Bầu Đức: Năm 2023, mảng heo sẽ không mang lại lợi nhuận, bán 35% vốn của Bapi
BÀI LIÊN QUAN
Nguồn doanh thu của các CLB Manchester United, Real Madrid ra sao từ câu chuyện đội bóng HAGL không có tiền nếu thiếu Carabao?Heo ăn chuối và trái cây có phải là động lực đưa HAGL thoát “cửa tử”?Carabao - nhãn hàng quảng cáo, tài trợ cho HAGL mạnh cỡ nào?Theo Nhịp Sống Thị Trường, vào ngày 10/2/2023 vừa qua, ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) đã chia sẻ nhiều điểm mới về tình hình hoạt động của CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, mã chứng khoán: HAG) tại Hội nghị gặp gỡ nhà đầu tư.
Mảng heo năm 2023 xác định không có lợi nhuận
Trong hội nghị này, ông Đức đánh giá năm 2022 bằng hai chữ “khó lường”. Cụ thể, tình hình kinh doanh vô cùng thuận lợi trong nửa đầu năm, nhưng đến cuối năm lại thay đổi vô cùng phức tạp. Đến năm 2023, thị trường tiếp tục đi xuống. Cùng với 2 mảng chính là trồng chuối cùng với nuôi heo, HAGL hiện nay đang đối mặt với khá nhiều vấn đề.
Cùng với heo, ông Đức cho rằng, giá heo trong giai đoạn cuối năm đã giảm giá xuống mức thấp khiến kết quả kinh doanh không được như kỳ vọng. May mắn thay, giá chuối lại tăng cao giúp bù đắp phần nào. Bầu Đức nhận định, HAGL vẫn may mắn hơn nhiều so với các doanh nghiệp khác khi có thể tận dụng chuối thải để nuôi heo, không những lỗ mà còn có lãi. Nếu không có chuối, chắc chắn HAGL sẽ lỗ. Cụ thể, ông chủ HAGL khẳng định: “Ngành heo hiện tại vẫn ở trong tình trạng giá cả thấp cùng với sức mua yếu. Với tình hình này, nông dân sẽ chắc chắn lỗ, dẫn đến tình trạng bỏ chuồng. Phía doanh nghiệp chưa chắc đã có tình trạng này”.
Thời điểm hiện tại, có đến 70% nguồn cung heo trên thị trường đến từ các hộ nông dân. Một khi họ bỏ chuồng chắc chắn sẽ xảy ra hiện tượng quá bán. Theo bầu Đức, chu kỳ lặp đi lặp lại là giá cả sau đó sẽ lại tăng lên sau khi hụt cung. Dự kiến, giá cả tháng 4, tháng 5 năm nay sẽ hồi phục. Tuy nhiên, ông Đức cho rằng đây chỉ là hy vọng. Trên thị trường, không có điều gì là có thể nói trước. Chính vì thế, HAGL trong thời gian tới sẽ xây dựng kế hoạch thận trọng nhằm cố gắng duy trì mảng heo “không lãi cũng không lỗ”. Nếu như thuận lợi, thị trường sẽ hồi phục được vào tháng 4 và tháng 5 giống như dự báo.
Vì thế, bầu Đức nhấn mạnh: “Vậy trong năm 2023, HAGL xác định không có lợi nhuận trong năm 2023”.
Giá chuối chắc chắn sẽ tăng lên
Trong năm nay, chuối có vẻ là mảng đầu tư được bầu Đức tin tưởng và đặt nhiều kỳ vọng nhất. Ông chia sẻ, giá chuối 2023 chắc chắn sẽ tăng lên. Khi Trung Quốc mở cửa, thực tế là giá của sản phẩm này đã tăng lên. Hiện tại, giá chuối là 11 USD/thùng, trong thời gian sắp tới sẽ lên mức 13 USD/thùng - tăng vài chục % so với cùng kỳ.
Theo bầu Đức, HAGL trong năm 2023 với mô hình trồng chuối gối đầu sẽ được thu hoạch thì không chỉ giá chuối tăng mà sản lượng cũng tăng theo. Hiện nay, giá sầu riêng đang tăng trên 200.000 đồng/kg nhưng diện tích thu hoạch trong năm nay chưa nhiều; vì thế HAGL vẫn sẽ chưa ghi nhận mảng này. Cũng trong năm 2023, HAGL sẽ trồng thêm khoảng 2.000 ha bắp. Một năm 2 vụ, vụ tháng 4 xuống giống thì đến tháng 7 sẽ thu hoạch, đến tháng 7 xuống giống thì tháng 12 sẽ thu hoạch.
Đặc biệt, công ty cũng đang tổ chức trồng rau củ quả của Đà Lạt. Những rau củ này được trồng từ mấy tháng trước và tận dụng được điều kiện đất tốt của doanh nghiệp này.
Bán 35% vốn của Bapi HAGL
Trong hội nghị vào ngày 10/2, bầu Đức còn nhấn mạnh: “Bapi HAGL ra đời để tiêu thụ toàn bộ các sản phẩm mà HAGL làm ra. Mà mình tôi không thể ôm xuể, và nói thẳng là làm đến nay tôi vẫn chưa thấy hiệu quả dù đã có sản phẩm riêng biệt. Nên tôi mời anh Diện (ông Đỗ Xuân Diện) vào nắm 35% vốn”.
