meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Các dự án công nghệ cao đang “hút” vốn FDI

Thứ tư, 01/06/2022-16:06
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã tăng 25,2% trong năm 2021, đạt mức 38,85 tỷ USD. Trong đó dự án công nghệ cao được mở rộng với quy mô lớn.

Nở rộ dự án FDI công nghệ cao 

Theo baodautu.vn, Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, thời gian qua các dự án công nghệ cao có vốn FDI đã được mở rộng với quy mô lớn. Các dự án tập trung trong một số lĩnh vực như: sản xuất, chế tạo, điện tử… 

Có thể kể tới một số dự án tiêu biểu như: Samsung (Thái Nguyên) tăng vốn đầu tư gần 1 tỷ USD; Dự án nhà máy chế tạo điện tử, phương tiện thiết bị mạng và sản phẩm âm thanh đa phương tiện tại Bắc Ninh, Nghệ An và Hải Phòng. Trong đó dự án tại Bắc Ninh tăng gần 306 triệu USD, dự án tại Nghệ An tăng 260 triệu USD và ở Hải Phòng tăng 127 triệu USD; Dự án nhà máy sản xuất linh kiện điện tử (Phú Thọ) tăng 163 triệu USD...


Thời gian qua các dự án công nghệ cao có vốn FDI đã được mở rộng với quy mô lớn.
Thời gian qua các dự án công nghệ cao có vốn FDI đã được mở rộng với quy mô lớn.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, năm 2021, tổng vốn FDI đã đạt 38,85 tỷ USD, tăng tới 25,2% so với năm 2020. Đây là một kết quả rất tích cực trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 năm ngoái khiến nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. 

Đáng chú ý, trong số các dự án FDI có tổng mức đầu tư tỷ USD, thì lĩnh vực công nghệ cao góp mặt với một dự án đạt mức vốn hơn 3 tỷ USD. Do đó, có thể thấy rằng các nhà đầu tư nước ngoài đã dành sự quan tâm tới Việt Nam khi đầu tư mạnh tay, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao.

Đối với các “ông lớn” công nghệ như: Intel, Apple, Google, đều khẳng định mong muốn hợp tác, đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới. CEO của Apple, ông Tim Cook cho biết mong muốn mở rộng chuỗi cung ứng tại Việt Nam. Nếu kế hoạch được triển khai, hàng loạt nhà sản xuất, gia công danh tiếng như Foxconn, Winston hay Goertek sẽ tiếp tục đầu tư, mở rộng quy mô tại nước ta. Trong khi đó, tập đoàn Intel đã hoàn tất đầu tư giai đoạn I và đang bước vào giai đoạn II tại Việt Nam.

Sự lạc quan của các nhà đầu tư

Theo số liệu mới được công bố, tính chung 5 tháng đầu năm 2022, lượng vốn FDI đã đạt gần 12 tỷ USD. Nếu xét về tổng vốn thì 5 tháng đầu năm nay chỉ bằng 83,7% so với cùng kỳ 2021. Tuy nhiên, sự thiếu hụt này chủ yếu do năm ngoái số lượng dự án có vốn đầu tư “khủng” nhiều. Bởi, vốn điều chỉnh và góp vốn, cổ phần đều có xu hướng tăng cao. Trong đó, vốn đăng ký mới đạt 4,12 tỷ USD, vốn điều chỉnh đạt 5,61 tỷ USD và vốn góp, cổ phần đạt 1,98 tỷ USD.  


Việt Nam có những lợi thế về nhân công thu hút các doanh nghiệp FDI.
Việt Nam có những lợi thế về nhân công thu hút các doanh nghiệp FDI.

Điều này là do các chính sách về kinh tế vĩ mô được cải thiện, tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát linh hoạt, hiệu quả, đã mang tới niềm tin cho nhà đầu tư. Như vậy có thể thấy vốn FDI vẫn đang giữ đà tích cực. Cục Đầu tư nước ngoài nhận định, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đặt niềm tin vào môi trường đầu tư và nền kinh tế Việt Nam, từ đó đưa ra các quyết định mở rộng đầu tư dự án hiện hữu.

Theo Tổng giám đốc tổ hợp khu công nghiệp DEEP C, ông Bruno Jaspaert, “mặc dù Trung Quốc là công xưởng của thế giới tuy nhiên Việt Nam là một quốc gia có nhiều lợi thế, vị trí tốt, có thể trở thành người thắng cuộc trong việc đón dòng vốn dịch chuyển khỏi Trung Quốc”.

Còn Phó Chủ tịch Quỹ Warburg Pincus (Singapore) cho rằng ASEAN là khu vực tốt để đầu tư và Việt Nam là một điểm đến lý tưởng trong khi một số nơi trên thế giới còn căng thẳng.

Như vậy, có thể khẳng định Việt Nam đang là một sự lựa chọn để các nhà đầu tư nước ngoài rót vốn. Vấn đề là chúng ta cần tiếp tục tạo sự thuận lợi về mặt thủ tục, địa điểm, các ưu đãi… để có thể đón được nguồn vốn có chất lượng, đặc biệt là các dự án công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

Đón thời cơ trước đà số hóa

Thời gian qua, các địa phương đã rất chú trọng đến công tác thu hút FDI bằng nhiều hình thức khác nhau. Tại tỉnh Bình Dương, ngay từ đầu năm tỉnh này đã ký kết thoả thuận hợp tác chiến lược với quận Gangnam – Seoul (Hàn Quốc) nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xúc tiến đầu tư với các doanh nghiệp từ xứ sở kim chi.


