Bất động sản du lịch được kỳ vọng sẽ trở lại mạnh mẽ vào năm 2022
Không chỉ là thất bại
Tuy đã có hơn 15 năm kinh nghiệm kinh doanh khách sạn, ông Duy Phương (Đà Nẵng) vẫn phải cảm thán vì chưa bao giờ mệt mỏi khi hoạt động như trong 2 năm vừa qua. Đại dịch Covid - 19 đã phá hủy một cơ sở lưu trú đang rất phát triển của ông. Ông Phương đã từng là chủ của 2 khách sạn 3 sao nằm ngay trung tâm đông đúc của quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng. Trước năm 2020, hai cơ sở này luôn hoạt động trơn tru, các dịp cao điểm luôn trong tình trạng hết phòng, khách hàng có khi phải đặt phòng trước cả tháng mới có.
Thời điểm đầu năm 2020, dịch bệnh bắt đầu xuất hiện đã khiến hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng. Khi địa phương áp dụng biện pháp dãn cách thì tình trạng của cả hai khách sạn càng ngày càng “xuống dốc”. Đến tháng 4/2021, khi đợt dịch thứ tư bùng phát tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam thì ông Phương đã không còn cơ hội để trở tay.
Ông Phương chia sẻ: “Trong thời gian đầu đã gắng gượng hoạt động nhưng sau đó phải đóng cửa, cho nhân viên nghỉ để cắt giảm chi phí vì không còn khách. Vì có hai khách sạn nên sinh ra rất nhiều chi phí, không thể một lúc gánh cả hai nên bắt buộc tôi phải bán đi một cơ sở”. Nhưng ông vẫn cảm thấy may mắn vì vẫn còn giữ lại một cơ sở để phát triển sau này. Nhiều bạn bè làm chung lĩnh vực đã trắng tay khi trải qua 2 năm Covid. Từ câu chuyện này, phần nào cho thấy được những khó khăn, thách thức trên thị trường bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng sau 2 năm qua. Từ những cơ sở lưu trú nhỏ đến các khách sạn, resort quy mô lớn đều không tránh khỏi tình trạng “đóng băng”. Không chỉ vậy hệ lụy còn kéo dài khi nguồn khách sẽ bị tụt giảm mạnh sau này.
Theo dữ liệu từ Tổng cục Thống kê, trong 10 tháng đầu năm 2021 số lượng du khách nội địa ước tính đạt 32.3 triệu lượt, so với cùng kỳ năm 2019 chỉ bằng 44.7% và khách lưu trú chỉ đạt 16.2 triệu lượt, chỉ bằng 44% so với năm 2019. Số lượng khách du lịch quốc tế càng bị sụt giảm, khi chỉ đạt 125 nghìn lượt người, so với năm 2019 đã giảm 96.7%.
Giám đốc Savills Hotels Châu Á Thái Bình Dương - Ông Mauro Gasparotti nhận xét về đợt dịch Covid-19 lần thứ tư đã mang lại những gánh nặng lớn cho ngành dịch vụ lưu trú. Các khách sạn phải dừng một số tiện ích, cắt giảm nhân sự, nhận nhiều lượt hủy phòng hoặc đổi ngày lưu trú.
Theo báo báo cáo nghiên cứu thị trường của DKRA trong 8 tháng đầu năm 2021. Cho thấy tình hình dịch bệnh đã làm thâm hụt nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng, tính thanh khoản lao dốc. Sản phẩm Condotel là loại hình chịu ảnh hưởng nặng nề nhất tính từ khi dịch bắt đầu bùng phát. Có thể theo dõi tình hình trên các trang mạng rao bán bất động sản, nhiều thông tin rao bán khách sạn, condotel,... ven biển đã xuất hiện. Phản ánh tình trạng kiệt sức của một số nhà đầu tư.
Đã đến lúc vượt qua khó khăn
Những ảnh hưởng mà dịch bệnh gây ra là không thể phủ nhận, nhưng các chuyên gia đã cho rằng đây chỉ là những khó khăn tạm thời. Vì về lâu dài, bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng của thị trường Việt Nam vẫn rất hấp dẫn. Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam - Ông Nguyễn Văn Đính cho biết, bất động sản biển tại Việt Nam luôn được đánh giá cao bất chấp các hệ lụy của dịch bệnh, một phần là nhờ tiềm năng phát triển còn rất nhiều.
