Bất động sản Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đối mặt với việc mất sức hấp dẫn
Theo Thanh niên Việt, vẫn là nguyên nhân cũ: Nguồn cung trên thị trường khan hiếm dẫn tới giá bán sản phẩm tăng cao lên 20 - 30% so với các năm trước. Một số tác nhân khác như giá xăng dầu, giá vật liệu xây dựng đầu vào và nhân công đồng loạt tăng mạnh hay như cuộc chiến của một số nước trên thế giới, lạm phát toàn cầu đều khiến giá nhà tăng lên.
Ông Sử Ngọc Khương - Giám đốc Cấp cao Bộ phận Đầu tư Savills Việt Nam cho hay, thị trường bất động sản trong khoảng 1 năm nay có nhiều diễn biến bất ngờ, nhất là BĐS nhà ở đang ngày càng hạn chế, hàng loạt chủ đầu tư tăng giá bán sản phẩm, người mua sơ cấp kỳ vọng giá BĐS sẽ tăng vì lạm phát…
Thời gian qua, giá bất động sản có sự tăng nóng, không chỉ tăng 10 - 15% mỗi năm mà tăng vài % chỉ trong 1 tháng. Tuy nhiên, từ nay tới cuối năm 2022 thị trường không còn xung lực tăng trưởng, ít biến động khi nguồn cung chưa được cải thiện, ngân hàng vẫn đang siết tín dụng.
Thanh Oai: Thị trường hot của bất động sản Tây Nam Thủ đô Hà Nội
Huyện Thanh Oai tương lai của bất động sản Tây Nam Thủ đô Hà Nội - Huyện Thanh Oai là một trong những nơi được xem là kém phát triển nhất TP.Hà Nội, mặc dù có vị trí địa lý thuận lợi cũng như quỹ đất dồi dào. Tuy nhiên, nơi đây đang được xem là một trong những khu vực có tương lai "sáng ngời" nhất phía Tây Nam của Thủ đô Hà Nội.Nhân tố khiến thị trường bất động sản Thanh Trì – Hà Nội khởi sắc hơn
Huyện Thanh Trì tọa lạc ngay cửa ngõ phía Nam của Thủ đô Hà Nội, một trong những địa phương sẽ được quan tâm đầu tư phát triển mạnh về hạ tầng đô thi để đáp ứng các tiêu chí trở thành quân trong thời gian tới đây. Vì vậy, bất động sản Thanh Trì luôn là điểm đến của các nhà đầu tư bất động sản trong thời gian qua bởi các nhân tố về quy hoạch hạ tầng.Giảm giá gần “chạm đáy”, shophouse ở TP Hồ Chí Minh vẫn ế
Trái ngược với không khí sôi động ở trung tâm thương mại TP Hồ Chí Minh, các căn hộ thương mại (shophouse) đang trong tình trạng ế ẩm, không có ai thuê.“Ở một góc độ khác, thị trường bất động sản tăng nhưng tính thanh khoản lại chậm do người có nhu cầu mua ở thực khó có khả năng chi trả. Đây là một vấn đề chúng ta cần nhìn ở thị trường ở góc độ cung cầu, tính thanh khoản và giá cả” - Chuyên gia Savills Việt Nam nhìn nhận.
Vị chuyên gia cũng cho rằng, thị trường có thể tích cực hơn nếu nhận được thông tin các chính sách vĩ mô như chính sách tài khóa, tiền tệ, vướng mắc pháp lý được giải quyết, tháo gỡ.
Hiện tại, ngân hàng vẫn đang mạnh tay rà soát khả năng cho vay trong lĩnh vực bất động sản. Như vậy, các ngành nghề, lĩnh vực, hoạt động khác sẽ có thêm cơ hội hưởng lợi từ sự phục hồi của ngành BĐS.
Những nhóm chính có thể triển khai, phát triển một dự án địa ốc là vốn của chủ đầu tư, vốn vay từ ngân hàng, vốn từ các đối tác, và vốn thu được từ khách hàng. Trong đó, vốn vay ngân hàng vẫn giữ vai trò chính. Vì vậy, động thái nắn tín dụng sẽ khiến cho doanh nghiệp BĐS phải gặp nhiều thách thức.
Có thể nói, khó khăn lớn nhất mà thị trường đang đối mặt ngoài nguồn vốn là vấn đề hoàn thiện pháp lý cho dự án. Yếu tố này tác động rất mạnh tới tiến độ của dự án bất động sản khi nhiều dự án địa ốc đã chuyển nhượng thành công nhưng phải mất từ 3 - 5 năm để hoàn tất quá trình phê duyệt dự án từ bước có chủ trương cho tới khi có giấy phép xây dựng.
Hàng loạt những vấn đề như chính sách tài khóa, pháp lý, tiền tệ trong suốt 3 - 5 năm thì nguồn cung mới sẽ tiếp tục khan hiếm. Như vậy những khu đô thị lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh sẽ mất dần sức hút, tính cạnh tranh cũng kém hơn so với những khu vực vệ tinh và vùng lân cận.
Các dự án nhà ở sẽ tập trung nhiều tại các đô thị vệ tinh và tạo ra bài toán khó cho các thành phố lớn của đất nước. Vì vậy, Chính phủ cần nhanh chóng có hướng giải quyết để phần nào giúp doanh nghiệp địa ốc có cơ hội phát triển dự án và tạo ra nguồn cung mới cho thị trường, thỏa mãn nhu cầu nhà ở cho người dân. Vì thế, bài toán nhà ở đòi hỏi lượng cung - cầu rất lớn và phải được ưu tiên giải quyết hàng đầu.