Khi Bapi HAGL hoàn tất việc phát hành cùng với tăng vốn, HAGL sẽ sở hữu tổng cộng 3,4 triệu cổ phần, tương đương với 34% vốn tại Bapi HAGL. Điều này đồng nghĩa với việc, Bapi HAGL sẽ không còn là công ty con của HAGL. Tiếp đến, HAGL trồng thêm 60 loại rau củ quả để cung ứng cho Bapi.
Hiện tại, công ty đang xây dựng nhà máy bao bì, sản phẩm rau củ quả của HAGL dự kiến sẽ ra mắt thị trường vào ngày 15/4 tới. Với hàng loạt những kế hoạt được nêu ra ở trên, bầu Đức tự tin lợi nhuận trong năm 2023 sẽ tăng từ 20-30% so với năm 2022.
Kỳ vọng phục hồi vào cuối năm
Theo Mekong Asean, thực tế cho thấy, giá lợn hơi giảm sâu cùng với nhiều khó khăn chung thị trường đã khiến các doanh nghiệp chăn nuôi sụt giảm lợi nhuận trong năm 2022, thậm chí đến cả “ông lớn” trong ngành cũng phải ngậm ngùi báo lỗ sau nhiều năm hoạt động.
Cụ thể, CTCP Nông nghiệp BAF Việt Nam (mã chứng khoán: BAF) trong quý 4/2022 ghi nhận doanh thu bán hàng là hơn 2.100 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng hơn 60%. Điều đáng nói, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp lại giảm 91,4% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt hơn 6,5 tỷ đồng do chi phí tăng cao đột biến. Sau khi lũy kế cả năm 2022, lợi nhuận của BAF là hơn 292 tỷ đồng, so với năm trước đã giảm 9,2%.
Chung cảnh ngộ, Tập đoàn Dabaco Việt Nam (Dabaco, mã chứng khoán: DBC) cũng lần đầu tiên thông báo lỗ ròng hơn 79 tỷ đồng trong quý 4/2022 sau 5 năm hoạt động, trong khi cùng kỳ năm 2021, công ty báo lãi gần 112 tỷ đồng. Sau khi lũy kế cả năm, tổng doanh thu của Dabaco là 12.678 tỷ đồng, so với năm liền trước tăng 13%. Lợi nhuận sau thuế giảm mạnh 82% và đạt 150 tỷ đồng.
Quý 4/2022, doanh thu bán hàng của CTCP Masan MeatLife (mã chứng khoán: MML) là hơn 1.580 tỷ đồng, so với cùng kỳ giảm gần 60%; đồng thời lỗ thuần sau thuế hơn 170 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lãi 882 tỷ đồng. Sau khi lũy kế cả năm 2022, doanh thu của MML là hơn 4.280 tỷ đồng, lỗ sau thuế hơn 233 tỷ đồng trong khi năm liền trước lãi hơn 1.250 tỷ đồng. Đây là năm đầu tiên trong 6 năm trở lại đây MML báo lỗ.
Nhận định về ngành chăn nuôi, Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) cho biết trong báo cáo triển vọng ngành năm 2023 được cập nhật ngày 9/2 rằng, giá heo hơi trung bình cả nước trong năm 2022 đã biến động mạnh, từ mức 52.000 đồng đến 70.000 đồng và giảm 10,68% so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do nguồn cung nội địa dồi dài, cộng thêm ảnh hưởng từ giá heo hơi của thị trường Trung Quốc.
Tính riêng trong quý cuối năm, giá heo hơi tăng 21% so với cùng kỳ năm 2021 và đạt quanh mốc 55.000 đồng/kg nhưng vẫn giảm 13% so với quý liền trước. Nguyên nhân là do nguồn cung khá dồi dào khi nhiều trang trại và hộ chăn nuôi đều chuẩn bị hàng cho Tết. Tuy nhiên, nhiều khu công nghiệp nghỉ Tết sớm, người lao động bị giảm thu nhập cũng đã gây áp lực đến nhu cầu. Chưa kể, nguồn cung nội địa xuất khẩu thông qua kênh tiểu ngạch sang thị trường Trung Quốc đã bị đứt đoạn trong bối cảnh nước này thắt chặt biên giới để phòng chống dịch trong cuối quý 3, đầu quý 4/2022.
Những ngày đầu năm 2022, dù Trung Quốc đã mở cửa lại nền kinh tế nhưng giá heo hơi tại quốc gia này vẫn ở mức thấp nhất kể từ quý 2/2022. BSC kỳ vọng, các hoạt động kinh tế tại đất nước tỷ dân sẽ dần trở lại bình thường vào đầu quý 3/2023, hỗ trợ tích cực đến giá heo hơi trong cuối năm 2023.
Theo dự báo của công ty chứng khoán, nửa đầu năm 2023 ngành chăn nuôi vẫn gặp nhiều khó khăn bởi nhu cầu tiêu dùng giảm thấp, giá heo hơi chưa có nhiều động lực để cải thiện. Cũng theo dự báo, biên lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành sẽ phục hồi tích cực vào nửa cuối năm 2023. Cụ thể, giá heo hơi trong nửa cuối năm 2023 sẽ tăng từ 10-15% so với cùng kỳ do áp lực từ chi phí đầu vào, chi phí tài chính cũng như dịch bệnh. Trong bối cảnh chi phí nguyên vật liệu, thức ăn chăn nuôi cùng với chi phí vận chuyển có xu hướng hạ nhiệt, những doanh nghiệp sở hữu chuỗi giá trị từ nông trại cho đến bàn ăn (DBC, BAF, HAG...) sẽ được hưởng lợi.