meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

“Anh shipper” bất đắc dĩ kiếm 2 tỷ USD/ngày: Từ nhân viên bình thường đến ông hoàng ngành giao hàng tại đất nước tỷ dân

Thứ bảy, 12/11/2022-08:11
Vào năm 2008, Vương Vệ thành lập S.F. Holding Group - chính là công ty mẹ của SF Express. Ngay năm sau, ông tiếp tục thành lập hãng hàng không riêng SF Airlines để mở rộng địa bàn hoạt động. Tính đến tháng 3/2017, SF Airlines đã vận chuyển tổng cộng 1.400 tấn hàng hóa đủ loại, từ nặng hàng tấn cho tới chỉ vài kg mỗi ngày thông qua 3 chiếc boeing của công ty. 

Không bằng đại học vẫn trở thành “ông hoàng” ngành giao hàng

Vương Vệ sinh năm 1970 trong một gia đình tri thức nghèo tại tỉnh Trung Quốc. Cha của ông là một phiên dịch viên tiếng Nga trong khi mẹ Vương Vệ là giảng viên Đại học Thượng Hải. Thông tin từ SCMP cho thấy, khi Vương Vệ ra đời không lâu, cả gia đình ông đã chuyển đến Hong Kong sinh sống. Sau khi tốt nghiệp trung học, Vương Vệ có công việc đầu tiên là nhân viên của một cửa hàng in nhỏ tại thị trấn Thuận Đức, tỉnh Quảng Đông. 


Nghĩ là làm, chàng trai trẻ Vương Vệ năm ấy đã vay cha mình khoảng 13.000 USD (tương đương khoảng 300 triệu đồng), hùn vốn cùng với 5 người bạn khác thành lập nên Công ty giao vận Shunfeng Express (SF Express)
Nghĩ là làm, chàng trai trẻ Vương Vệ năm ấy đã vay cha mình khoảng 13.000 USD (tương đương khoảng 300 triệu đồng), hùn vốn cùng với 5 người bạn khác thành lập nên Công ty giao vận Shunfeng Express (SF Express)

Vì thường xuyên di chuyển qua lại giữa Hong Kong và Quảng Đông, nhiều người bạn của Vương Vệ thường xuyên nhờ ông mang hàng giúp. Nhiều lần làm shipper bất đắc dĩ, những người bạn của Vương Vệ cảm thấy ngại và bắt đầu trả công cho ông. Cũng từ đây, người đàn ông này đã nhận ra một điều quan trọng rằng, nhu cầu vận chuyển trên tuyến đường này ngày càng tăng cao nhưng khó khăn cũng tồn tại không ít. Điều đáng nói, Vương Vệ đã nhìn ra được cơ hội trong khi nhiều người khác vẫn đang ca thán về sự bất tiện này. 

Nghĩ là làm, chàng trai trẻ Vương Vệ năm ấy đã vay cha mình khoảng 13.000 USD (tương đương khoảng 300 triệu đồng), hùn vốn cùng với 5 người bạn khác thành lập nên Công ty giao vận Shunfeng Express (SF Express). Thời điểm đó, mô hình kinh doanh của Vương Vệ vẫn bị coi là bất hợp pháp. Nguyên nhân bởi, trước năm 2009 phương thức giao hàng hợp pháp tại đất nước này chủ yếu là qua đường bưu điện.

Để có thể vận hành công ty, Vương Vệ đã tự mình vận chuyển các ba lô hoặc va li đựng hàng hóa đến khắp mọi nơi. Một ngày bình thường của người đàn ông này là dành đến 15-16 tiếng để làm việc. Nhu cầu giao vận bùng nổ trong bối cảnh nền kinh tế phát triển mạnh mẽ khiến thương mại điện tử phát triển như vũ bão, công ty của Vương Vệ bắt đầu mở các trạm SF Express ở khắp mọi nơi. Bước đệm này đã giúp công ty của Vương Vệ nhanh chóng mở rộng khắp đất nước, sớm trở thành hãng giao vận lớn nhất tại đất nước tỷ dân. 

