meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cần gỡ 4 nút thắt để thị trường địa ốc phục hồi trong năm 2023

Chủ nhật, 08/01/2023-07:01
Các chuyên gia kinh tế, tài chính, nhà đầu tư và CEO bất động sản cho rằng, để năm 2023 thị trường địa ốc phục hồi, các cơ quan chức năng cần tháo gỡ 4 nút thắt: Tín dụng, trái phiếu, pháp lý và thủ tục hành chính.

Thị trường BĐS năm 2023 vẫn sẽ “thắp lửa dưới mưa”

Theo thông tin từ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, thị trường bất động sản Việt Nam năm 2022 diễn ra với hai gam màu đối lập. Điều lạ ở chỗ, hai gam màu này kéo dài suốt nửa cuối năm 2022. Theo đó, gam màu tươi sáng vào thời điểm đầu năm với sự bùng nổ của thị trường bất động sản. Tuy nhiên, đến cuối năm, sức khỏe của thị trường và các doanh nghiệp bất động sản ngày càng đi xuống. Thậm chí, 3 tháng cuối năm được xem là thời điểm khó khăn nhất của thị trường địa ốc trong nhiều năm qua. Thanh khoản thấp, thị trường ảm đạm, nhiều doanh nghiệp bất động sản đứng giữa lằn phá sản..

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết, từ cuối quý II/2022, thị trường bất động sản rơi vào tình cảnh ngủ đông vì ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như tín dụng, trái phiếu cũng như dịch bệnh. Hàng loạt doanh nghiệp bất động sản, sàn môi giới phải đóng cửa, tạm dừng hoạt động. Các doanh nghiệp vẫn cố gắng cầm cự tồn tại trên thị trường thì phải thu hẹp quy mô đầu tư, kinh doanh, cắt giảm bớt nhân viên. Đặc biết, có nhiều doanh nghiệp khó khăn đến mức phải cắt giảm đến trên 70% lao động. Tính chung trên thị trường, số lượng các môi giới đang hoạt động hiện nay chỉ còn chưa đến 40% so với trước đây.


Thị trường BĐS năm 2023 dự đoán vẫn còn nhiều khó khăn.
Thị trường BĐS năm 2023 dự đoán vẫn còn nhiều khó khăn.

Điều này có nghĩa là, 60% số lượng môi giới đã nghỉ việc hoặc dừng công việc chuyển sang ngành nghề khác để duy trì cuộc sống.

GS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, thị trường bất động sản có tác động khá lớn đến sự phát triển kinh tế. Theo đó, nếu thị trường BĐS phát triển ổn định, lành mạnh sẽ có tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội. Ở chiều hướng ngược lại, nếu thị trường BĐS phát triển thiếu ổn định sẽ có tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế bền vững, người dân sẽ khó có cơ hội tiếp cận nhà ở. Từ đó, sẽ nảy sinh ra rất nhiều hệ lụy.

GS Chương nhận định, năm 2023, các doanh nghiệp bất động sản sẽ vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn khi các rào cản và điểm nghẽn của thị trường chưa được giải quyết một cách triệt để. Vì thế, các doanh nghiệp vẫn chưa có đủ các yếu tố để đầu tư các dự án mới. Điều này dẫn đến nguồn cung bị ảnh hưởng. Vị này nhấn mạnh, trong thị trường bất động sản, các vướng mắc về pháp lý như thủ tịch hành chính sẽ chiếm đến trên 70% khó khăn của doanh nghiệp. Chính vì thế, tháo gỡ các khó khăn về pháp lý rất quan trọng.

Cùng quan điểm, chuyên gia kinh tế Trần Mạnh Tuấn cho rằng, các doanh nghiệp bất động sản nên xác định năm 2023 sẽ phải tiếp tục “thắp lửa dưới mưa”. Tức là thị trường vẫn phải tiếp tục đối diện với những khó khăn mặc dù Chính phủ, Bộ Xây dựng đã có nhiều chính sách để hỗ trợ. Để đối diện với các khó khăn, doanh nghiệp bất động sản cần phải thay đổi cơ cấu đầu tư, chủ động thích ứng với tình hình kinh tế xã hội. “Chúng ta phải chủ động đối mặt với khó khăn để vượt qua chứ đừng trông chờ vào các chính sách hỗ trợ mang tính giải cứu. Hãy coi sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng chỉ là động lực để thị trường phát triển hơn. Còn cốt lõi, nền tảng vẫn là nội lực của các doanh nghiệp. Tôi xin nói lại, cơ cấu các phân khúc đầu tư trong năm 2023 là điều rất quan trọng với các doanh nghiệp. Chúng ta đã có bài học lớn từ việc chỉ chăm chăm chạy đua phát triển nhà ở thương mại hạng sang mà bỏ quên phân khúc bình dân. Đó là lý do mà nhiều doanh nghiệp đang sắp gục ngã trên khối tài sản của mình”, chuyên gia Trần Mạnh Tuấn nói.

