meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Anh nông dân Hậu Giang bỗng chốc trở thành tỷ phú nhờ xây dựng trang trại nuôi chạch lấu mỗi năm thu lãi 2 tỷ đồng

Thứ tư, 23/02/2022-18:02
Khi đến ấp Thuận Hưng, thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang hỏi "Vua các chạch lấu" Trần Thanh Hùng - người nuôi cá chạch lấu thành công thì ai cũng biết.

Từ hơn chục năm trước, câu chuyện gác tấm bằng thạc sĩ khởi nghiệp khiến nhiều người hoài nghi và cho rằng anh Hùng sẽ thất bại. Nhưng giờ đây trang trại hơn 3ha đã chứng minh điều ngược lại. 

Cất tấm bằng kỹ sư thủy sản về nuôi cá chạch lấu

Anh Trần Thanh Hùng đã tốt nghiệp kỹ sư thủy sản. Thay vì chọn đi làm công, nhân lương tháng như nhiều người thì với kinh nghiệm làm thêm cho trại cá thời sinh viên và quyết tâm khởi nghiệp. Anh Hùng đã mạnh dạn rẽ vào con đường khó để khởi nghiệp. 

Anh Hùng kể, cách đây hơn chục năm bản thân đã quyết định của anh bị nhiều người hoài nghi và xem là liều mạng. Bởi hồi xưa tới giờ, mấy ai đi học kỹ sư lại về làm nông dân. May mắn hơn là anh đã được gia đình tin tưởng và ủng hộ tinh thần. 

Vào ngày đó, cá chạch lấu khó tiêu thụ, nguyên nhân là do thị trường còn mới mẻ và hơn thế là ít người ăn. Nhưng khi đã quyết chí thì anh làm cho bằng được. Năm 2011, anh Hùng đã bắt đầu thực hiện ước mơ với loài được ví như nhân sâm nước. 


Trang trại nuôi chạch lấu cua gia đình anh Trần Thanh Hùng
Trang trại nuôi chạch lấu cua gia đình anh Trần Thanh Hùng

Cũng theo anh Hùng, cá chạch lấu có 2 loại là cá chạch lấu và cá chạch thường. Các chạch thường dài khoảng 20cm, nặng chưa đến 100gram/con, miệng có nhiều tua thịt, không có hoa văn và vây lưng nhỏ, mềm, giá trị lại không cao. Còn có 1 loại cá chạch lấu có thể dài đến 50cm, nặng nửa ký, miệng nhọn, không có râu, thân hình có hoa văn và vây lưng lớn, cứng, thịt ngon nên có giá trị kinh tế cao. 

Anh Hùng quan niệm rằng: "Vạn sự khởi đầu nan, để khởi nghiệp phải chọn con giống tốt, khỏe thì cơ hội thành công mới cao". 

Và nghĩ làm làm, anh Hùng đã khăn gói lên tận tỉnh Đồng Tháp - khu vực tiếp giáp với nước bạn Campuchia để mua cá giống. Được biết, ban đầu gom góp vốn mua con giống nhưng do vận chuyển đường xa, cộng với việc chưa quen với việc chưa quen với cách nuôi nên lượng cá hao hụt nhiều và phải làm  nhiều lần, mua thêm để bù vào. 

Khó khăn chẳng thể nào làm chàng trai thị trấn Ngã Sáu chùn bước, anh Hùng xác định cứ làm rồi học hỏi và tích lũy kinh nghiệm. Ban đầu từ 6 bể cá nhỏ, đến nay cơ sở của anh đã phát triển lên hơn 100 bể với diện tích 3ha bao gồm 2 trại vừa ươm giống vừa nuôi thương phẩm. 

Vượt qua mọi khó khăn để làm cá chạch lấu giống

Được biết, quá trình tạo giống cá chạch lấu này vô cùng khó khăn, tốn thời gian, công sức, tiền của mà tỷ lệ thành công lại chưa chắc đã cao. 

Theo anh Hùng thì thời điểm tốt nhất để có thể nhân giống là vào khoảng tháng 2 âm lịch kéo dài đến tháng 10 âm lịch. Việc lựa chọn cá chọi bầy, cá lớn con, cá hoa văn rõ sẽ được làm cá bố mẹ. Anh Hùng cho biết, khi chọn kