Cảm niệm lời Đức Phật dạy về cách “sử dụng tiền bạc” đúng pháp: Cần sử dụng tiền bạc đúng pháp để có thể đem đến lợi ích cho mình và cho người
BÀI LIÊN QUAN
Cảm niệm lời Đức Phật dạy về “sự vĩnh cửu”: Nhớ để buông bỏ mà cải biên số mệnh!Cảm niệm lời Đức Phật dạy về “cách sống” ở đời: Những người kém duyên, vận khí xấu đều có chung một khuyết điểmThấu tỏ lời Đức Phật dạy về sự “hiểu lầm” hay bị “đổ oan”: Oan ức thay vì bày tỏ, hãy im lặng làm tốt việc của mình!Câu chuyện về việc thọ dụng chơn chánh về tiền bạc
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi rồi vua Pasenadi nước Kosala vào buổi trưa đi đến Thế Tôn. Sau đảnh lễ Thế Tôn thì ngồi xuống một bên. Lúc này, Thế Tôn nói với vua Pasenadi đang ngồi một bên rằng: “Thưa Đại Vương, Đại Vương đi đâu đến giữa trời trưa như thế này?”.
Ở đây, Bạch Thế Tôn có một triệu phú gia chủ tại Sàvatthi bị mệnh chung và con đến để xem tài sản của vị không có con đó được chở vào nội thành. Bạch Thế Tôn, trong đó có đến tám triệu đồng tiền vàng và không nói đến tiền bằng bạc. Bạch Thế Tôn, dù vậy thì đồ ăn của triệu phú gia chủ đó lại chỉ gồm có cháo tấm ngày hôm qua để lại. Còn vải mặc thì chỉ mang vải gai may thành ba tấm. Còn xe thì người đó đi xe nhỏ, cũ kỹ và hư nát, có gắn tán che bằng lá.
Bỏ túi 3 cảnh giới lớn nhất theo lời Đức Phật dạy: Hiểu được sẽ thọ ích cả đời, cuộc sống toàn màu hồng tươi đẹp!
Theo đó, 3 cảnh giới lớn nhất của nhân sinh chính là thiện tâm, từ bi và khoan dung. Trong đó, từ bi có thể cảm hóa được trời đất. Hãy lắng nghe lời Đức Phật dạy để cho thấy cuộc sống này trở nên nhẹ nhàng và an nhiên hơn.Thấu tỏ lời Đức Phật dạy về “sự tranh chấp”: Người càng tranh đấu càng bị thiệt thòi
Trong cuộc sống này, thông thường mỗi khi có tranh chấp thì nhất định là do chấp trước thành kiến của mình và tự cho mình là đúng.Đức Phật lúc này nói rằng: “Thật như thế, thưa Đại Vương. Nếu như một kẻ không phải chân nhân, thưa đại vương thì sẽ không đem đến sự an lạc cho cha mẹ, không mang đến sự an lạc cho vợ con cũng như cũng không đem đến sự an lạc cho người phục vụ hay cho các người làm công hoan hỉ cũng chẳng đem đến sự an lạc cho bạn bè thân hữu. Còn đối với các vị Sa-môn, Bà-la-môn thì không nhất thiết trí các sự cúng dường hướng thượng hay có khả năng đưa lên thượng giới, đưa đến lạc quả và hướng đến thiên giới. Vậy nên, các tài sản của người đó nếu như không thọ dụng nhơn chánh, thời vua chúa cũng sẽ cướp đoạt hay trộm cắp hay là bị lửa đốt hay bị nước cuốn trôi hay là bị con cháu thừa tự thù nghịch cướp đoạt. Sự việc là như thế, thưa Đại Vương, các tài sản nếu như không thọ dụng nhơn chánh đưa đến tổn giảm và không đưa đến thọ hưởng”.
Bạch Thế Tôn nói thêm: “Và bậc chân nhân, thưa Đại vương, có được tài sản lớn, đem lại an lạc cho mình và đem đến sự an lạc cho cha mẹ, an lạc cho vợ con cũng như người phục vụ, cho người làm công cũng như đem lại an lạc cho bạn bè thân hữu. Còn đối với các vị Sa-môn, Bà-la-môn thì thiết trí các sự cúng dường hướng thượng cũng sẽ có khả năng thăng lên thượng giới từ đó đưa đến lạc quả, hướng đến Thiên giới. Vậy nên các tài sản của người đó được thọ dụng nhơn chánh, thời vua chúa không cướp đoạt hay trộm cắp hay không bị lửa đốt, nước cuốn hay bị con cháu thừa tự thù nghịch cướp đoạt. Sự việc là như thế, thưa Đại Vương, nếu như tài sản được thọ dụng nhơn chánh thì sẽ đến thọ hưởng, không đưa đến tổn giảm.
Một khi làm ra nhiều tiền của và có tài sản lớn vốn đã rất khó khăn nhưng khi biết xài tiền cho đúng đắn và hợp lý thì mới là điều chẳng hề dễ dàng. Mới hay rằng, nếu như không phải hễ có tiền thì mua tiên cũng được.
Có thể xem việc thọ dụng nhơn chánh chính là quan điểm của Thế Tôn về việc sử dụng tiền bạc và nói nôm na là tiêu tiền, sử dụng đồng tiền của mình làm ra để mình cũng như người đều có lợi ích.
Tiền bạc cần được sử dụng một cách đúng đắn
Điều tiên quyết là tiền bạc mà mình làm ra để cải thiện được đời sống cho chính bản thân của mình từ đó đem đến sự an lạc cho cha mẹ cũng như vợ con, nói chung chính là xây dựng một gia đình ấm no và hạnh phúc. Tiếp đến là san sẻ lợi lộc đến các cộng sự và nhân viên, bạn bè thân hữu và những người đã góp sức làm ra tiền bạc cho mình.
Điều đáng nói ở đây chính là Bạch Thế Tôn đã đề cập đến lợi ích song phương và quan tâm đến lợi ích của cộng đồng, gần đây nhất là những cộng sự và thân hữu giống như một phương cách để có thể duy trì sự phát triển ổn định và bền vững. Và trong bối cảnh phân biệt giai cấp vô cùng khắc nghiệt như xã hội Ấn Độ cổ đại thì quan điểm này của Thế Tôn thật đáng trân trọng.
Và không chỉ thiết lập hạnh phúc ở hiện tại thì Thế Tôn còn chỉ dạy phương thức thiết lập hạnh phúc ở trong đời vị lai bằng cách cúng dường chư vị Sa Môn. Tam bảo cũng là ruộng phước tối thắng ở trong thế gian và dùng một phần tài sản có được để dâng cúng tam bảo để trang nghiêm phước báo tự thân thì cũng là một cách sử dụng tiền bạc có ỹ nghĩa.
Có thể thấy, tiền bạc nói cho cùng thì cũng chỉ là phương tiện, nếu như tiêu xài phung phí và vô bổ, không dùng đồng tiền có được để làm lợi ích cho đời sống cá nhân cũng như cộng đồng thì tiền bạc đó xem ra cũng chẳng có mấy giá trị bởi vì không biết thọ dụng chơn chánh. Hoặc nếu chỉ biết bo bo cất tiền bạc đầy kho lẫm mà chẳng khiến cho nó sinh thêm lợi ích cho mình cũng như người thì rốt cuộc khi ra đi mình cũng chỉ là tay trắng mà thôi. Chính vì thế, người đệ tử của Phật sau khi cần mẫn lao động và kiếm tiền thì cần phải sử dụng tiền bạc đúng pháp để có thể đem đến lợi ích cho mình và cho người, đời này và cho những đời sau nữa.