meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Ba nền kinh tế đối tác dần bị thu hẹp, lĩnh vực xuất nhập khẩu của Việt Nam gặp áp lực lớn

Chủ nhật, 28/08/2022-20:08
Hoạt động thương mại của Việt Nam đang thể hiện sự suy yếu về tăng trưởng thông qua các số liệu trong tháng 7 vừa qua. Đồng thời ở giai đoạn này, đà tăng trưởng của những thị trường đối tác với Việt Nam là Mỹ, EU, Trung Quốc đang dần bị thu hẹp.

Theo Doanh nghiệp và Kinh doanh, cả Mỹ, EU và Trung Quốc đều đang trong giai đoạn rất khó khăn. Đây cũng là 3 nền kinh tế đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Do đó, khi những nền kinh tế này thể hiện “sức khỏe” yếu đã dấy lên những lo ngại cho sự tăng trưởng của kinh tế Việt Nam, nhất là với các lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Hiện tại, Mỹ đang có tin vui khi lạm phát đã hạ nhiệt trong tháng 7/2022. Chỉ số giá tiêu dùng tại Mỹ trong tháng tăng lên 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Cũng chững lại so với tháng trước đó nhờ giá nhiên liệu đã hạ nhiệt. Chỉ số PMI sản xuất trên thị trường Mỹ đang có đà tăng trưởng với 52,3 điểm. Tuy nhiên, PMI dịch vụ tại Mỹ lại suy yếu dần.

Ba nền kinh tế đối tác dần bị thu hẹp, lĩnh vực xuất nhập khẩu của Việt Nam gặp áp lực lớn - ảnh 1

Kinh tế Mỹ đã bước vào giai đoạn suy thoái kỹ thuật khi tăng trưởng GDP trong quý II/2022 giảm 0,9% so với cùng kỳ, còn quý I tăng trưởng âm 1,6%. Chính phủ nước này tăng lãi suất lên mức 3,5% và duy trì kế hoạch thu hẹp bảng cân đối kế toán. Giới chuyên gia cho rằng, Mỹ hoàn toàn có thể nâng lãi suất lên 0,5% vào kỳ họp sắp tới.

Còn tại Trung Quốc và EU ghi nhận chỉ số PMI sản xuất rất kém với mức lần lượt là 49 và 49,8 điểm. GDP của Trung Quốc giảm 2,6% so với quý trước và tăng 0,4% so với cùng kỳ. Trong quý II, EU ghi nhận mức tăng GDP là 0,6% so với quý I và tăng 4% so với cùng kỳ. 

Theo đánh giá từ báo cáo của CTCP Chứng khoán BIDV (BSC), đà tăng trưởng kinh tế đang dần thu hẹp lại ở cả 3 nền kinh tế đối tác của Việt Nam là Mỹ, EU, Trung Quốc. Nguyên nhân lớn nhất là do tăng trưởng tiêu dùng toàn cầu sụt giảm. Trong tháng 6, có thể thấy giá cả các loại mặt hàng đểu tạo đỉnh nhưng xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ toàn cầu vẫn gây ra những khó khăn nhất định cho nhu cầu tiêu dùng của các nền kinh tế này.


Đà tăng trưởng kinh tế đang dần thu hẹp lại ở cả 3 nền kinh tế đối tác của Việt Nam
Đà tăng trưởng kinh tế đang dần thu hẹp lại ở cả 3 nền kinh tế đối tác của Việt Nam

Trong 3 thị trường chính, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, kim ngạch trong nửa đầu năm 2022 ước đạt 55,9% tỷ USD. Vào năm 2021, kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và Mỹ lên tới 96,3 tỷ USD. Trong khi đó, thị trường cung ứng nguyên liệu sản xuất lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc. Khu vực EU lại là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.

Theo số liệu, hoạt động thương mại trong nước đang có tín hiệu suy giảm tăng trưởng trong tháng 7. Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đã giảm lần lượt 6,8% và 5,3%so với tháng 6. So với cùng kỳ, kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 9,9%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 20,7% vào tháng 6. Kim ngạch nhập khẩu tăng được 4,2%, vẫn thấp hơn mức tăng 15,8% trong tháng 6.