4 nút thắt cần tháo gỡ

TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho rằng, năm 2023, để thị trường bất động sản hồi phục rất nhiều những vướng mắc, rào cản cần được tháo gỡ. Nếu tháo gỡ được những vướng mắc này thì với lực cầu mạnh thị trường sẽ phục hồi rất nhanh.

Ông Lực nhận định, từ quý IV/2023, thị trường sẽ phục hồi cao. Tuy nhiên, việc phục hồi này không phải một bước nhảy vọt về thời điểm trước dịch mà thị trường sẽ phục hồi dần dần. Bởi thực tế cho thấy, niềm tin của các nhà đầu tư vào thị trường cũng sẽ dần dần được củng cố chứ không phải trong một sớm một chiều.


Tiến sĩ Cấn Văn Lực.
Tiến sĩ Cấn Văn Lực.

Tiến sĩ Kinh tế Trần Khắc Tâm, Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long cho rằng, để thị trường hồi phục, các cơ quan chức năng cần tháo gỡ 4 điểm nghẽn, vướng mắc cho bất động sản. Đầu tiên là về chính sách cho bất động sản. Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng, mang tầm vĩ mô. Thị trường bất động sản có phát triển bền vững hay không một phần cũng do các chính sách. Dự án Luật Đất đai sửa đổi hiện nay đang được Chính phủ tiếp thu, hoàn thiện sau thời gian lấy ý kiến. Dự kiến, Chính phủ sẽ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội vào tháng 5 tới đây. Dự thảo lần này có nhiều thay đổi quan trọng và có tác động lớn đến bất động sản. Luật Đất đai được xem là “xương sống” của lĩnh vực bất động sản.

Thứ hai là thủ tục hành chính trong lĩnh vực bất động sản. Thực tế cho thấy, những năm qua, thủ tục hành chính đã được tinh giản và thuận tiện hơn rất nhiều nhưng vẫn chưa đạt kỳ vọng của các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Rất nhiều chủ đầu tư muốn đẩy nhanh tiến độ, muốn tham gia vào việc phát triển nhà ở xã hội. Tuy nhiên, họ “than” rằng phải chờ đến mấy tháng mới xin đủ giấy phép để thực hiện. Trong khi đó, chúng ta biết rằng các doanh nghiệp phải tiết kiệm từng ngày. Bởi tiền họ sử dụng để đầu tư các dự án là tiền vay từ các ngân hàng. Vì vậy, chậm một ngày họ bị tính lãi 1 ngày. Thủ tục hành chính rườm chính là rào cản để phát triển thị trường bất động sản. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài ngại vào Việt Nam đầu tư cũng là do lo lắng về các thủ tục hành chính.

Thứ ba là về tín dụng. Sau thời gian siết chặt tín dụng đối với thị trường bất động sản để tránh xảy ra rủi ro và làm trong sạch thị trường, đến nay, nhiều chuyên gia cho rằng Ngân hàng Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp địa ốc. Việc siết chặt tín dụng đã khiến cho nhiều doanh nghiệp lâm vào tỉnh cảnh khó khăn, thanh khoản thấp và chính người dân có nhu cầu mua nhà cũng không thể vay được.

Cuối cùng là về trái phiếu doanh nghiệp. Việc cơ quan nhà nước thận trọng với những doanh nghiệp đang phát hành trái phiếu khối lượng lớn là điều cần thiết. Tuy nhiên, đến thời điểm này, việc phát hành trái phiếu nên được “cởi trói” để các doanh nghiệp có thêm nguồn vốn cho các hoạt động đầu tư.

An Tố Nhi
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chuyên gia: Cần thúc đẩy giãn dân về ngoại thành để giám áp lực giá nhà ở trung tâm

Hà Nội đẩy nhanh kế hoạch cải tạo tập thể, chung cư cũ: Thị trường sẽ đón nhận nguồn cung lớn ở khu vực trung tâm

Dùng nhiều tài khoản ngân hàng nhằm “né thuế”, người bán hàng online đối mặt với phạt nặng

Hà Nội: Người dân đối mặt với vòng xoáy giá nhà cho thuê tăng mạnh

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

Tin mới cập nhật

Chuyên gia: Cần thúc đẩy giãn dân về ngoại thành để giám áp lực giá nhà ở trung tâm

10 giờ trước

Hà Nội sắp thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư

10 giờ trước

HoREA đề xuất giải pháp “mở khóa” nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

10 giờ trước

Nhìn lại những đột phá của công nghệ AI trong năm 2024

10 giờ trước

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

3 ngày trước