Bạn đã biết điểm mạnh và điểm yếu của Internet of things chưa?
BÀI LIÊN QUAN
Một số ứng dụng IoT trong đời sống hằng ngàyCùng tìm hiểu lợi ích từ những cuốn sách iotBạn đã biết cách làm thế nào để sử dụng Internet an toàn chưa?1. Một vài điểm mạnh và điểm yếu của Internet of things
1.1. Internet of things có những điểm mạnh nào?
Khả năng giao tiếp cao: Internet of things khuyến khích các thiết bị giao tiếp với nhau, đây được gọi là M2M (Machine to Machine). Duy trì việc kết nối này sẽ giúp cho chúng có sự phối hợp nhuần nhuyễn. Để từ đó, doanh nghiệp đạt được chất lượng sản phẩm cao hơn. Hơn nữa người dùng có thể dễ dàng truy cập thông tin, tin tức ở khắp mọi nơi vào bất kỳ thời điểm nào.
Giám sát thiết bị tốt hơn nhờ vào khả năng tự động hóa: Hệ thống này cho phép bạn tự động hóa và kiểm soát các công việc và nhiệm vụ hằng ngày. Nhờ vào khả năng tự giao tiếp với nhau của các máy móc, giúp tăng tốc độ cũng như chất lượng sản phẩm. Đồng thời, việc tương tác qua lại giữa máy với máy chủ giúp duy trì tính minh bạch, rõ ràng trong quy trình. Đây được xem là một ưu điểm vượt trội của Internet of things.
Tiết kiệm thời gian: Nhờ vào sự tương tác giữa máy với máy đã mang lại hiệu quả tốt hơn và kết quả chính xác hơn cho người dùng. Mặt khác việc có nhiều luồng thông tin khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn. Do đó, doanh nghiệp của bạn chỉ cần chuẩn bị những thứ cần thiết. Sau đó, tiến hành tra cứu thông tin để có thể quyết định một cách chuẩn xác nhất.
Tiết kiệm chi phí: Một trong những ưu điểm lớn của Internet of things chính là khả năng tiết kiệm tiền bạc một cách tối ưu nhất. Bởi khi các thiết bị tự giao tiếp với nhau, chúng sẽ phát những cảnh báo khi có vấn đề hay sự cố phát sinh. Chính vì vậy, doanh nghiệp có thể vừa tiết kiệm năng lượng vừa tiết kiệm chi phí sửa chữa hay duy trì sản phẩm.
1.2. Điểm yếu của Internet of things là gì?
Khả năng tương thích không cao: Bởi vì hiện tại vẫn chưa có những tiêu chuẩn quốc tế nói về khả năng tương thích cho các thiết bị giám sát, theo dõi. Tuy nhiên, đối với nhược điểm này, doanh nghiệp của bạn có thể khắc phục được. Bằng cách liên hệ với nhà sản xuất để có thể đồng tạo ra một tiêu chuẩn chung được thống. Sau đó, các bên cùng tuân theo tiêu chuẩn này cho mọi thiết bị.
Độ phức tạp cao: Do Internet of things là một mạng lưới đa dạng, nên thường phức tạp và rườm rà. Chính vì thế, nếu có bất kỳ lỗi nào thì cũng có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Tính bảo mật còn thấp: Đây là một điểm yếu của Internet of things mà khiến nhiều chuyên gia đau đầu. Bởi vì với thời đại 4.0 như hiện nay, nhược điểm này đã gián tiếp làm mất đi nhiều quyền lợi cho người dùng, nhất là khả năng bị rò rỉ thông tin khá cao.
An toàn: Tất cả các thiết bị, máy móc đều trong trạng thái luôn kết nối với Internet. Vì thế, với một kho thông tin khổng lồ như vậy, dễ xảy ra vấn đề bị tấn công bởi tin tặc. Điều này sẽ trở nên nghiêm trọng khi thông tin cá nhân cũng như bí mật kinh doanh bị lan truyền trái phép.
Số lượng thiết bị Internet of things quá lớn cũng là một điểm yếu của Internet of things: Bởi vì số lượng lớn này, đòi hỏi doanh nghiệp phải tốn kha khá thời gian cho việc thu thập cũng như quản lý dữ liệu từ hệ thống.
2. Những điểm lưu ý nhỏ khi lựa chọn Internet of things
2.1. Tự đánh giá tình hình của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại
Trước khi quyết định lựa chọn Internet of things, doanh nghiệp cần đánh giá lại tình hình ngân sách, khả năng phát triển cũng như nhân sự của mình. Đồng thời, xem qua những điểm mạnh và điểm yếu của Internet of things. Việc đánh giá này sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra được quyết định sáng suốt, hạn chế những rủi ro không đáng có.