Tại những thị trường chính này, việc xuất khẩu đã giảm nhẹ tại Mỹ, EU và Hàn Quốc, tuy nhiên vẫn duy trì và mở rộng trong khối ASEAN và Nhật Bản. Riêng xuất khẩu sang Trung Quốc trong tháng 7 không mấy khả quan, giảm 4,1% so với cùng kỳ, cao hơn mức giảm 1,5% vào tháng trước đó, dù Trung Quốc đã nới lỏng những biện pháp phong tỏa.

Việc nhập khẩu từ các nền kinh tế phát triển như Mỹ và EU đều bị tăng trưởng âm trong 7 tháng đầu năm nay, lần lượt âm 3,8% và âm 2,5% so với cùng kỳ. Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vừa qua đã cảnh báo về việc nhập khẩu nguyên liệu suy giảm khiến cho triển vọng xuất khẩu không mấy khả quan vào những tháng cuối năm 2022.

Các chuyên gia nhận định, việc nhập khẩu của Mỹ từ khối ASEAN vẫn tăng mạnh nhưng các động lực có tín hiệu chậm lại. Khối phân tích cho rằng, bức tranh xuất khẩu vào những tháng cuối năm 2022 vẫn duy trì đà tăng trưởng 2 chữ số. VDSC cũng nhắc lại giai đoạn khủng hoảng kinh tế năm 2008 - 2009 khiến cho xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam dần suy giảm đáng kể. Đầu năm 2020, tăng trưởng thương mại đang có sự suy giảm mạnh dù mức độ yếu hơn.

Ba nền kinh tế đối tác dần bị thu hẹp, lĩnh vực xuất nhập khẩu của Việt Nam gặp áp lực lớn - ảnh 3

Cùng với quan điểm này, theo dự báo SSI Research, tăng trưởng các ngành xuất khẩu có thể bắt đầu giảm kể từ quý IV khi nhu cầu từ các nền kinh tế đối tác của Việt Nam, nhất là Mỹ đang yếu đi rõ rệt.

Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - Giảng viên cấp cao Học viện Tài chính, một trong những rủi ro lớn nhất của nền kinh tế năm nay là lĩnh vực xuất nhập khẩu có thể chịu những ảnh hưởng từ biến động quốc tế.

“Doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam đã tích lũy nhiều kinh nghiệm khi trải qua nhiều khó khăn. Những thách thức hiện tại cũng không quá nghiêm trọng nhưng vẫn phải lưu ý, nhất là trong bối cảnh độ phục hồi của kinh tế Việt Nam chưa bền vững, số liệu cũng cho thấy các thị trường lớn đang suy giảm. Điều chúng ta muốn là xuất nhập khẩu ở mức tăng trưởng cao từ 19 - 20%, chứ không phải ở mức khiêm tốn từ 5 - 10%” - Ông Thịnh nói thêm.

Nhận định một cách lạc quan, Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê - TS. Nguyễn Bích Lâm cho rằng, tuy kinh tế Mỹ đã suy giảm liên tiếp trong 2 quý, kinh tế và tổng cầu thế giới sụt giảm, điều này đã tác động những không lớn tới thương mại quốc tế của Việt Nam. 

Chuyên gia cho rằng, phần lớn những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam là hàng hóa thiết yếu như da giày, dệt may, sản phẩm nông nghiệp, thủy sản. Với những quốc gia khi suy thoái, người dân vẫn phải sử dụng các mặt hàng này hàng ngày.

Song, giá trị các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đối với chi tiêu của các quốc gia trên thế giới không lớn, do vậy kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam không bị ảnh hưởng rõ rệt. Trong 7 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam là 216,35 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ. Hơn nữa, Việt Nam đang được đánh giá là thị trường đầu tư hấp dẫn trong khu vực vì có hệ thống chính trị cùng kinh tế vĩ mô ổn định.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Bình Dương giải "cơn khát" nhà ở cho người thu nhập thấp bằng 3.000 căn NOXH

Dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi: Đỏ mắt tìm chủ đất để bồi thường giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

5 giờ trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

5 giờ trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

5 giờ trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

5 giờ trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

5 giờ trước