Chia sẻ cách tính gạch xây tường bao chính xác nhất
BÀI LIÊN QUAN
Bạn có biết tại sao gạch xây nhà thường có lỗ?Tìm hiểu về các mẫu gạch xây nhàKinh nghiệm chọn gạch xây nhà mà gia chủ nên biếtGạch xây tường là gì?
Đối với hầu hết các công trình xây dựng, sắt, thép, gạch hay xi măng đều là những nguyên vật liệu không thể nào thiếu. Vậy khái niệm gạch xây tường là gì?
Gạch xây tường được biết đến là một trong những vật liệu rất cần thiết trong lĩnh vực xây dựng. Loại gạch này có thể được tạo nên từ rất nhiều phương pháp khác nhau như nung nóng hoặc đúc khuôn.
Sau quá trình chế tạo, sản phẩm cuối cùng mà người dùng nhận được chính là một vật thể rắn, cứng và có kích thước, trọng lượng định sẵn. Khi được đưa vào quá trình sử dụng, các viên gạch sẽ kết dính với nhau bằng vữa, góp phần tạo nên những bức tường gạch kiên cố, vững chắc.
Cách tính gạch xây tường bao chính xác sẽ giúp gia chủ có thể dễ dàng xác định được lượng gạch mình cần cho quá trình xây nhà. Từ đó có thể chủ động hơn trong việc chuẩn bị tài chính, cũng như hạn chế tình trạng thiếu gạch trong quá trình xây dựng.
Để biết được 1m2 tường cần bao nhiêu gạch, bạn cần phải dựa vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Bạn nên tiến hành trao đổi với đơn vị xây dựng của mình để có thể xác định được phong cách xây, độ dày mạch vữa và lựa chọn kích thước gạch phù hợp. Như vậy sẽ giúp cho cách tính gạch xây chính xác hơn.
Những yếu tố ảnh hưởng đến cách tính gạch xây tường bao
1m2 tường cần bao nhiêu gạch để tính chi phí luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm của mọi người khi xây nhà. Tuy nhiên, có rất nhiều vấn đề tác động trực tiếp đến số lượng gạch cần cho 1m2 tường.
Trước khi tiến hành xác định số gạch, bạn cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến cách tính gạch xây tường bao.
Kích thước viên gạch
Kích thước của viên gạch được xem là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến số lượng gạch cần cho 1m2 tường. Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều mẫu gạch được bày bán, mỗi loại gạch lại có kích thước cũng như trọng lượng khác nhau.
Gạch lớn thì số lượng cần cho 1m2 sẽ ít hơn so với các loại gạch có kích thước nhỏ. Vậy nên, bạn cần xác định được kích thước của viên gạch trước khi thực hiện tính gạch xây tường.
Lựa chọn kiểu xây
Khi gạch được xây theo hàng dọc thì số lượng gạch cần cho 1m2 sẽ chênh lệch khá nhiều so với khi xây theo hàng ngang. Ngoài ra, việc bố trí gạch theo mong muốn của bản thân cũng sẽ ảnh hưởng phần nào đến số lượng gạch cần thiết.
Độ dày của mạch vữa
Độ dày mạch vữa ngang và mạch vữa dọc cũng có những sự khác biệt nhất định. Thông thường, với mạch vữa ngang sẽ rơi vào khoảng 12mm và mạch vữa dọc là 10mm.
Khi bạn thực hiện theo cách tính gạch xây tường bao nên trừ đi kích thước mạch vữa khoảng từ 7 mm đến 15mm. Như vậy mới đảm bảo được số liệu một cách chính xác nhất.
Phân loại gạch xây tường, cách tính kích thước gạch
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại gạch được dùng trong xây tường. Mỗi một loại gạch lại có cấu tạo, kích thước cũng như trọng lượng khác nhau.
Các loại gạch được sử dụng phổ biến có thể kể đến như gạch ống, gạch thẻ, gạch 6 lỗ, gạch block và thiên gạch. Cách tính gạch xây tường chính xác sẽ cần xác định được loại gạch được lựa chọn là gì.
Cách tính gạch ống
Gạch ống được biết đến là loại gạch gồm 2 lỗ hổng ở giữa. Kích thước thông thường của gạch sẽ rơi vào khoảng 5.5cmx9.5cmx20cm. Với gạch ống, người ta thường sẽ sử dụng trong việc xây tường 110.
Đối với loại gạch này, sau khi xây xong tính các diện tích vữa thì mỗi viên gạch sẽ có kích thước khoảng 7.5cmx11.5cmx22cm. Tiết diện của gạch sẽ bằng 0.075x0.22 = 0.0165
Cách tính gạch xây tường bao sẽ bằng 1/0.0165 = 60,6 viên gạch. Đối với loại gạch này thì 1m2 sẽ cần đến 61 viên gạch. Tường 220 thì số lượng gạch sẽ được sử dụng gấp đôi.
Cách tính gạch thẻ
Gạch thẻ được tạo nên từ bột đá và đất sét kèm theo đó là một số phụ gia, Gạch thẻ có hình chữ nhật, dạng đặc và có kích thước tương đối đa dạng. Đối với loại gạch thẻ đặc, kích thước thông thường sẽ là 19.5cmx9cmx5.5cm.
Với gạch thẻ 2 lỗ thì kích thước sẽ là 18cmx8cmx4.5cm, và gạch thẻ 4 lỗ sẽ có kích thước rơi vào khoảng 19.5cmx13.5cmx9cm. Áp dụng cách tính tương tự như trên, chúng ta sẽ xác định được xây 1m2 tường cần bao nhiêu gạch thẻ.
