meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cao tốc Bắc - Nam cùng những cơ chế đột phá trong quá trình triển khai

Thứ năm, 03/03/2022-15:03
Những cơ chế mở đường cho việc đẩy nhanh tiến độ của cao tốc Bắc - Nam chính là đặt thời hạn khởi công dự án, quy trách nhiệm lãnh đạo địa phương, Thủ tướng trực tiếp năm danh sách chỉ định thầu,..

Thời điểm 3 năm trước, khi Bộ Giao thông vận tải kêu gọi đầu tư BOT với ́ dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn năm 2017 - 2020, mốc khởi công các đoạn cao tốc chỉ được áng chừng. Chính phủ cùng Bộ Giao thông vận tải không thể ép tiện độ khi mà dự án không tìm được nhà đầu tư đủ năng lực. 

Và khi triển khai 12 dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025 theo phương thức đầu tư công thì câu chuyện đã khác. Theo đó, Chính phủ được chủ động về nguồn vốn và ấn định hạn chót cho từng phần việc cụ thể. Các ban quản lý dự án cũng như địa phương không còn thời gian để chần chừ. 

Tiến độ từng hạng mục được phân bổ rõ ràng

Sau khi ban hành nghị quyết triển khai đầu tư cao tốc Bắc - Nam giai đoạn năm 2021 - 2025, Chính phủ đã xây dựng quy chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương và yêu cầu về tiến độ triển khai của dự án. Và trong dự thảo quy chế vừa được Văn phòng Chính phủ ban hành, cụm từ hoàn thành trước ngày... đã được nhắc đến 16 lần để bộ, ngành, địa phương nắm rõ được thời hạn của từng dự án. 

Chi tiết, Bộ Giao thông vận tải phải tổ chức lập, thẩm định cũng như quyết định phê duyệt 12 dự án thành phần trước nagfy 30/6 nhằm đảm bảo khởi công trước ngày 31/12 đồng thời triển khai thi công đồng loạt trước nagyf 31/3/2023. 


Điều thuận lợi nhất khi triển khai 12 dự án cao tốc Bắc - Nam đó chính là Quốc hội chấp thuận phương án đầu tư công 100%
Điều thuận lợi nhất khi triển khai 12 dự án cao tốc Bắc - Nam đó chính là Quốc hội chấp thuận phương án đầu tư công 100%

Theo đó, dự thảo đưa ra thời hạn cụ thể trong việc phối hợp. Cụ thể, trong vòng 10 ngày kể từ ngày Chính phủ ban hành Nghị quyết triển khai dự án, chính quyền địa phương phải giao nhiệm vụ cho một tổ chức hoặc tiến hành lập hội đồng thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. 

Hơn nữa, mỗi địa phương chỉ có 1 năm 3 tháng 7 ngày để giải phóng 100% mặt bằng dự án, không phân biệt số km mà tuyến cao tốc đi qua. Trong đó, địa phương phải tiến hành bàn giap 70% diện tích mặt bằng của các gói thầu xây lắp trước ngày 20/11 đồng thời cũng bàn giao toàn bộ diện tích còn lại trong quý II/2023. 

Điều thuận lợi nhất khi triển khai 12 dự án cao tốc Bắc - Nam đó chính là Quốc hội chấp thuận phương án đầu tư công 100% và bỏ qua bước tìm kiếm nhà đầu tư BOT. Đây được xem là quyết định quan trọng giúp cho lộ trình chuẩn bị đầu tư trở nên rõ ràng, không còn những biến số bất trắc. 

Có riêng một Ban chỉ đạo Nhà nước để triển khai dự án cao tốc Bắc - Nam

Theo đó, một trong những việc đầu tiên của Chính Phủ sau khi được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư 12 dự án cao tốc Bắc - Nam đó chính là xúc tiến thành lập riêng một Ban chỉ đạo Nhà nước để triển khai. Vị trí Trưởng ban chỉ đạo Nhà nước dự kiến sẽ được giao cho Phó Thủ tướng Lê Văn Thành còn Thành viên của Ban sẽ gồm Bộ trưởng của các bộ liên quan. 

Nhằm giúp cho quá trình chỉ đạo giải phóng mặt bằng, hỗ trợ nguyên liệu tại địa phương được thuận lợi, Bộ Giao thông vận tải đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố có dự án đi qua phải tham gia vào Ban chỉ đạo. Song song với đó, lãnh đạo các ủy ban Quốc hội, Tổng Kiểm toán Nhà nước, lãnh đạo ban Đảng Trung ương và Mặt trận Tổ Quốc cũng được mời tham gia để tăng vai trò giám sát. 

Việc thành lập một ban chuyên trách do lãnh đạo Chính phủ đứng đầu nhằm đôn đốc toàn bộ công tác đầu tư dự án cao tốc Bắc - Nam chính là cách làm mới, hứa hẹn sẽ đẩy nhanh tháo gỡ vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện đặc biệt là những vấn đề có tính tiến bộ hoặc giữa bộ, ngành và địa phương. 


Dự án cao tốc Bắc - Nam. Nguồn ảnh:Zing
Dự án cao tốc Bắc - Nam. Nguồn ảnh:Zing

Đồng thời, dự thảo Quy chế phối hợp và kế hoạch thực hiện dự án cao tốc Bắc - Nam cũng nêu rõ: "Những vấn đề chưa đạt được sự đồng thuận hoặc vượt quá thẩm quyền quyết định của bộ, ngành, địa phương, các cơ quan và đơn vị cần kịp thời báo cáo Chính Phủ, Thủ tướng xem xét, quyết định hoặc trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định". 

Nhằm đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị thi công, Chính phủ cũng mở ra cơ chế cho phép chỉ định thầu đối với tất cả dự án. Cụ thể, Bộ trưởng Giao thông vận tải sẽ có thẩm quyền chỉ định thầu trong hai năm 2022 - 2023 với các gói thầu tư vấn dự án, di dời hạ tầng kỹ thuật và đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư. Thủ tướng cũng sẽ quyết định chỉ định thầu trong hai năm 2022 - 2023 với các gói thầu xây lắp dự án thành phần kèm theo đó là yêu cầu tiết kiệm tối thiểu 5% giá trị dự toán của gói thầu. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

13 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

13 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

13 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

13 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước