Cần có biện pháp ngăn chặn "cò đất" thổi giá gây nhiễu loạn thị trường BĐS
BÀI LIÊN QUAN
Bắc Giang tăng cường kiểm soát kinh doanh bất động sản trước tình trạng "cò đất" thổi giá tăng chóng mặtĐổ xô làm "cò đất" mong "đời sang trang"Cò đất sôi sục, quay cuồng với thị trường bất động sản Quảng BìnhBiên độ "tăng nóng" về giá
Theo Nhịp sống kinh tế, những tháng đầu năm 2022 thị trường bất động sản tại một số khu vực như Đồng Nai, Long An, Bình Dương, Bình Phước, Hà Tĩnh ghi nhận biên độ tăng nóng về giá liên tục theo hướng dựng đứng. Và lợi dụng thông tin các địa phương điều chỉnh quy hoạch mà các "cò đất" đã ồ ạt đẩy giá trị của các khu đất lên cao, thậm chí là đất nông nghiệp và đất nằm trong diện quy hoạch cũng được rao bán với giá cao chót vót. Chính việc tăng giá đất hiện nay vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Ghi nhận trong nhiều năm qua, sau mỗi cơn sốt đất có một bộ phận nhà đầu tư giàu lên nhờ mua sớm bán nhanh nhưng cũng có không ít người không kiếm được đầu ra cho sản phẩm.
Anh Nguyễn Văn Thành - một nhà đầu tư tại Hà Nội bộc bạch: "Tôi có mua 2 nền đất tại một dự án ở Bắc Giang vào đầu năm 2021, mỗi nền sẽ khoảng 100m2 với giá là 1,5 tỷ đồng/lô. Đến cuối năm 2021 tôi đã chuyển nhượng tại lời mỗi nền khoảng 400 triệu đồng".
Tuy nhiên thì cũng tại khu vực này, một nhà đầu cơ tên Văn lại kém may mắn. Anh Văn tâm sự, vào cuối năm 2021 anh đã mua một mảnh đất với giá là 2,3 tỷ đồng, diện tích là 100m2. Nghĩ rằng giá đất sẽ tăng và sớm chốt lời nhưng 4 tháng qua anh rao bán, thậm chí là nhờ nhân viên môi giới bán lại với giá gốc nhưng vẫn không được ra hàng.
Nhà đầu cơ này cho biết: "Tưởng rằng đang trong lúc bất động sản tăng nóng nên việc chốt cũng dễ hơn nhưng trên thực tế thì thời gian qua tôi đã nhờ nhiều môi giới nhưng vẫn không thể bán được mảnh đất đó. Một số khu vực này vẫn có thể bán được nhưng lượng giao dịch theo tôi quan sát cũng khá là ít và việc mua bán như hên xui". Trước việc mua ngọn bán đáy các sản phẩm bất động sản, anh Hải - một nhà đầu tư bất động sản lâu năm tại Hà Nội cho rằng: "Hiện nay, giá bất động sản ở một số địa phương vẫn còn nhiều bất cập, quá cao so với giá thực tế. Điều này không phải là quy luật của kinh tế thị trường mà ở sự thao túng nhằm trục lợi của một số bộ phận". Anh Hải cũng đưa ra ví dụ, trước thông tin chưa rõ ràng về quy hoạch, hạ tầng xã hội hay địa phương từ huyện lên quận hay huyện sắp lên thị trấn thì giới cò đất hay một số doanh nghiệp làm ăn bất minh thay nhau thổi giá bằng hình thức cho nhân viên diễn cảnh mua bán nhộn nhịp nhằm thu hút những nhà đầu cơ nhẹ dạ cả tin.
Siết tin đồn "thổi giá", mạnh tay xử lý các tổ chức có dấu hiệu tiếp tay để trục lợi
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) - ông Lê Hoàng Châu thông tin trước việc thị trường bất động sản bị nhiễu loạn rằng: "Nên đánh thuế chuyển nhượng cao nếu nhà đầu tư mua đi bán lại sẽ bị đánh thuế cao trong vài năm đầu sau khi chuyển nhượng. Đồng thời, Nhà nước cũng cần đánh thuế những người có nhiều bất động sản và đánh ở mức cao nếu như không đưa đất vào sử dụng. Bên cạnh đó, cần thiết phải xử lý nghiêm các đối tượng, tổ chức có dấu hiệu tiếp tay, các đầu nậu và cò đất tung tin đồn nhảm nhằm trục lợi".
Ông Lê Hoàng Châu phân tích: "Nhằm hạn chế, ngăn chặn tình trạng sốt đất ảo, chính quyền cần phải minh bạch, công khai thông tin về quy hoạch cũng như kế hoạch sử dụng đất để tránh trường hợp ém nhẹm thông tin rồi đưa không đúng lúc tạo cơ hội cho các đối tượng đầu cơ trục lợi thông tin, kiểu như xem thông tin quy hoạch là thông tin ngầm. Vấn đề minh bạch không chỉ là cốt lõi để tạo ra một thị trường bất động sản có tính minh bạch. Khi mà mọi thứ được minh bạch thì hiện tượng sốt ảo, sốt giả tạo sẽ có lòng có môi trường để hình thành".
Giám đốc Cấp cao Savills Việt Nam - ông Sử Ngọc Khương đưa ra nhận định: "Câu chuyện sốt đất vẫn là câu chuyện dài, rất khó có thể chấm dứt trong một sớm một chiều và nó sẽ là lực cản cho sự phát triển của đất nước".
Chính vì thế, hơn lúc nào hết thì các cơ quan quản lý Nhà nước hiện nay cần phải có được những biện pháp quyết liệt, triệt để hơn để có thể ngăn chặn được tình trạng này. Trong đó thì cần phải tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân để không bị dao động bởi những thông tin không đầy đủ. Bên cạnh đó, có sắc thuế đánh trên hành vi của người sử dụng đất nhưng chậm đưa đất vào sử dụng với thuế suất cao nhằm triệt tiêu những ý chí găm giữ đất để chống đầu cơ đất đai từ đó tạo ra sốt đất.
Bộ Xây dựng cũng yêu cầu các địa phương có biện pháp quản lý và ngăn chặn việc chia tác, phân lô bán nền tại các khu vực chưa được phép đầu tư, thiếu hệ thống hạ tầng. Hơn thế còn tăng cường kiểm soát các hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản, các tổ chức và cá nhân hành nghề môi giới bất động sản từ đó chấn chỉnh hành vi mua bán trao tay nhiều lần, thổi giá từ đó gây nhiễu loạn thị trường bất động sản. Hơn thế cũng tăng cường công tác quản lý, giám sát, kiểm tra và thanh tra đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp môi giới, mua bán bất động sản và các dự án bất động sản, quyền sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai, về kinh doanh bất động sản và pháp luật liên quan. Đặc biệt là chú ý tăng trường kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh bất động sản không đúng với quy định, không đủ hồ sơ pháp lý và không đủ điều kiện kinh doanh.