meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Bất động sản hiện nay: Nguồn cung nhà ở xã hội thiếu trầm trọng

Chủ nhật, 31/12/2023-15:12
Trong khi thị trường đang thiếu nguồn cung trầm trọng chưa thể khơi thông thì nhà ở xã hội vẫn đang rơi vào tình trạng thiết hụt nguồn cung chưa biết đến khi nào mới giải quyết được.

Tính đến thời điểm hiện tại việc thực hiện Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021 - 2030” đã đi được hơn ⅓ chặng đường, nhưng trên thực tế cả nước mới hoàn thành 46 dự án nhà ở xã hội dành cho đối tượng thu nhập thấp và công nhân khu công nghiệp với quy mô 20.210 căn hộ, chỉ bằng 4,7% kế hoạch đề ra. Tốc độ này vẫn khá chậm trong khi nhiều doanh nghiệp và khách hàng lại rất cần đến nguồn vốn này.

Nguồn cung mới đáp ứng 20% nhu cầu thực tế

Tháng 4/2023, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021 - 2030". Trong đó đề án đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 trên cả nước sẽ hoàn thành đã tổng cộng khoảng 1.062.200 căn.Đây là số lượng cần thiết để đáp ứng được mục tiêu nhu cầu ở thực của thực tiễn trong khi nguồn cung nhà ở xã hội rơi vào tình trạng thiếu trầm trọng và chỉ đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu thực tế của công nhân lao động.

Đồng thời, đây được coi là giải pháp hết sức cần thiết để khơi thông thị trường bất động sản giữa lúc gặp nhiều khó khăn,vướng mắc. Tuy nhiên, mặc dù đã quá nửa thời gian của giai đoạn 2021-2025 nhưng cả nước mới chỉ hoàn thành xây dựng 46 dự án nhà ở xã hội dành cho đối tượng thu nhập thấp và công nhân khu công nghiệp với quy mô 20.210 căn hộ, tương ứng với tỷ lệ 4,7% kế hoạch đề ra.

Thông qua những dữ liệu kể trên cho thấy nếu muốn đạt được kế hoạch đã đề ra thì phải có sự phối hợp, đôn đốc chỉ đạo từ các cơ quan chức năng có thẩm quyền đến những doanh nghiệp trong ngành xây dựng và bất động sản.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia nhận định với sự chỉ đạo sát sao như hiện nay thì vấn đề ưu tiên được đặt lên hàng đầu chính là tháo gỡ về thủ tục, chính sách, tài chính đồng thời là sự phối hợp chủ động của doanh nghiệp, tốc độ phát triển nhà ở xã hội đã khả quan hơn với ngày càng nhiều dự án được cấp phép triển khai và hoàn thành.

Theo số liệu thống kê của Bộ Xây dựng thấy nếu như năm 2021 trên địa bàn cả nước chỉ có 3.046 căn hộ hoàn thành xây dựng và 2.127 căn hộ đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai theo thông báo của các Sở Xây dựng, thì sang đến năm 2022 con số này đã được cải thiện và tăng gấp đôi, gấp bốn lần với 6.196 căn hoàn thành xây dựng và 8.245 căn hộ đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai.

Điều đặc biệt ở đây là các địa phương vẫn đang cố gắng nỗ lực và tích cực vào cuộc nhằm thúc đẩy sự phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân để họ có được một tài sản nhất định. Số liệu thống kế cho biết trong năm 2021, 2022, mỗi năm cả nước chỉ có 9 dự án được cấp phép mới với quy mô khoảng gần 6.000 căn hộ, thì bước sang quý III/2023 tình hình đã khả quan hơn và tốc độ được đẩy nhanh khi có tới 12 dự án với quy mô 12.679 căn hộ được chấp thuận chủ trương đầu tư trên cả nước.


Các dự án nhà ở xã hội vẫn chưa được khai thông trên thị trường để đáp ứng nguồn cầu
Các dự án nhà ở xã hội vẫn chưa được khai thông trên thị trường để đáp ứng nguồn cầu

Kỳ vọng những tiến triển được tạo nên từ chính sách

Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), nếu các Luật sửa đổi được áp dụng chắc chắn sẽ mang đến một sự cải thiện đáng kể cho thị trường nhà ở xã hội. Nhất là khi Luật Nhà ở (sửa đổi) đã được thông qua thì người mua và chủ đầu tư phát triển dự án hi vọng sẽ tạo được sức hấp dẫn và thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia vào phân khúc này. Thông qua đó, đưa loại hình này tiếp cận đến gần với khách hàng hơn, giúp người dân có thu nhập thấp vẫn đủ khả năng để chi trả.

Theo Luật Nhà ở vừa được Quốc hội thông qua, chủ đầu tư phát triển nhà ở xã hội sẽ nhận được hàng loạt ưu đãi với cơ chế thông thoáng hơn. Cụ thể, việc dành 20% quỹ đất nhà ở xã hội từ nay thuộc trách nhiệm quy hoạch của từng địa phương. Dựa vào quy định này đã giải quyết được sự bất cập với quỹ đất dùng để phát triển nhà ở xã hội , đồng thời còn tạo điều kiện cho người mua nhà khi họ sẽ thông báo về định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai, địa phương sẽ có chính sách phát triển nhà ở, bố trí quỹ đất thực sự phù hợp.

