Các nhà đầu tư có thể phải chịu cú sốc lớn vì USD
BÀI LIÊN QUAN
Nhà đầu tư bất động sản “còng lưng” gánh lãi suất, chán nản nhìn giá đất rớt thảmChứng khoán Mỹ tăng điểm trong lúc nhà đầu tư chờ báo cáo lạm phátChứng khoán Mỹ giằng co, Nasdaq Composite tăng phiên thứ hai liên tiếp khi nhà đầu tư bắt đáy cổ phiếu công nghệNhững khó khăn
Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh, Bộ trưởng Tài chính Mỹ John Connally đã mô tả đồng USD với các nguyên thủ châu u năm 1971 rằng “đồng tiền của chúng tôi, rắc rối của các ông”. Cách mô tả này được cho là rất phù hợp.
Tổng thống Mỹ Richard Nixon khi đó đã dừng việc chuyển đổi USD sang vàng, đồng thời yêu cầu hệ thống tỷ giá được thiết lập tại Bretton Woods năm 1944.
Các quốc gia khác được đề nghị củng cố đồng nội tệ nếu không muốn bị Mỹ áp đặt những hạn chế về thương mại. Sự thỏa hiệp diễn ra nhanh chóng. Dần đến cuối năm 1971, Thỏa thuận Smithsonian đã khiến giá đồng bạc xanh giảm 10% so với những loại tiền tệ quan trọng khác.
Sau động thái của Fed, đồng USD lại tăng mạnh
Sau cuộc họp của Fed, chỉ số USD bật tăng lên mức cao nhất trong 2 tuần. Đồng USD tăng mạnh đã khiến đồng bảng, euro và chứng khoán Mỹ chịu nhiều sức ép.Liệu đồng USD có quay đầu giảm mạnh vào năm 2023?
Năm 2022 là một năm tăng trưởng vượt bậc của đồng USD. Câu hỏi đặt ra lúc này là liệu đồng bạc xanh sẽ tiếp tục tăng hay đảo chiều vào năm 2023.Vị thế thống trị của đồng USD lung lay
Nhiều quốc gia đã và đang thử nghiệm các phương án để giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng USD vì những lo ngại trước sức mạnh áp đảo của đồng bạc xanh.Tỷ giá của các quốc gia ngày này đa số được thả nổi, thị trường sẽ là yếu tố ảnh hưởng chính thay vì những cuộc đàm phán. Tuy nhiên, một lần nữa các quốc gia có thể thở phào nhờ sự suy yếu của đồng USD.
Chỉ số USD vào tháng 9 năm ngoái đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 2 thập kỷ. Bảng Anh suýt rơi xuống mức ngang giá của USD, yên Nhật thì lao dốc, còn euro có lúc đã chọc thủng mốc đó. Tuy nhiên, đồng USD đã yếu đi kể từ đó. Chỉ số USD chỉ ra rằng đồng USD đã giảm 10% kể từ mức đỉnh gần nhất.
Đồng USD mạnh lên thường gây ra nhiều rắc rối. Các quốc gia nghèo thường vay nợ bằng đồng bạc xanh. Gánh nặng nợ nần của những nước này tăng theo đà tăng giá của USD.
Thậm chí ngay cả tại những quốc gia giàu, nơi mà các chính phủ đa phần phát hành nợ bằng đồng nội tệ, sự tăng giá của đồng USD cũng gây rắc rối vì biên lợi nhuận doanh nghiệp sẽ bị thu hẹp lại.
Ba nhà kinh tế Matteo Maggiori, Brent Neiman và Jesse Schreger đã có bài phân tích năm 2020 cho thấy hơn 90% trái phiếu doanh nghiệp tại Canada, Úc và New Zealand do chủ nợ nước ngoài nắm giữ ghi mệnh giá bằng đồng ngoại tệ, phần lớn là USD.
Tờ Economist cho biết các con nợ không phải là những người duy nhất gặp khó khăn. Do được niêm yết giá bằng USD nên khi USD tăng mạnh thì hàng hóa cũng đắt hơn so với trước. Hàng hóa xuất khẩu của Mỹ đã mất khả năng cạnh tranh. Các nhà đầu tư Mỹ có tài sản ở nước ngoài ghi nhận lợi nhuận bị bào mòn. Do đó, nhiều người đã ăn mừng sự sụt giảm của đồng USD.
