Cầm kỳ thi họa là gì? Cách gọi này thể hiện điều gì?
BÀI LIÊN QUAN
Giải thích thuật ngữ “bộc trực là gì?”Dấn thân là gì? Yếu tố quan trọng dẫn tới sự thành công trong công việcTìm hiểu ý nghĩa cầm kỳ thi hoạ là gì?
Cầm kỳ thi họa được hiểu một cách đơn giản đó là người chơi đàn, chơi cờ, viết chữ, làm thơ và vẽ tranh. Tất cả đều được thực hiện một cách thông thạo và hoàn chỉnh. Ông bà ta từ xưa đã dựa vào sự tinh thông của cầm kỳ thi họa để đánh giá một con người có tài hay không, người đó là một bậc hiền nhân hay quân tử, là kẻ phàm phu hay bất tài. Có thể nói đây là một công cụ để nhìn người khá chính xác.
Cầm kỳ thi họa (琴棋詩畫) ghép từ các từ:
- Cầm (琴) nghĩa là giỏi đánh đàn.
- Kỳ (棋) nghĩa là đánh cờ giỏi.
- Thi (詩) nghĩa là biết làm thơ.
- Họa (畫) nghĩa là vẽ.
Cầm (琴) – ý nghĩa của cầm là gì?
Âm nhạc mang đến sự thư giãn cho tâm hồn, sống lạc quan yêu đời. Và để làm được điều đó thì em nhạc phải được cất tiếng từ những nghệ sĩ tài ba hay những mỹ nữ thời xưa, những âm hưởng đi vào lòng người. Thời cổ đại có sự xuất hiện của một khúc nhạc tên là hoa tư dẫn cực kỳ nổi tiếng.
Khúc nhạc này xuất phát từ một vị hoàng đế trị vì đến năm thứ 15 và ông bỗng nhiên cảm thấy lo lắng cho thiên hạ. Nỗi lo ấy là nỗi lo không An Bình nên ông cảm thấy rất buồn bạn và không giây phút nào cảm thấy vui vẻ. Một ngày ông nằm mơ thấy một nơi gọi là hoa tư quốc, Ở nơi đây nhân dân sống rất an nhàn, thoải mái và không chạy theo những dục vọng trong phần con. Họ sống không có thiện và ác cũng không có đấu đá tranh giành.
Khi tỉnh dậy nhà vua đã ngộ ra được một đạo truyền quốc theo phương pháp như trong đất nước mà ông mơ. Từ đó thiên hạ Bóng thay đổi, hoa tư dẫn chính là một bài hát ca tụng thế giới hòa bình yên ổn và những người dân không cầu vinh lợi. Người dân ở đó không tham lam và cũng không luyến tiếc sinh mệnh của mình, vì thế họ cũng không có sự tranh đấu tranh quyền. Đó chính là cảnh giới cao nhất của người học đạo, vì thế nền văn hóa cổ cầm cũng là một trong những loại hình thức để tu tâm.
Kỳ (棋) – Nhân sinh bách tính giống như bàn cờ ý nghĩa là gì?
Trong một cuộc đấu cờ, bộ não được đặt trong tình trạng tập trung, tư duy thường xuyên để đưa ra những nước cờ chính xác, sắc sảo, kịch tính mà thông qua đó kích thích sự phấn chấn, chống lại sự trễ nải, chậm chạp giúp tăng cường khả năng logic và phát triển não bộ. Nguyên tắc chơi cờ vay mặc dù rất đơn giản nhưng lại biến hóa khôn lường, bàn cờ tượng trưng cho vũ trụ, điểm ở giữa chính là biểu hiện cho trung tâm của vũ trụ, ba trăm sáu mươi điểm còn lại thể hiện cho ba trăm sáu mươi ngày lịch cũ, quân cờ màu trắng đen đại diện cho sự đổi thay của ngày và đêm, Bốn mùa trong năm được biểu thị bởi bốn góc còn lại của bàn cờ.
Chỉ là một bàn cờ nhỏ nhưng lại tượng trưng cho cả thiên nhiên vũ trụ, 19 đường Văn cờ giăng khắp nơi nhằm phân biệt rõ ràng. Có thể nói rằng từ trong bàn cờ ta tiến được cả vào không gian vô hình. Có rất nhiều bậc thánh Hiền trong lịch sử có thể nhìn thấu được sự thiên biến vạn hóa của thiên tượng, thời thế nhân gian chỉ trong một bàn cờ. Ví dụ như vị quân sư tài ba Gia Cát lượng thời Tam quốc diễn nghĩa.