Ngoài ra, chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội cũng được ưu đãi miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với toàn bộ diện tích đất của dự án (trừ phần diện tích đất để đầu tư xây dựng công trình kinh doanh dịch vụ, thương mại, nhà ở thương mại, chiếm tỷ lệ tối đa 20% tổng diện tích đất trong dự án) mà không cần thực hiện thủ tục xác định giá đất, tiền thuê đất cũng được miễn và những thủ tục đề nghị miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Đồng thời việc thực hiện thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội cũng được triển khai nhanh gọn trong vòng 1 năm.

Bên cạnh đó, cần chú ý tới việc áp biên lợi nhuận cho những phần diện tích nhà ở xã hội sẽ giúp chủ đầu tư có thêm lợi nhuận thông qua việc phát triển nhà ở xã hội từ phần diện tích thương mại, có thể trở thành điểm cộng lớn thu hút các chủ đầu tư tham gia dự án.

Ngoài ra, Luật Nhà ở mới được sửa đổi,bổ sung những cơ chế, chính sách và điều kiện phù hợp với thực tế để tháo gỡ khó khăn trong quá trình tiếp cận cho người dân khi mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội. Điều này đã tạo động lực và thúc đẩy giải ngân gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, thông qua đó tiếp thêm hy vọng cho người dân thu nhập thấp được mua nhà cho người dân, đem lại dòng tiền dồi dào cho doanh nghiệp, thúc đẩy tiến trình phục hồi cho thị trường bất động sản.


Theo Luật Nhà ở vừa được Quốc hội thông qua, chủ đầu tư phát triển nhà ở xã hội sẽ nhận được hàng loạt ưu đãi với cơ chế thông thoáng hơn
Theo Luật Nhà ở vừa được Quốc hội thông qua, chủ đầu tư phát triển nhà ở xã hội sẽ nhận được hàng loạt ưu đãi với cơ chế thông thoáng hơn

Các chuyên gia nhận định đây là một trong những động lực quan trọng để tạo đà cho phân khúc nhà ở xã hội, nhà giá rẻ dành cho những người lao động có thu nhập thấp. Theo nhận định của ông Hwang Sung Kwan - chuyên gia Tổng Công ty đất đai và nhà ở Hàn Quốc, cho biết việc phát triển nhà ở cho công nhân và nhà ở xã hội sẽ gắn với hạ tầng tiện ích đi kèm cùng với bệnh viện, trường học và tạo cơ hội việc làm cho họ. Từ đó sẽ mang được sản phẩm này đến với đúng đối tượng, tăng sự bền vững với việc phát triển cho những dự án.

Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực chia sẻ việc xây dựng và phát triển nhà ở xã hội, nhà thu nhập thấp vẫn phải hướng tới việc hoàn thiện đầy đủ công năng, đáp ứng mọi nhu cầu và điều kiện sống của cán bộ, công nhân và những người lao động có thu nhập thấp.

Bộ Xây dựng cho biết về kế hoạch triển khai Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng, tính đến thời điểm hiện tại có 23 tỉnh công bố danh mục 54 dự án đủ điều kiện vay theo chương trình với nhu cầu vay vốn hơn 25.884 tỷ đồng. Hiện nay, mới chỉ có một số dự án nhà ở xã hội tại các địa phương được giải ngân với số vốn khoảng 143,3 tỷ đồng.

Nguồn cung nhà ở xã hội đang bị tắc nghẽn nhưng các chuyên gia nhận định trong thời gian tới với việc áp dụng các chính sách mới chắc chắn sẽ giải quyết được vấn đề về nguồn cung trên thị trường.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nhà hàng là gì? Phân loại các hình thức nhà hàng hiện nay

Phát triển NOXH cho thuê bằng nguồn vốn đầu tư công: Giúp nhiều lao động an cư

Người dân TP. HCM “thở phào” sau gần 2 tháng tắc thuế nhà đất

Vàng nhẫn "hút" dòng tiền trở lại

Xuất hiện sóng ngầm tại thị trường đất nền phía Nam

Có nên cho phép nhà đầu tư có đất nông nghiệp làm chủ đầu tư dự án?

Bitexco "rút chân" khỏi siêu dự án 500 triệu USD tại khu "tứ giác kim cương" TP. HCM

Nhà mặt tiền là gì? Cách thiết kế mặt tiền thu hút tài lộc

Tin mới cập nhật

Nhà hàng là gì? Phân loại các hình thức nhà hàng hiện nay

13 giờ trước

Có nên cho phép nhà đầu tư có đất nông nghiệp làm chủ đầu tư dự án?

13 giờ trước

Bitexco "rút chân" khỏi siêu dự án 500 triệu USD tại khu "tứ giác kim cương" TP. HCM

13 giờ trước

Xuất hiện sóng ngầm tại thị trường đất nền phía Nam

13 giờ trước

Vàng nhẫn "hút" dòng tiền trở lại

13 giờ trước