Việt Nam có thế mạnh khi sở hữu hơn 3.200km đường bờ biển chạy dọc từ Bắc vào Nam. So sánh với nhiều quốc gia có đường bờ biển phát triển thì Việt nam vẫn đang trong giai đoạn đang phát triển về thị trường du lịch biển. Giá trị bất động sản biển hiện tại so với các quốc gia khác vẫn khá thấp và tiềm năng tăng giá trong tương lai. Chính phủ Việt Nam cũng khẳng định du lịch biển nằm trong hoạt động phát triển kinh tế mũi nhọn được ưu tiên hàng đầu. Theo dự kiến đến năm 2025, Việt Nam sẽ góp mặt vào top 50 quốc gia hàng đầu thế giới. Xác định năng lực cạnh tranh mạnh mẽ và đến năm 2030 sẽ lọt vào top 30.
Tháng 10/2021, Nhiều dự án resort, khách sạn cao cấp của Việt Nam đã giành 17 giải thưởng thuộc giải World Travel Awards - một giải thưởng được ví như “Oscar ngành du lịch”. Các tỉnh có khách sạn đạt giải bao gồm: Lăng Cô - Huế; Đà Nẵng; Hội An - Quảng Nam; Phú Quốc - Kiên Giang; Nha Trang - Khánh Hòa,... Đây cũng là minh chứng cho việc Việt Nam rất có tiềm năng về bất động sản nghỉ dưỡng. Đất nước sở hữu nhiều bãi biển đẹp, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, độc đáo. Vậy, làm cách nào để bật dậy và phát triển những tiềm năng này?
Theo ông Đính, Việt Nam được các tổ chức uy tín trên thế giới đánh giá cao về tiềm năng khai thác du lịch biển để sinh lợi. Dù chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng bất động sản du lịch vẫn đang chực chờ bật dậy. Chẳng hạn, trong quý 3/2021 là thời điểm dịch bệnh bùng phát nặng nề nhất nhưng vẫn có khoảng 10.000 sản phẩm được rao bán và tỷ lệ hấp thụ đạt mức 30%.
Cũng chung quan điểm này, ông Nguyễn Lê Hải Đăng - chuyên gia chiến lược bất động sản đã đánh giá cao về tiềm năng phát triển của bất động sản biển trong thời gian tới. Theo đó, so với các sản phẩm bất động sản khác thì tiềm năng tăng giá của bất động sản biển luôn cao và dài hạn hơn. Trong vòng 10 năm trở lại đây, thị trường này đã tăng giá gấp 3 đến 4 lần. Bởi, nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng của người dân quanh năm rất lớn. Theo thống kê của ngành du lịch, khoảng 70% du khách lựa chọn đi nghỉ dưỡng tại các khu du lịch biển.
Về vấn đề dịch bệnh tạo nên khó khăn và tác động tiêu cực lên thị trường. Theo chuyên gia, các tác động tích cực mà dịch bệnh đem đến cũng không phải không có. Đầu tiên, dịch bệnh sẽ đem đến một thử thách cho các chủ đầu tư và cũng tạo nên động lực để vươn lên. Các doanh nghiệp có tiềm lực và kinh nghiệm vững vàng mới có thể trụ vững. Thứ hai, thông qua đây khách hàng cũng có thể đánh giá năng lực của chủ đầu tư. Nếu doanh nghiệp vượt qua được khoảng thời gian khó khăn này thì chắc chắn những dự án của họ sẽ thành công lớn.
“Cá mập” vẫn tranh giành những miếng mồi ngon
Với những tiềm năng và ưu ái của mình, thị trường bất động sản biển ở bất kỳ thời điểm nào vẫn là phân khúc không thể bỏ qua đối với các doanh nghiệp bất động sản. Nhiều khu vực ven biển được biến đổi bởi bàn tay của các ông lớn xây dựng. Tại các địa điểm nổi tiếng như Nha Trang, Phú Quốc, Đà Nẵng, Hạ Long,.. đã trở thành các trung tâm du lịch nổi tiếng thế giới. Nay vẫn còn chứa đựng rất nhiều tiềm năng chờ đợi các doanh nghiệp khai phá.
Có thể kể đến như, Tập đoàn Novaland đang tập trung đầu tư và triển khai các dự án ven biển từ Hồ Tràm - Bình Châu (Bà Rịa - Vũng Tàu) đến Phan Thiết - Mũi Né (Bình Thuận. Hàng loạt dự án cao cấp được tập đoàn xây dựng như: NovaWorld Hồ Tràm với 1.000ha; NovaWorld Phan Thiết với 1000ha; NovaHills Mũi Né với 47ha.