Vào năm 2008, Vương Vệ thành lập S.F. Holding Group - chính là công ty mẹ của SF Express. Ngay năm sau, ông tiếp tục thành lập hãng hàng không riêng SF Airlines để mở rộng địa bàn hoạt động. Tính đến tháng 3/2017, SF Airlines đã vận chuyển tổng cộng 1.400 tấn hàng hóa đủ loại, từ nặng hàng tấn cho tới chỉ vài kg mỗi ngày thông qua 3 chiếc boeing của công ty. Đáng chú ý, hãng hàng không của Vương Vệ có đến 5 chiếc B767, 16 chiếc B757 cùng với 17 B737. Năm 2013, công ty này còn phát triển máy bay tự lái nhằm giao hàng tới các vùng miền xa xôi, phục vụ tối đa nhu cầu của các khách hàng. Đầu năm 2017, phía công ty SF Express của Vương Vệ cho biết sẽ xây dựng sân bay riêng tại thành phố Ngạc Châu, tỉnh Hồ Bắc.


Tính đến tháng 3/2017, SF Airlines đã vận chuyển tổng cộng 1.400 tấn hàng hóa đủ loại, từ nặng hàng tấn cho tới chỉ vài kg mỗi ngày thông qua 3 chiếc boeing của công ty
Tính đến tháng 3/2017, SF Airlines đã vận chuyển tổng cộng 1.400 tấn hàng hóa đủ loại, từ nặng hàng tấn cho tới chỉ vài kg mỗi ngày thông qua 3 chiếc boeing của công ty

“Anh shipper” kiếm 2 tỷ USD/ngày

Sau hơn 2 thập kỷ thành lập, SF Express từ một công ty nhỏ bé ở tỉnh Quảng Đông đã được Vương Vệ “hô biến” trở thành đế chế giao hàng hùng mạnh bậc nhất tại Trung Quốc. Tính đến tháng 3/2017, SF Holding Group của anh chàng shipper bất đắc dĩ năm nào đã có tổng cộng hơn 25.000 phương tiện vận tải, trong đó có khoảng 41 máy bay chở hàng thuộc sở hữu SF Airlines; ngoài ra còn có 30.000 trung tâm dịch vụ với 400.000 nhân viên tại Trung Quốc. Công ty của Vương Vệ chuyên cung cấp dịch vụ giao hàng tại 200 quốc gia cùng với vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Theo như số liệu từ Bloomberg, xét về mặt doanh thu SF Express chính là công ty giao hàng lớn nhất tại Trung Quốc. Năm 2015, doanh số của công ty này là 7,4 tỷ USD, đồng thời đang đuổi theo ngành thương mại điện tử đang phát triển vũ bão tại quốc gia này. Tháng 1/2017, SF Express vẫn phải lên sàn dù không mong muốn niêm yết cổ phiếu. Mục đích lên sàn của công ty là để huy động vốn cạnh tranh với những đối thủ, mục tiêu nâng vốn hóa lên hơn 220 tỷ USD. Con số này đã cao gấp gần 3 lần hãng giao hàng vận hàng đầu tiên của Mỹ là FedEx khi có vốn hoá gần 73 tỷ USD vào thời điểm đó.

Trong một tuần đầu tiên kể từ khi lên sàn, tài sản của Vương Vệ đã tăng ở mức 2 tỷ USD/ngày. Nhờ đó, giá trị tài sản của ông đã tăng từ mức 4,2 tỷ USD năm 2016 lên mức 15,9 tỷ USD thời điểm niêm yết, lần đầu tiên đưa cái tên Vương Vệ trở thành người giàu thứ 3 đất nước tỷ dân vào thời điểm đó. Đến năm 2021, thông tin từ Forbes cho thấy, chủ tịch SF Holding Group đang đứng thứ 10 trong nhóm người giàu nhất Trung Quốc và giàu thứ 56 trong danh sách tỷ phú thế giới với giá trị tài sản ước tính lên đến 19,6 tỷ USD.

