người có thái độ cầu thị hay không là ý thức và trách nhiệm của họ đối với chính họ hoặc với công việc của họ. Điều đó được thể hiện rõ qua cách người đó làm việc.
Ngược lại người không có tính cầu thị thường không có trách nhiệm với cuộc sống của mình. Họ làm việc thường cẩu thả, chỉ làm cho xong miễn không phạm lỗi quá lớn, họ đi làm rồi về, họ không có ý chí, sự kiên trì giải quyết vấn đề khó. Nghiêm trọng hơn, người không cầu thị thường ít khi tiếp thu ý kiến, nhận xét từ người khác, họ không ghi nhận lỗi sai của mình.
Toả ra năng lượng tích cực
Bởi vì người cầu thị luôn luôn học hỏi, nên trong họ toả ra một năng lượng tích cực. Họ biết cách vượt qua khó khăn, biết khống chế stress, biết cách giải quyết vấn đề. Họ biết chọn lọc, biết lắng nghe, loại bỏ những thứ họ cho là tiêu cực và ảnh hưởng xấu đến bản thân.
Họ có thái độ sống vô cùng tích cực, biết lắng nghe và tiếp thu những lời bình phẩm từ người khác. Họ không ngại nghe ý kiến trái với ý kiến chủ quan của họ, không ngại nghe phê bình khi làm sai. Những người cầu thị luôn biết tạo ra niềm vui trong cuộc sống
Năng động
Lười biếng là từ không hề có trong từ điển của một người cầu thị. Bởi vì, nếu lười biếng thì làm sao có thể chủ động cập nhật tri thức, phát triển bản thân. Do vậy những người cầu thị luông là những người năng động, họ chủ động tìm đến kiến thức, chứ không phải ngược lại chờ người khác chỉ rồi mới học.
Cách trở thành người cầu thị là gì?
Trở thành một người cầu thị không khó chỉ cần bạn có kiên nhẫn đủ lâu để thực hành. Một người bình thường có thể rèn luyện được đức tính này nhờ vào ý chí và sự kiên trì của bản thân. Dưới đây là một số bài tập giúp bạn hiểu rõ bản thân, rèn luyện tính cầu thị cho bản thân:
- Biết được chính xác năng lực mà bạn thân đang có, những hạn chế mắc phải.
- Xác định rõ mình cần gì, mục tiêu của mình là gì.
- Kiên trì tiếp thu cái mới, hạ thấp cái tôi bản thân để nghe được nhiều lời khuyên hơn từ mọi người xung quanh.
- Đặt mục tiêu hằng ngày và hoàn thành nó trong giới hạn định ra.
- Tương tác với bạn bè, đồng nghiệp, tiền bối có nhiều kinh nghiệm để tranh thủ học hỏi từ họ.
Lời kết
Bài viết đã khái quát một cách cơ bản khái niệm cầu thị là gì, cũng như cầu thị có phải đức tính cốt yếu để thành công hay không. Hi vọng qua bài viết bạn đã có được cho mình câu trả lời cần thiết.