Apple vẫn chưa thể rời khỏi Trung Quốc, phải mất hàng thập kỷ mới có thể “đường ai nấy đi”
BÀI LIÊN QUAN
Bước đi chiến lược của Apple: Mở cửa hàng tại 2 nơi giàu nhất Ấn Độ, nhấn mạnh tầm quan trọng không kém Trung Quốc“Miếng bánh mới” của Apple: Cho mở tài tài khoản tiết kiệm, trả lãi cao gấp nhiều lần ngân hàng truyền thốngCách Apple kiếm bộn tiền khi bán iPhone, thống trị cả thị trường cũ lẫn mới khiến ông lớn nào cũng mơ ướcTheo Doanh nghiệp & Kinh doanh, Apple đã dịch chuyển một phần sản xuất của mình sang các nước khác như Ấn Độ và Việt Nam trong một vài năm qua. Tuy nhiên sở dĩ công ty đã xây dựng một hệ sinh thái có quy mô lớn tại Trung Quốc trong vài thập kỷ qua. Do vậy, gã khổng lồ Mỹ vẫn chưa thể “nói lời chia tay” với Trung Quốc ở thời điểm này.
Hãng tin CNBC cho biết CEO Tim Cook rất lạc quan về Ấn Độ trong nhiều năm qua. Hiện tại, ông đang đặt cược lớn vào quốc gia tỷ dân này khi tìm cách để mở rộng chuỗi cung ứng và dịch chuyển một phần sản xuất của mình từ Trung Quốc tới Ấn Độ.
Nói với CNBC, các nhà phân tích cho biết nhà sản xuất iPhone vẫn còn phải phụ thuộc vào Trung Quốc trong nhiều năm nữa. Theo Martin Yang, nhà phân tích cao cấp về các công nghệ mới nổi tại Oppenheimer & Co, Ấn Độ có tiềm năng trở thành “Trung Quốc tiếp theo để sản xuất cho Apple, tuy nhiên điều đó chỉ thực sự xảy ra sau hàng thập kỷ nữa.
Chỉ 2 ngày sau khi mở cửa hàng đầu tiên tại Mumbai, Apple đã chuẩn bị mở cửa hàng bán lẻ thứ 2 tại Ấn Độ, tại Delhi. Chia sẻ với CNBC, Nitin Soni, giám đốc cấp cao của Fitch Ratings cho biết nhờ các đối tác trong chuỗi cung ứng và năng lực cơ sở hạ tầng của Trung Quốc vẫn tốt hơn nhiều khi so sánh với những gì mà Ấn Độ có thể cung ứng nên gã khổng lồ công nghệ có trụ sở tại Cupertino vẫn xuất hiện mạnh mẽ tại Trung Quốc.
Soni nói rằng Apple sẽ tốn nhiều năm để đa dạng hóa chuỗi cung ứng bên ngoài Trung Quốc. Quốc gia này vẫn là một phần quan trọng đối với Táo Khuyết, ở cả dây chuyền lắp ráp, thử nghiệm và hệ sinh thái bán dẫn.
Thế nhưng, trong 5 năm qua, khi căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ gia tăng, nỗ lực của Apple nhằm dịch chuyển hoạt động lắp ráp sản phẩm khỏi Trung Quốc càng trở nên cấp bách hơn. Nhà sản xuất iPhone đã phải thực hiện một hành động làm tổn hại đến lợi nhuận của họ, đó là giảm quy mô sản xuất tại thị trường Trung Quốc.
Theo Navkendar Singh, phó chủ tịch của International Data Corporation (IDC) Ấn Độ, kịch bản Apple có thể loại bỏ hoàn toàn sự phụ thuộc vào Trung Quốc là rất khó xảy ra.
Singh đặc biệt đề cập đến hậu cần, quy mô chi phí và quán tính tuyệt đối của một số nhà cung cấp trong hệ sinh thái tại Trung Quốc. Ông cho rằng Apple khó có thể tự mình thoát lui hoàn toàn khỏi lãnh thổ Trung Quốc.