2.2. Chìa khóa để lựa chọn nền tảng thông minh Internet of things
Khả năng phát triển hay mở rộng của doanh nghiệp: Internet of things không chỉ đáp ứng nhu cầu của hôm nay, mà nó còn hỗ trợ cho cả tương lai. Hơn nữa, còn có thể được tích hợp hay thêm các ứng dụng khác vào hệ thống.
Kinh nghiệm của doanh nghiệp: Mặc dù nhà cung cấp của Internet of things có thể cung cấp cho người dùng rất nhiều phương thức để phát triển công nghệ này. Tuy nhiên, sự biến đổi của hệ thống này lại phụ thuộc vào thực tiễn của hoạt động ở từng ngành khác nhau.
Do đó, kinh nghiệm quản lý, hoạt động, điều hành của bản thân doanh nghiệp sẽ là kinh nghiệm tốt nhất để lựa chọn hay đánh giá. Ngoài ra, còn một số vấn đề khác như phạm vi kiến trúc kế thừa, làm thế nào để Internet of things có thể tác động đến tối tác, chiến lược quản lý dữ liệu như thế nào, có cải thiện được phần nào điểm yếu của IoT.
2.3. Phải xác định được đặc trưng, tính năng của Internet of things có ý nghĩa như thế nào đối với ngành, lĩnh vực của doanh nghiệp
Bởi vì mỗi nền tảng sẽ có những thế mạnh riêng và các nhà cung cấp giải pháp sẽ điều chỉnh hệ thống Internet of things. Nhằm giúp nó có thể phù hợp hơn với mô hình hoạt động của hiện tại. Tuy nhiên, đây không được xem là phương án hoàn hảo đối với các tổ chức, doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực đặc thù.
Để tìm kiếm và xác định nền tảng phù hợp với doanh nghiệp của mình, bạn cần phải xem xét và tiến hành phân tích về những điểm mạnh cũng như điểm yếu của Internet of things. Việc này sẽ giúp bạn dễ dàng tìm ra hệ thống phù hợp và tương thích với doanh nghiệp.
2.4. Tiến hành đánh giá để lựa chọn nhà cung cấp và phát triển nền tảng Internet of things
Tương tự như các lĩnh vực công nghệ khác, bất kỳ một giải pháp nào cũng sẽ phải cần có thời gian để chứng minh giá trị cũng như tính hiệu quả của nó. Do đó, cần phải trải qua một quá trình sử dụng, phân tích, đánh giá thì mới có thể chọn ra được nhà cung cấp phù hợp với doanh nghiệp. Tuy nhiên, kinh nghiệm và khả năng của bản thân cũng là một trong những yếu tố cốt lõi để các nhà lãnh đạo quyết định lựa chọn đối tác như thế nào để phù hợp nhất.
Bên cạnh đó, nhu cầu trong từng thị trường của từng lĩnh vực khác nhau thì sẽ khác nhau. Nhưng yếu tố đầu tiên để doanh nghiệp lựa chọn nhà cung cấp hệ thống Internet of things chính là họ phải có một sự thành công nhất định đối với khách hàng khác trong cùng lĩnh vực.
Để thực hiện được điều này, bạn cần phải đánh giá lại toàn bộ khách hàng cũng như những nền tảng mà họ đã xây dựng và cung cấp. Hơn nữa, phải xem xét để biết được những tiêu chuẩn sẵn có của họ có thật sự phù hợp với doanh nghiệp hay không? Đồng thời, bạn cũng nên có một sự xem xét để đánh giá rõ ràng việc sử dụng công nghệ kết nối, quản lý thiết bị và tính bảo mật về sự riêng tư.
Lời kết
Internet of things được xem là một sự đột phá của ngành công nghệ. Bởi vì nó đã giúp mọi thứ trở nên thông minh hơn nhờ vào khả năng kết nối của mình. Từ đó, chẳng những giúp cho doanh nghiệp tìm ra giải pháp tối ưu mà còn giúp cho cuộc sống con người trở nên hiện đại hơn. Tuy nhiên, vấn đề bảo mật vẫn còn là một điểm yếu của Internet of things. Do đó, hy vọng các chuyên gia sẽ sớm tìm ra được những biện pháp hiệu quả cho vấn đề này.