Bên cạnh đó, thời gian mà chúng ta chơi cờ tướng cũng là khoảng thời gian mà trí não con người được đặt trong một trạng thái thoải mái và không bị những mối lo âu hằng ngày tác động. Người chơi cờ giỏi sẽ có một suy nghĩ tinh thông, chuẩn xác hơn trong mọi việc và họ trở nên điềm tĩnh hơn trong cuộc sống.
Thi (詩), Họa (畫) – Thi trung hữu họa, họa trung hữu thi (Trong thơ có họa, trong họa có thơ) nghĩa là gì?
Thi (詩)
Thi có nghĩa là thơ ca. Bất kỳ một thời đại nào hay ở một quốc gia nào thì tinh hoa nghệ thuật luôn phải nằm trong sự kết hợp giữa hình thế và tinh thần của nó. Nếu như nghệ thuật trở nên hữu hình mà vô thần thì sẽ mất đi linh khí cũng như tinh thần vốn có của nó. Ngược lại nếu có thần nhưng lại vô hình thì nghệ thuật sẽ mất đi sự truyền tải, thông điệp của nó và trở nên thiếu sức sống.
Ở thời cổ đại xưa khi Thương Hiệt mới sáng tạo ra chữ viết, ông đã thể hiện cho mọi người thấy được linh hồn của văn chương, văn tự. Sau đó trải qua hàng nghìn đời, mọi người phát minh ra cái gọi là nghệ thuật thư pháp và tồn tại cho đến ngày nay. Thư pháp giúp cho văn tự có một hình dáng đẹp hơn, mượt mà ấn tượng. Một bức thư pháp tốt thì phải quan trọng ở “pháp độ”, nó đòi hỏi một thời gian khổ luyện rất dài, người viết thư pháp bên trong phải có nội hàm và tinh thần được tu dưỡng sáng suốt. Do đó người xưa mới có câu “nét chữ nết người".
Họa (畫)
Họa luôn là từ để chỉ hành động vẽ tranh, nói cách khác đây chính là ngôn từ để truyền đạt ý tưởng của người nghệ sĩ bằng các tác phẩm hội họa của mình. Họ sử dụng những kĩ thuật và phương pháp riêng biệt để tạo nên dấu ấn cá nhân. Những công cụ hội họa truyền thống được biết đến như: bút lông, mực, thuốc màu, giấy lớn, v.v… Đề tài trong tranh có thể chia thành người hoặc vật, thường thấy là phong cảnh, hoa chim các loại. Kỹ thuật vẽ tranh gồm có kĩ thuật sử dụng ngòi bút và kỹ thuật viết ý tinh xảo.
Những bức tranh xưa thường được kết hợp với thư pháp, nét vẽ có thể là nick thẳng hoặc đường vẽ mềm mại cuốn hút hay thanh lịch nhẹ nhàng. Những bức tranh có thể thể hiện những bất đồng về tư thái, vị của mỗi nghệ sĩ trong việc thể hiện cái tôi cá nhân của mình qua tranh vẽ.
Thi và họa luôn hướng đến một mục đích chung đó là cả hai đều chú trọng đến vẻ ngoài và từ chất thống nhất. Một người nghệ sĩ họa tốt sẽ mang đến những bức tranh có người và vật tuy là tĩnh nhưng vẫn rất sinh động và chân thật. Người xưa nếu như muốn khen ngợi một tác phẩm tranh xuất sắc thường có câu “Trong thơ có họa, trong Họa có thơ” cả hai sẽ hỗ trợ cho nhau tạo nên một tác phẩm tuyệt mỹ.
Lời kết
Thật ra hết thảy những tác phẩm nghệ thuật chính thống đều chứa đựng chân lý sâu sắc của nhân loại, truyền cảm hứng cho mọi người giác ngộ cuộc sống và hoàn thiện nhân cách cá nhân, Như vậy, qua bài viết trên chúng tôi đã mang đến những ý nghĩa thú vị cho bạn cũng như giúp bạn đọc hiểu thêm cầm kỳ thi họa là gì. Đây thật sự là một cách nói hoa mỹ chứa đựng những ngôn từ đẹp đáng để học hỏi. Hy vọng những thông tin mà bài viết cung cấp