Thế nhưng, sự phát triển của Apple tại Ấn Độ mới chỉ đang ở bước khởi đầu và gã khổng lồ công nghệ Mỹ vẫn còn nhiều cơ hội để tận dụng về cả sản xuất chế tạo và doanh số bán lẻ lại nước này.
Tham vọng của Táo Khuyết
Dữ liệu từ IDC cho thấy doanh số bán hàng hàng năm về smartphone của Ấn Độ chiếm gần 12% thị trường toàn cầu. Theo đó, nước này là thị trường điện thoại thông minh lớn thứ 2 thế giới. Theo IDC, vào năm ngoái, Apple đã vận chuyển khoảng 6,7 triệu chiếc iPhone từ Ấn Độ, con số đã tăng đột biến so với mức 4,8 triệu thiết bị vào năm trước đó. Về các lô hàng iPhone toàn cầu vào năm 2022, Ấn Độ được xếp ở vị trí thứ 6, sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Đức.
Hiện nay, gã khổng lồ công nghệ Mỹ sản xuất từ 5-7% số iPhone của mình tại Ấn Độ. So với mức chỉ 1% vào năm 2021 thì đây quả thực là một bước nhảy vọt. Chưa dừng lại ở đó, Apple đang có những kế hoạch mới trong việc gia tăng sự nổi bật của công ty ở quốc gia này.
Nói với CNBC, Ivé cho biết Mỹ và Trung Quốc cùng với châu u vẫn là lá phổi và trái tim của Apple. Tuy nhiên, trong tương lai, Ấn Độ sẽ trở thành một trong 5 thị trường trọng điểm hàng đầu của nhà Táo. Ives cho biết họ kỳ vọng Ấn Độ có thể trở thành lực đẩy tăng trưởng chính cho Apple trong những năm sắp tới.
Chính phủ Ấn Độ hồi tháng 1 cho biết Apple đang đề ra mục tiêu sản xuất được 25% tổng số iPhone của họ tại Ấn Độ. Tuy nhiên, theo Ives, đây là một mục tiêu cao cả. Bên cạnh đó, trong dài hạn thì việc đạt được 10% đến 15% sản lượng có vẻ sẽ thực tế hơn.
Sự gia tăng của tầng lớp trung lưu tại Ấn Độ
Theo dữ liệu của IDC, Apple chỉ chiếm 5% thị phần ở Ấn Độ vì lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng là các thiết bị giá rẻ đến trung cấp. Thế nhưng, doanh số bán iPhone có thể đạt được mức cao hơn khi đất nước này mở rộng áp dụng công nghệ mới và sức mạnh chi tiêu mạnh mẽ hơn từ người tiêu dùng.
Ông Soni cho biết họ nhận thấy rằng tầng lớp trung lưu tại Ấn Độ đang trở nên giàu có hơn và họ có xu hướng mua các sản phẩm điện thoại thông minh hàng đầu ngày một nhiều hơn. Theo ông, điều này có thể xảy ra vì thực tế là công nghệ 4G hiện nay có thể dễ dàng truy cập trên toàn Ấn Độ.
Dẫu vậy, giá thành iPhone của Apple sẽ không bị giảm dù chi phí lao động tại Ấn Độ rẻ hơn. Theo ông Singh của IDC Ấn Độ, điều đó là do khách hàng sẵn sàng trả giá cao cho các thiết bị, sản phẩm của nhà Táo.
Theo ông, Apple sẽ không đạt tới mức giá của thị trường đại chúng. Táo Khuyết vẫn là một thương hiệu cao cấp. Và tất nhiên, họ vẫn muốn duy trì được ánh hào quang thương hiệu đó. Thế nhưng, để làm cho sản phẩm có mức giá cả phải chăng hơn, công ty có thể sẽ cung cấp các chương trình hay liên kết với ngân hàng.