meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cách tính lương thạc sĩ dạy đại học như thế nào?

Thứ hai, 31/10/2022-09:10
Tuỳ trường đại học công tác, bằng cấp và vị trí làm việc mà giảng viên có thu nhập khác nhau. Vậy cụ thể bậc lương giảng viên đại học, cách tính lương thạc sĩ dạy đại học như thế nào, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé.  

Giảng viên đại học là người làm trong ngành giáo dục và đào tạo với nhiệm vụ chính là giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho thế hệ sau. Trong môi trường đại học, giảng viên cũng được chia thành nhiều cấp bậc tùy theo khả năng cũng như kiến thức chuyên môn của mình, bắt đầu từ vị trí trợ giảng, giảng viên chính, phó giáo sư và giáo sư. 

Giảng viên tại các trường đại học đều là những người có trình độ chuyên môn cao từ bậc Thạc sĩ trở lên. Vì thế cách tính lương của giảng viên không chỉ dựa vào việc bạn đứng trên giảng đường bao nhiêu tiết mà còn dựa theo nhiều tiêu chí đánh giá khác.


Lương thạc sĩ dạy đại học
Lương thạc sĩ dạy đại học

Bậc lương là gì? Phân loại lương giảng viên đại học

Khái niệm bậc lương 

Bậc lương được hiểu đơn giản là các mức thăng tiến về tiền lương của người lao động. Mỗi bậc lương tương ứng với một hệ số lương nhất định. Điều này nhằm tạo sự khác biệt giữa các nhân viên, kích thích nhân viên làm việc chăm chỉ và năng suất hơn. 

Xây dựng bậc lương để sử dụng tính toán lương là cả một quá trình phức tạp đối với Nhà nước cũng như doanh nghiệp. Bậc lương cần phải đảm bảo tuân thủ đúng các quy định pháp luật. Bậc lương vừa phải phù hợp với tính chất công việc và công sức của người lao động. Bậc lương càng cao sẽ tương ứng với mức hệ số càng cao. Người lao động luôn luôn hướng đến việc tăng bậc lương để được hưởng mức lương cao hơn.

Phân loại lương giảng viên đại học

Nếu thời học phổ thông, bạn thường chỉ nghe đến giáo viên biến chế, giáo viên hợp đồng. Lên tới bậc đại học, có nhiều khái niệm phân loại giảng viên khác nhau. Ngoài giảng viên chính/trong biên chế sẽ còn giảng viên hợp đồng và giảng viên thuê ngoài… Mỗi vị trí giảng dạy đòi hỏi bằng cấp và trình độ khác nhau. Ví dụ như trình độ chuyên môn từ Thạc sĩ trở lên, có chứng chỉ tiếng Anh tương đương 8.0-8.5 IELTS hoặc cao hơn.

Chính vì có sự khác nhau này, lương giảng viên đại học không chỉ dựa vào số tiết dạy, mà có rất nhiều tiêu chí khác khiến cho việc xây dựng bậc lương cũng phức tạp hơn. Bạn sẽ bắt gặp các nội dung về bậc lương của giảng viên chính, bậc lương giảng viên cao cấp… Cụ thể hiện nay có các loại lương giảng viên đại học đó là: 

  • Lương giảng viên chính thức
  • Lương giảng viên hợp đồng
  • Lương giảng viên vào biên chế
  • Lương giảng viên viên chức
  • Lương giảng viên đã nghỉ hưu
  • Lương giảng viên thuê ngoài

Mỗi loại lương nêu trên sẽ có cách tính khác nhau. Một khái niệm nữa luôn đi kèm với việc tính lương cho giảng viên đó là ngạch lương. Mức lương giảng viên đại học phụ thuộc vào các bậc lương cùng ngạch lương và hệ số lương. Các giảng viên có số năm công tác lâu và vượt qua được các kỳ thi nâng ngạch sẽ có mức lương cao hơn những người khác. 

Các bậc lương giảng viên đại học và hệ số lương


Các bậc lương giảng viên đại học
Các bậc lương giảng viên đại học

Các thông tin về khung bậc lương giảng viên chính cũng như hệ số lương của giảng viên đại học chắc chắn rất quen thuộc với người trong nghề. Tuy nhiên nhiều bạn ứng viên định hướng theo đuổi nghề giảng dạy, đặc biệt là các bạn trẻ sẽ không khỏi băn khoăn về vấn đề này. Bài viết sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn qua các thông tin cập nhật dưới đây. 

Các bậc lương giảng viên 

Mức lương cũng như cách tính cùng ngạch và bậc lương của giảng viên đại học, cao đẳng đã được chỉnh sửa và bổ sung. Bạn có thể tham khảo chi tiết tại Nghị định 49/2013/NĐ-CP ngày 14/05/2013 của Chính phủ. Các điều luật mới này được áp dụng từ tháng 07/2013. Trong đó có phân loại nhóm ngạch cùng các bậc lương của công nhân viên chức cũng như giảng viên đại học, từ đó sẽ đưa ra hệ số lương cho từng mức lương cụ thể cho các vị trí công tác khác nhau.