Trong một bài phỏng vấn, Vương Vệ từng chia sẻ về quan điểm của mình đó là: Mục tiêu của một công ty không chỉ là kiếm tiền. Thay vào đó, vị doanh nhân này muốn tạo ra một nền tảng có thể thể hiện được những giá trị cùng với suy nghĩ của bản thân mình. “SF Express cần nguồn quỹ thế nhưng chúng tôi không thể lên sàn chỉ vì cần tiền. Sau khi IPO, một công ty tự nhiên sẽ chuyển thành cỗ máy kiếm tiền với giá trị cổ phiếu tăng giảm mỗi ngày, lúc đó việc quản trị sẽ rất khó”, ông cho biết.


Sau hơn 2 thập kỷ thành lập, SF Express từ một công ty nhỏ bé ở tỉnh Quảng Đông đã được Vương Vệ “hô biến” trở thành đế chế giao hàng hùng mạnh bậc nhất tại Trung Quốc
Sau hơn 2 thập kỷ thành lập, SF Express từ một công ty nhỏ bé ở tỉnh Quảng Đông đã được Vương Vệ “hô biến” trở thành đế chế giao hàng hùng mạnh bậc nhất tại Trung Quốc

Ông cho rằng, bản thân với vai trò của một người làm kinh doanh muốn phát triển lâu dài, mong muốn mang đến cho mọi người một cuộc sống tiện lợi và tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, sau khi tiến hành IPO, mọi thứ sẽ không còn như cũ. “Bạn sẽ phải đếm số lượng cổ đông và đảm bảo giá trị cổ phiếu phải luôn tăng trưởng. Mỗi đồng xu hay quyết định nhỏ đều bị sẽ bị các cổ đông kiểm soát. Việc kiếm tiền và kiếm ngày càng nhiều tiền hơn trở thành sứ mệnh cốt lõi và khi đó, công ty sẽ trở nên dễ dàng biến đổi như chính xã hội hiện thời”, Vương Vệ giải thích.

Dù sở hữu gia tài khổng lồ nhưng Vương Vệ là một người khá kín tiếng trước truyền thông. Các thông tin của ông đều khá ít ỏi và ít khi được chia sẻ. Ông cho rằng, thành công của một người không chỉ đến từ tài năng, nó còn liên quan đến chuyện làm tốt công việc của mình ở mức độ nào. Ông chủ của SF Express cho biết, việc sở hữu nhiều tiền trong tay hoặc sở hữu tài năng lớn thế nào cũng không có gì để khoe khoang. Cụ thể, vị doanh nhân này lý giải: “Thành công và kiếm được tiền chỉ là vận mệnh. Đó là lý do khiến tôi nghĩ rằng, mọi người không nên khoe mẽ về những thành tựu của mình trong sự nghiệp. Ít thông tin sẽ giúp bạn có thêm những lợi thế trong vai trò một nhà quản trị. Nếu như nhân viên không nhận ra ông chủ, bạn có thể tìm hiểu sâu hơn, đồng thời dễ nắm bắt được tình hình thực tế”. Với Vương Vệ, cách duy nhất để xây dựng một doanh nghiệp thành công chính là sự sáng tạo, táo bạo và trách nhiệm. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Phó tổng giám đốc Sacombank đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Bamboo Airways

Sau 4 tháng rời Bamboo Airways, ông Nguyễn Minh Hải trở thành CEO của Vietravel Airlines

Ông Phan Đình Điền trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Thaiholdings có Tổng giám đốc mới

Nhân sự cấp cao của Chứng khoán VNDirect lại có sự thay đổi chéo, bà Phạm Minh Hương trở lại ghế chủ tịch

Lãnh đạo Petrocons trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

LDG bổ nhiệm ba tân Phó Tổng Giám đốc

Bloomberg: Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm gần 40 tỷ USD sau khi VinFast niêm yết, lọt Top 30 người giàu nhất thế giới?

Tin mới cập nhật

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

11 giờ trước

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

11 giờ trước

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

11 giờ trước

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

11 giờ trước

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

1 ngày trước