Byju Raveendran vẫn đặt niềm tin vào kỳ lân edtech giá trị nhất thế giới
BÀI LIÊN QUAN
Nhiều kỳ lân đang tỏ ra thận trọng về quyết định IPO sau khi thị trường công nghệ ngày càng lao dốcXu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ toàn cầu đang "ghìm chân" các kỳ lân Châu ÁKỳ lân công nghệ VNG lỗ 310 tỷ đồng, công ty liên kết lỗ tăng 511% trong 6 tháng đầu năm 2022Được biết, Raveendran là người sáng lập Tập đoàn edtech Byju’s nói rằng ông cam kết sẽ đồng hành với công ty dù thời gian gần đây tình hình kinh doanh ngày càng thua lỗ.
Theo đó, kỳ lân giá trị nhất trên thế giới này đã ghi nhận khoản thua lỗ tăng lên 45,6 tỷ rupee (tương đương 573 triệu USD) từ mức 3,1 tỷ rupee vào năm trước đó bởi chi phí hoạt động tăng lên hơn gấp đôi. Bên cạnh đó, doanh thu của công ty cũng giảm 3% xuống còn 24,3 tỷ rupee trong cùng kỳ. Và trong báo cáo kết quả kinh doanh năm 2021 hoãn bởi sự khác biệt với công ty kiểm toán. Chính vì thế mà Byju cũng đã hoãn việc ghi nhận gần 40% doanh thu theo lời khuyên của các công ty kiểm toán.
Ông Raveendran phát biểu tại Hội nghị CEO toàn cầu của Forbes ở Singapore rằng: “Mặc dù 6 tháng qua đầy thách thức, chúng tôi đã đạt được những kết quả đáng kể. Tương lai của tập đoàn cũng rất tươi sáng. Chúng tôi đang thực hiện rất nhiều đổi mới”.
Được biết, Byju’s duy trì được đà tăng trưởng bởi nhu cầu giáo dục trực tuyến đang ngày càng tăng, đáng chú ý là trong thời kỳ dịch COVID-19 nhưng công ty cũng lại mở rộng quá nhanh thông qua các thương vụ sáp nhập khi tiến hành mua lại 15 công ty ở trên khắp Ấn Độ, Châu Á, Mỹ trong thời gian 6 năm qua.
Trải qua 5 vòng gọi vốn và được định giá hơn 2 tỷ USD, kỳ lân MoMo đang kinh doanh ra sao?
Ra đời vào năm 2007, Công ty cổ phần Dịch vụ Di động Trực tuyến (M_Service) - đơn vị sở hữu của MoMo có xuất phát điểm là một đơn vị chuyên về cung cấp dịch vụ nạp tiền điện thoại. Sau 3 năm ra đời, ví điện tử MoMo chính thức có mặt trên thị trường. Năm 2015, M_Service được cấp giấy phép ví điện tử tại Việt Nam.Thị trường đang không mặn mà với Startup kỳ lân
Các “kỳ lân” ra đời trong quý III/2022 nói riêng và cả năm 2022 nói chung đang ghi nhận sự chững lại rõ rệt về số lượng trên quy mô toàn cầu.Và kể từ năm 2021, công ty cũng đã chi 2,6 tỷ USD cho các thương vụ mua lại gồm 950 triệu USD để tiến hành mua nhà cung cấp dịch vụ luyện thi Aakash Educational Service của Ấn Độ cùng 600 triệu USD để có thể mua lại Great Learning của Singapore.
Tỷ phú Ấn Độ mới đây cũng tiết lộ rằng, các công ty mà Byju’s sáp nhập trong năm ngoái đã tăng trưởng một cách đáng kể. Có thể thấy, Aakash trong phân khúc luyện thi và Great Learning ở trong phân khúc giáo dục đại học cũng đều đạt doanh thu gấp đôi tính từ khi sáp nhập.
Và để có thể chuẩn bị cho kế hoạch mở rộng quy mô, vào hồi tháng 3, Byju’s với mức định giá là 22 tỷ USD khi đó đã tiến hành huy động được hơn 800 triệu USD, trong đó bao gồm 400 triệu USD bởi cá nhân ông Raveendran đóng góp. Ông Raveendran nói về khoản đầu tư mới nhất vào công ty rằng: “Tôi sẽ nỗ lực hết mình".
Còn hai nhà đầu tư khác bao gồm Sumeru Ventures cùng một công ty ít tên tuổi được cho là đã không chuyển 250 triệu USD khoản đầu tư như đã cam kết.
Tỷ phú Ấn Độ này từng mở các lớp luyện thi trước khi thành lập công ty Think & Learn cùng với vợ mình vào năm 2011 cùng ứng dụng gia sư cùng tên vào 4 năm sau đó. Còn tài sản ròng của hai vợ chồng hiện nay là 3,4 tỷ USD. Hơn thế, Byju’s cũng đã thu hút được các nhà đầu tư tầm cỡ như người sáng lập của Facebook hay gã khổng lồ công nghệ Tencent của Trung Quốc.