Cụ thể, ba nhóm ngạch lương tương ứng với các bậc lương giảng viên chính hiện nay đó là: 

  • Viên chức loại A3: Trong đó gồm những giảng viên cao cấp thuộc A3.1 và A3.1 với hệ số lương cùng mức lương đang nhận. Tuy nhiên, sẽ có sự khác biệt về cấp bậc và thưởng.
  • Viên chức thuộc nhóm A2: Gồm nhóm giảng viên chính được chia ra làm nhiều cấp bậc để hưởng lương.
  • Viên chức loại A1: Là nhóm giảng viên thông thường.

Hệ số lương

Hệ số lương là chỉ số phân loại về mức độ kinh nghiệm của giảng viên. Người mới vào nghề theo quy luật thường sẽ có mức lương thấp hơn. Tương ứng với đó sẽ là hệ số lương ở mức khởi điểm. Khi làm việc càng lâu năm, càng có nhiều kinh nghiệm cùng thành tích giảng dạy tốt hệ số lương cũng sẽ cao hơn. 

Hệ số lương khởi điểm theo trình độ học vấn hiện nay được phân chia thành 03 bậc, cụ thể là:

  • Hệ số lương Đại học giữ ở mức là: 2,34
  • Hệ số lương Cao đẳng giữ ở mức là: 2,1
  • Hệ số lương Trung cấp giữ ở mức là: 1,86

Cách tính lương dựa theo bậc lương của giảng viên


Cách tính lương dựa theo bậc lương của giảng viên
Cách tính lương dựa theo bậc lương của giảng viên

Cùng xem cách tính lương thạc sĩ dạy đại học như thế nào nhé!

Công thức

Tổng lương được nhận = Lương + phụ cấp ưu đãi – bảo hiểm xã hội phải đóng

Trong đó cách tính các yếu tố thành phần của tổng lương cụ thể đó là: 

  • Lương = Hệ số lương x 1,6 triệu đồng
  • Phụ cấp ưu đãi = Lương x 30%
  • Tiền đóng bảo BHXH= Lương x 10,5%

Nguyên tắc xây dựng bảng lương

Để xây dựng được thang bảng lương, ngoài việc dựa trên ngạch lương và hệ số như đã nói trên còn có một số nguyên tắc khác. Các nguyên tắc này không chỉ áp dụng cho các khung bậc lương giảng viên chính quy đại học, mà đây còn là cơ sở áp dụng xây dựng thang bảng lương của nhiều tổ chức khác ngoài ngành. 

Ngoài thực tế công việc và trình độ nhân viên… hệ số bảng lương còn phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý.

Bội số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương cao nhất và mức thấp nhất. Thông thường mức chênh nhau được tính khoảng 5% giữa 2 bậc lương liền kề. 

Mức lương khởi điểm của giảng viên đại học được quy định sẽ không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Các công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hay chức danh có độ phức tạp tương đương và làm việc trong điều kiện lao động bình thường. 

Phải thường xuyên rà soát lại bảng lương sao cho phù hợp với tình hình thực tế để sửa đổi, bổ sung.

Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, doanh nghiệp cần tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động của doanh nghiệp. Công bố công khai và gửi đến các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác minh đúng theo quy định của pháp luật. 

Xây dựng thang bảng lương phải dựa trên nguyên tắc bình đẳng. 

Việc xây dựng bậc lương và tính lương cho giảng viên vẫn luôn có các thay đổi. Mục đích là để phù hợp và theo sát thực tiễn luôn thay đổi. Giáo dục là ngành luôn hướng tới thu hút những người tài, đào tạo thế hệ “người lái đò” tương lai. Vì vậy mức lương giảng viên nói chung sẽ cần cải thiện hơn nữa. Bởi thực tế có nhiều nhà giáo với đồng lương không đủ sống vẫn còn phải làm thêm ngoài để có thêm thu nhập. Hoặc những người giỏi sẽ tìm đến những quốc gia phát triển để công tác thay vì ở lại quê hương. 

Bài viết trên đã chia sẻ các vấn đề liên quan đến lương giảng viên đại học. Hy vọng rằng, những thông tin trên hữu ích đối với các độc giả đang tìm việc trong ngành giáo dục.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Công viên nghìn tỷ ở TP. Vũng Tàu sắp khởi công, diện mạo Bãi Sau được "lột xác"

Long An: Lộ diện nhà đầu tư duy nhất nhắm dự án khu dân cư gần 11.000 tỷ

Diễn biến mới nhất tại dự án Khu đô thị quy mô 154ha, tổng vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng của Ecopark tại Hà Tĩnh

Hà Nội thêm một cầu vượt sông Hồng chuẩn bị khởi công

"Ông lớn" Hà Lan và Ấn Độ chạy đua đầu tư vào dự án cảng biển lớn nhất miền Trung

Tin mới cập nhật

Bất động sản có lợi suất đầu tư cao nhất giai đoạn vừa qua, thời gian tới liệu còn tiềm năng?

11 giờ trước

Châu Âu ấp ủ xây dựng các trung tâm dữ liệu mới trên quỹ đạo

15 giờ trước

Cải tạo chung cư cũ: Ưu tiên phương án người dân tự thoả thuận với doanh nghiệp

15 giờ trước

Cổ đông cá nhân chính thức không được sở hữu quá 3% vốn điều lệ tại ngân hàng

15 giờ trước

Nhức nhối doanh nghiệp nợ thuế quá hạn, có những khoản chây ỳ tới 30 năm

1 ngày trước