Khu công nghệ cao Hòa Lạc hứa hẹn là điểm "dừng chân" cho các dự án FDI trong lĩnh vực công nghệ cao.
Khu công nghệ cao Hòa Lạc hứa hẹn là điểm "dừng chân" cho các dự án FDI trong lĩnh vực công nghệ cao.

Tại tỉnh Đồng Nai, FDI trong lĩnh vực công nghệ cao được dự báo sẽ khởi sắc trong năm nay. Dự tính tỉnh này sẽ thu hút được hơn 1 tỷ USD vốn FDI ở lĩnh vực này. Trong đó, tỉnh tập trung vào các dự án có chiều sâu, mũi nhọn như: điện tử, cơ khí, chế tạo, các dự án có tỷ lệ nội địa hóa cao… Điển hình như vừa qua, một dự án về sản xuất linh kiện ô tô của Mỹ đã nâng vốn đầu tư thêm 50 triệu USD. Theo nhận định của ông Robert Greenan, quyền Tổng lãnh sự Mỹ tại TP Hồ Chí Minh, thời gian tới,  Đồng Nai sẽ là điểm đến của nhiều doanh nghiệp Mỹ nhờ việc rút ngắn thời gian vận chuyển cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ.

Với những “cửa sáng” như trên, có thể thấy FDI thời gian tới sẽ tiếp tục là một động lực của nền kinh tế. Không những vậy, chúng ta có thể chớp thời cơ để bắt kịp đà số hóa hiện đang là xu hướng của nhiều nền kinh tế.

Với lĩnh vực công nghệ cao, các chuyên gia dự báo, quy mô nền kinh tế số của Việt Nam có thể đạt tới 52 tỷ USD vào năm 2025. Do đó, lĩnh vực này được xem là trọng điểm của các nhà đầu tư nước ngoài và việc đón những dòng vốn tỷ USD sẽ không còn xa lạ. 


Hiện nay tại Việt Nam có nhiều dự án FDI công nghệ cao từ các doanh nghiệp Hàn Quốc.
Hiện nay tại Việt Nam có nhiều dự án FDI công nghệ cao từ các doanh nghiệp Hàn Quốc.

Mặt khác, thị trường Việt Nam rất lớn, với quy mô dân số gần 100 triệu người, tỷ lệ người trẻ cao, do đó động lực từ tiêu dùng trong nước sẽ thúc đẩy nguồn vốn FDI mở rộng hơn nữa để tiếp cận người tiêu dùng, từ đó cũng có thể thay đổi chiến lược đầu tư theo chiều hướng tích cực khi tiến sâu hơn vào công nghệ cao.

Với việc các nhà đầu tư tìm kiếm “cứ điểm” đầu tư mới ngoài Trung Quốc, cộng thêm dịch Covid-19 được kiểm soát tốt, môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng, nhiều nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ cao vẫn luôn có cái nhìn lạc quan về môi trường đầu tư ở Việt Nam với vị thế là trung tâm sản xuất trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Không những vậy, mục tiêu của Việt Nam đến năm 2025 có 70.000 công ty công nghệ số với 1,2 triệu nhân lực, cũng là yếu tố hấp dẫn cho dòng vốn ngoại tiếp tục đổ vào lĩnh vực này.


Nhiều doanh nghiệp FDI lựa chọn Việt Nam để phát triển các trung tâm công nghệ hàng đầu.
Nhiều doanh nghiệp FDI lựa chọn Việt Nam để phát triển các trung tâm công nghệ hàng đầu.

Cần ghi nhận có những doanh nghiệp FDI đang chớp cơ hội trước đà số hoá ở Việt Nam, cũng như tái khẳng định vị thế trung tâm sản xuất của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Điển hình như Công ty Công nghệ Phần mềm Toàn cầu Bosch (BGSV) dự kiến trong tháng 2 tới sẽ thành lập thêm một trung tâm phát triển công nghệ cao tại Hà Nội. Đây sẽ là trung tâm thứ 2 của doanh nghiệp này ở Việt Nam với cùng mục tiêu phát triển thành trung tâm công nghệ hàng đầu với tổng cộng 6.000 kỹ sư.

BGSV cũng là tên gọi kể từ tháng 1/2022 của Trung tâm nghiên cứu & phát triển (R&D) Công nghệ và các giải pháp doanh nghiệp Bosch tại Việt Nam, nằm trong chiến lược mở rộng quy mô, thích ứng với sự thay đổi không ngừng của thị trường, nhằm tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp phần mềm hàng đầu thế giới.

Chia sẻ về chiến lược mở rộng hoạt động tại Việt Nam, ông Dattatreya Gaur, Giám đốc điều hành Công ty Công nghệ Phần mềm Toàn cầu Bosch (của Đức) cho biết: "Đây là cơ hội tuyệt vời để tận dụng sự hiện diện toàn cầu nhằm phục vụ nhu cầu số hóa ngày càng thiết yếu trong lĩnh vực công nghệ". 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

13 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

13 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

13 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

13 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước