Brainstorm là gì? Những thông tin quan trọng về “động não”
BÀI LIÊN QUAN
Advertising là gì? Các loại hình quảng cáo phổ biến hiện nayCác bạn hiểu big idea là gì?Thông tin đầy đủ từ A - Z brainstorm là gì?
Khi nói về những ý tưởng sáng tạo, người ta thường nhắc đến khái niệm brainstorm. Vậy brainstorm là gì?
Khái niệm đầy đủ nhất về brainstorm là gì?
Brainstorm được hiểu là kỹ thuật động não, sáng tạo nhóm mà trong đó mọi người cần phải nỗ lực tìm ra kết luận, giải pháp cho vấn đề chung. Hiểu 1 cách đơn giản brainstorm được hiểu là “động não”. Nói cách khác, động não là tình huống mà 1 nhóm người gặp nhau cùng thảo luận để đưa ra ý tưởng, giải pháp xung quanh 1 vấn đề, lĩnh vực,... Với 1 tâm thế thoải mái nhất, họ ẽ có thể đề xuất được các ý tưởng sáng tạo.
Ngoài ra, Brainstorm còn có một số khái niệm khác, cụ thể như:
- Brainstorm là một quá trình để tạo ra một ý tưởng mới.
- Theo Alex Osborn: thì Brainstorming là gì? Brainstorming là kỹ năng làm việc nhóm với mục đích mang lại giải pháp tốt nhất bằng cách tích lũy tất cả các chất xám của mọi người trong nhóm.
- Ngoài ra, Brainstorming lợi dụng những vấn đề được đề cập tới và khơi dậy cho não một cái nhìn khái quát và tập trung, phương diện khác nhau từ nhiều người có thể đưa ra được những ý tưởng mới mẻ, độc đáo để bàn luận.
- Đặc biệt, Brainstorming là một kỹ năng mang lại hiệu quả tối đa hóa khả năng sáng tạo.
Nguồn gốc brainstorm bắt nguồn từ đâu?
Sau khi hiểu rõ khái niệm của brainstorm là gì rồi, chắc hẳn bạn đang thắc mắc nguồn gốc của brainstorm bắt nguồn từ đâu? brainstorm được biết đến bởi Alex Faickney Osborn trong cuốn sách “Applied Imagination”. Kể từ đó, Brainstorm được sự quan tâm khá nhiều của giới tâm lý học nghiên cứu , họ đã không ngừng phát triển và tạo ra cách thức thực tiễn dưới ngòi bút của ông.
Một trong những động cơ cho sáng chế của ông được lấy cảm hứng từ quan sát,nhận thức và tư duy khi Faickney Osborn bắt đầu nhận ra môi trường hoạt động của công ty vô cùng áp lực. Điều này dẫn đến sản phẩm bị thiếu hụt chất xám trầm trọng.Rất nhanh sau đó, Alex Faickney Osborn bắt đầu lên kế hoạch tổ chức những buổi họp nhóm và áp dụng kĩ thuật Brainstorm, và điều này thật sự có hiệu quả, kết quả cho thấy sự cải thiện về số lượng và chất lượng hàng hóa của công ty bởi nhân viên.
Các bước cụ thể tiến hành Brainstorm là gì?
Sau đây là các bước làm cụ thể về Brainstorming như sau:
Bước 1: Lựa chọn ra một người điều khiển, quyết định, chính họ hoặc một phụ tá sẽ ghi lại kết quả, ý tưởng kinh doanh của mọi người.
Bước 2: Đưa ra đề tài chính được đề cập, để tiếp tục thảo luận và nêu ý kiến cá nhân của mỗi người.
Bước 3: Đưa ra những luật lệ Brainstorm meaning, cụ thể cơ bản là:
- Người trưởng nhóm có nhiệm vụ dẫn dắt buổi hoạt động trí não này.
- Mọi người có quyền tự do đưa ra ý kiến cá nhân. Những ý tưởng có sự sáng tạo sẽ được đề cao.
- Khi không có sự đồng ý đối phương, không ai được ngắt lời, bình luận về ý kiến của người đang nói ý kiến của mình. Trong quá trình thảo luận không tồn tại sai hay đúng.
- Nêu ra thời gian thảo luận cụ thể để kết thúc.