Trong khi đó, sau một loạt thành công tại TP. Hồ Chí Minh thì Tập đoàn Hưng Thịnh tiếp tục “đánh” vào thị trường ven biển. Các dự án Hưng Thịnh Group triển khai như Hồ Tràm Complex tại Bà Rịa - Vũng Tàu; dự án Cam Ranh Mystery Villas tại Khánh Hòa; dự án Richmond Quy Nhơn - Bình Định,...
Bà Đỗ Hương Giang - Phó Giám Đốc Property X nhận định về nhu cầu bất động sản biển sẽ phát triển mạnh. Đơn cử như việc Hưng Thịnh Group triển khai nhiều dự án trong một thời gian ngắn cũng đã “cháy hàng”. Theo đó, bên cạnh các sản phẩm như Condotel, căn hộ nghỉ dưỡng, cho thêu thì các chủ đầu tư cũng cần đa dạng hơn về các loại hình đất nền, khu đô thị ven biển. Hiện tại, người dân không hỉ có nhu cầu nghỉ dưỡng ngắn ngày mà còn có nhu cầu ở và kinh doanh lâu dài.
Nhiều ý kiến cho rằng, thị trường bất động sản ven biển không còn là sân chơi riêng của các doanh nghiệp lớn. Nay, rất nhiều nhà đầu tư cũng bắt đầu tích góp đất tại các khu vực ven biển để chờ cơ hội phát triển. Các thị trường được nhóm đầu tư này ưa chuộng thường là các khu vực mới nổi, đang được phát triển về cơ sở hạ tầng và giao thông. Một số điểm nổi bật là Bình Thuận, Bình Định, Quảng Bình, Thanh Hóa,...
Bình tĩnh và chờ đợi thời cơ
Vào những năm trước dịch, khoảng thời gian cuối năm ông Phương vẫn còn bất rộn hoạt động 2 khách sạn của mình. Còn năm nay, ông khá thành thơi, sau khi trải qua 2 năm dịch bệnh, mất đi khá nhiều nhưng ông Phương vẫn giữ vững niềm tin để vực dậy cơ ngơi của mình. Không để thời gian trôi qua lãng phí, tranh thủ lúc vắng khách, ông đầu tư nâng cấp một số hạng mục cho khách sạn. Cải tiến dịch vụ chuyên nghiệp hơn để đáp ứng nhu cầu khách hàng và chờ đợi ngày hoạt động nhộn nhịp trở lại. “Dịch rồi sẽ trôi qua, có nhiều thứ mình cần thay đổi để hoàn thiện hơn sau dịch” - ông chia sẻ.
Đối với các doanh nghiệp bất động sản, ảnh hưởng từ dịch bệnh sẽ giúp họ càng trở nên vững chắc, mạnh mẽ hơn. Các công ty đều mang trên mình sứ mệnh tạo ra một khu nghỉ dưỡng đi kèm không gian sống đầy đủ tiện nghi. Không chỉ đem đến cho thị trường một dự án chất lượng mà còn góp phần thay đổi “bộ mặt” mới cho cả khu vực. Với các nhà đầu tư cá nhân, họ phải hiểu rõ bản chất của thị trường, bất động sản nghỉ dưỡng là kênh đầu tư tiềm năng nhưng cũng đầy sự rủi ro. Cần chuẩn bị tốt mới có thể bước chân vào thị trường này.
Có 6 tiêu chí được chọn lọc mà mọi nhà đầu tư cần chú trọng. Thứ nhất, với các thị trường tiềm năng luôn được chính quyền địa phương tạo điều kiện cũng như có các chủ trương rõ ràng để kêu gọi doanh nghiệp đầu tư. Thứ hai là cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông hoàn chỉnh. Thứ ba là chất lượng dự án phải được đảm bảo. Thứ tư, xét về uy tín, tiềm lực và kinh nghiệm của chủ đầu tư. Thứ năm, nắm rõ cơ sở pháp lý dự án và tìm hiểu về đơn vị vận hành khi dự án đi vào hoạt động.
Ông Nguyễn Lê Hải Đăng cũng cho rằng, thị trường bất động sản biển sẽ được tăng giá bền vững, nhưng cần thời gian cho sự phát triển này. Do đó, các nhà đầu tư vào các sản phẩm bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng phải nắm bắt thời cơ, có tầm nhìn trung và dài hạn. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, các dự đoán sẽ khó chính xác nên cần bình tĩnh để đưa ra các quyết định chính xác.