Sức mạnh của đồng bạc xanh không dễ dàng mất đi
Điều đáng tiếc là nhiều khả năng cuộc vui sẽ không kéo dài lâu. Chúng ta cần nói về nguồn gốc sức mạnh của USD để hiểu được lý do tại sao.
Đầu tiên là về chính sách tiền tệ. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã nâng lãi suất nhanh hơn bất kỳ ngân hàng trung ương nào khác trong suốt năm 2022. Điều đó khiến đồng USD trở thành mục tiêu lý tưởng cho chiến lược carry trade - nghĩa là bán đồng tiền có lãi suất thấp để mua đồng tiền có lãi suất cao, đồng thời bỏ túi phần chênh lệch.
Thứ hai, xuất phát từ nỗi sợ. Chiến lược Zero Covid của Trung Quốc, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine cùng với việc nền kinh tế thế giới dần rơi vào suy thoái khiến các thị trường vô cùng hoảng sợ. Nhà đầu tư thông thường chú trọng vào sự an toàn mà các loại tài sản của Mỹ mang lại ở giai đoạn bất ổn.
Cuối cùng, nguồn gốc là nền kinh tế Mỹ. Trong năm 2022, giá năng lượng nhảy vọt và Mỹ là nhà xuất khẩu năng lượng lớn trên toàn cầu, bởi vậy Mỹ dường như ở trong một vị thế tốt hơn hẳn so với phần còn lại của thế giới.
Fed đang hạ tốc độ tăng lãi suất và các nhà chức trách cũng dự kiến lãi suất sẽ đạt được mức đỉnh trong năm nay. Tuy nhiên, họ cũng nhận định rằng lãi suất sẽ tăng lên cao hơn và tiếp tục duy trì trong khoảng thời gian lâu hơn so với dự đoán của giới đầu tư.
Chiến lược carry trade vẫn sẽ được ưa chuộng trong một khoảng thời gian nữa nếu thị trường đồng ý với quan điểm của Fed. Tương tự thì sự an toàn của nhiều loại tài sản Mỹ vẫn sẽ được coi trọng.
Và đồng USD cũng có thể hồng hề hấn gì dẫu cho Mỹ có rơi vào suy thoái. Thông thường, đồng USD sẽ duy trì được sức mạnh trong cả giai đoạn tăng trưởng của Mỹ xuống dốc hay lên cao.
Trên thị trường ngoại hối, các nhà đầu tư gọi hiện tượng này là “nụ cười của đồng bạc xanh”. Rất có thể nền kinh tế toàn cầu cũng lao đao nếu tăng trưởng của Mỹ sụt giảm, càng khiến sức hấp dẫn của các tài sản bằng đồng USD tăng lên.
Thế nhưng, tờ Economist cho biết niềm tin của giới đầu tư là lý do tốt nhất để lập luận rằng đồng bạc xanh sẽ tăng giá. Thị trường thường vẫn hay tin rằng điều ngược lại có thể sẽ xảy ra.
Theo khảo sát gần đây của Bank of America, tỉ lệ những nhà quản lý quỹ cho rằng đồng USD sẽ sụt giảm đang gần ở mức cao kỷ lục. Theo Bloomberg, các chuyên gia dự báo đã cho rằng giá USD sẽ sụt giảm so với mọi loại tiền tệ lớn trong năm 2023 và sang năm sau.
Hàng ngày có khoảng 6.600 tỷ USD được giao dịch với những loại đồng tiền tệ khác. Bởi vậy, dường như chắc chắn rằng một số nhà đầu tư đã đặt cược theo hướng rằng đồng bạc xanh sẽ mất giá. Càng có nhiều khoản đặt cược như vậy và rất có thể USD sẽ tăng giá.
Không lâu sau khi Thỏa thuận Smithsonian được ký kết, các nhà đầu tư lại đẩy thị trường ngoại hối vào tình trạng hỗn loạn thêm một lần nữa bằng việc khiến USD bị mất giá mạnh hơn. Sau cùng, đã khiến hệ thống Bretton Woods hoàn toàn sụp đổ.
Hiện nay, nếu giá USD bị đẩy theo hướng ngược lại thì nỗi đau nặng nề nhất có thể sẽ xảy ra. Giới đầu tư có thể phải hứng chịu một bất ngờ rất lớn.