Bước 4: Bắt đầu thực hiện Brainstorm, người chỉ đạo để cho các thành viên đặt câu hỏi với từng ý tưởng, ghi lại những câu trả lời. Không được đánh giá, nhận xét cho đến khi hết hoạt động này.
Bước 5: Sau khi buổi Brainstorm kết thúc, chọn lọc và đánh giá ý tưởng theo những tiêu chuẩn như loại bỏ ý kiến không phù hợp, xóa ý tưởng bị trùng lặp. Sau đó thảo luận để đưa ra những ý tưởng kinh doanh nào được đánh giá cao hơn.
Làm thế nào để Brainstorm những ý tưởng tuyệt vời cho chiến dịch Marketing?
Với mục tiêu của những nhà doanh nghiệp luôn là tìm ra càng nhiều ý tưởng kinh doanh mới lạ, sáng tạo càng tốt. Những phương pháp Brainstorm sau đây được đúc kết không chỉ dựa vào Osterm mà còn là những nghiên cứu của ngành tâm lý học có thể giúp bạn đạt được hiệu quả cao hơn trong hoạt động lên ý tưởng khởi nghiệp:
Brainstorm theo nhóm
Phương pháp Brainstorm theo nhóm dành cho những bộ phận tập thể cùng hướng về một mục đích, chuyên sâu một mảng kiến thức nhất định về cùng 1 vấn đề cần giải quyết. Thông thường, dành ra 30 - 60 phút/1 buổi, chọn một thời điểm phù hợp với tinh thần tốt nhất. Đặc biệt, đối với người chỉ đạo (nhóm trưởng) nên có một năng lượng tích cực để truyền cho mọi người.
Một trong những yếu tố trong làm việc nhóm Brainstorm là gì? Sau đây là 1 số lưu ý khi Brainstorming theo nhóm:
- Lựa chọn nơi hoạt động, làm việc yên tĩnh, thoải mái, không tạo bầu không khí quá nghiêm túc hoặc nơi có nhiều tác động ngoại cảnh. Điều này khá cần thiết vì nó thúc đẩy quá trình suy nghĩ sáng tạo.
- Bạn nên có đủ thiết bị để ghi chép lại tất cả những ý tưởng của mọi người. Các thành viên trong nhóm cũng cần có một quyển số ghi chép lại những điều tất yếu.
- Tất cả các thành viên nên hạn chế tối đa các thiết bị phương tiện truyền thông.
- Đưa ra những quy tắc cần thiết cho một buổi Brainstorm với mục đích bảo vệ những quyền lợi mà mỗi cá nhân có thể có. Ngoài ra, những quy tắc này giúp cho việc đưa ra những ý tưởng bất kỳ không bị hoãn lại bởi những lời bình luận tiêu cực.
Brainstorming cá nhân
Với mỗi cá nhân đều cần có hoạt động tư duy để phát triển và hoàn thiện bản thân. Vậy làm thế nào để Brainstorm cá nhân mang lại hiệu quả cao? Hãy tuân thủ theo nguyên tắc này để mang lại kết quả tốt nhất:
- Cần lựa chọn thời gian, địa điểm thích hợp giúp bạn tập trung cao độ. Trước khi động não, bạn hãy hít thở 5 - 10 phút để oxy có thể giúp não hoạt động tuần hoàn mang lại suy nghĩ trôi chảy hơn.
- Trong quá trình làm việc, bạn nên có thiết bị ghi chép và hẹn giờ.
- Hãy tự nhắc nhở bản thân mình tạo ra những ý tưởng nội dung tốt nhất có thể trong thời gian này.
- Nói và ghi lại tất cả những gì bạn đang có trong đầu, mà không phê bình hay phán xét đúng hay sai.
- Đề cao ý tưởng mới mẻ hơn so với danh sách của bạn, phát triển và cải thiện ý tưởng của bạn với kết quả khả thi nhất.
Kết luận
Như vậy, vừa rồi chúng tôi đã cung cấp 1 số thông tin cơ bản Brainstorm là gì rồi. Hy vọng, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ Brainstorm đóng một vai trò thiết yếu là cầu nối cho tâm thức của con người giúp mọi người có một cái nhìn khái quát, toàn diện về mọi mặt. Còn chần chờ gì nữa mà không áp dụng Brainstorm để có thể đưa ra những quyết định, ý tưởng đúng đắn nhất giúp hiệu quả công việc hơn nhé !