Cách tính gạch 6 lỗ
Để biết được cách tính gạch xây tường bao với dạng gạch này ra sao, chúng ta cũng nên tìm hiểu sơ qua cấu tạo của loại vật liệu này đúng không nào?
Gạch 6 lỗ là loại gạch có 6 lỗ thủng ở giữa. Loại gạch này có kích thước lớn với 21cmx10cmx15cm. Mỗi viên gạch sẽ được tính thêm 1cm mạch vữa. Như vậy, với 1m2 110 thì sẽ cần trung bình khoảng 25 viên, tường 220 thì cần 50 viên gạch 6 lỗ.
Cách tính gạch block
Gạch block làm sản phẩm của xi măng, đá cùng cát,... Loại gạch này được đúc thành khuôn và không cần trải qua quá trình nung ở nhiệt độ cao. Gạch block thường có kích thước tương đối lớn, trọng lượng của gạch cũng lớn hơn hẳn so với những loại gạch thông thường.
Trong xây dựng và theo cách tính gạch xây tường bao thì gạch block cần tới 12 viên cho 1m2 tường 110 và 24 viên cho 1m2 tường 220.
Cách tính thiên gạch
Thiên gạch là khái niệm còn khá xa lạ với nhiều người. Thiên được biết đến là đơn vị đo lường của thời xa xưa. Nhìn chung, 1 thiên gạch sẽ bằng với 1000 viên gạch. Vậy 1m2 tường cần bao nhiêu gạch sẽ phụ thuộc theo từng loại gạch được gia chủ sử dụng trong quá trình xây nhà.
1m2 tường cần bao nhiêu viên gạch? Công thức tính cụ thể
Cách tính gạch xây tường bao sẽ giúp cho gia chủ biết được lượng gạch cần dùng đến cho 1m2 tường. Từ đó xác định rõ số lượng gạch cần cho quá trình xây dựng công trình hoàn thiện. Tùy thuộc vào từng loại gạch mà số lượng gạch cho 1m2 tường sẽ có sự khác nhau.
Mỗi một công trình sẽ có một phương pháp xây dựng riêng biệt. Hiện nay trên thị trường, người ta sẽ chia làm 2 loại tường chính là tường 110 và 220.
Định mức gạch xây tường 110
Tường 110 hay còn được gọi là tường 10 được tạo nên bởi 1 hàng gạch. Định mức gạch xây tường 110 giữa miền Bắc và miền Nam sẽ có sự khác biệt nhất định. Bức tường có độ dày khoảng 110mm tại miền Bắc nhưng ở miền Nam chỉ khoảng 100mm.
Quá trình thi công diễn ra tương đối nhanh chóng, dễ dàng và số lượng gạch ít. Tuy nhiên, gạch xây tường 110 thường có sức chịu lực khá kém. Loại tường này sẽ được ưu tiên sử dụng cho nhà cấp 4 và những ngôi nhà có cấu trúc khá nhỏ.
1m2 tường 110 bao nhiêu gạch sẽ phụ thuộc vào loại gạch được sử dụng. Nhưng đối với tường 110, người ta không sử dụng gạch lỗ để xây dựng.
Định mức gạch xây tường 220
Tường 220 hay còn được gọi là tường 20. Loại tường này được tạo nên bởi 2 lớp gạch có bề dày là 220mm. Đặc biệt, tường 220 có thể chịu được lực tác động lớn, độ chắc chắn cao. Chính vì vậy, thường được xây dựng đối với nhà có cấu trúc lớn, 2 tầng hoặc biệt thự,...
Tuy nhiên, loại tường này lại tiêu tốn khá nhiều vật liệu xây dựng. Đồng thời chiếm diện tích cũng rất lớn. Cách tính gạch xây tường bao cho loại tường nào như thế nào?
Đây chắc chắn là thắc mắc của rất nhiều người. Thông thường, lượng gạch để xây dựng tường 220 sẽ lớn gấp đôi so với tường 110. Đối với tường 110 sẽ rơi vào khoảng 55 viên và tường 220 sẽ là 110 viên.
Cách tính gạch xây tường bao cụ thể
Để xác định được số lượng gạch chính xác cho 1m2, bạn cần biết cách tính số lượng gạch xây/1m2 xây. Số lượng gạch này sẽ được xác định bằng công thức: n=1/(thiết diện gạch). Thiết diện gạch sẽ được xác định tùy thuộc vào từng loại gạch khác nhau.
Một số lưu ý khi xây tường bằng gạch
Bên cạnh việc xác định 1m2 tường cần bao nhiêu viên gạch, các bạn cần lưu ý một số vấn đề khi xây tường bằng gạch như sau:
- Lựa chọn gạch xây tường chất lượng cao, có kích thước đồng bộ với nhau
- Thực hiện tính toán chi tiết số lượng gạch cũng như các nguyên liệu khác. Đảm bảo chi phí bỏ ra là hợp lý, không bị thiếu hụt hay thừa quá nhiều.
- Khi xây gạch cần có dây dọi từ trên xuống và dọi ngang để đảm bảo đường xây được thẳng và không bị xiêu vẹo.
- Chủ đầu tư chỉ nên dùng gạch vỡ để xây tại các vị trí nhỏ.
Kết luận
Như vậy, trên đây là cách tính gạch xây tường bao được áp dụng phổ biến hiện nay. Bạn hoàn toàn có thể dựa vào công thức này để xác định cho mình lượng gạch cần thiết, để hoàn thiện bất kỳ công trình nào. Hãy thường xuyên cập nhật và theo dõi trang tin của chúng tôi để nhận được thật nhiều kiến thức bổ ích về lĩnh vực xây dựng nhé!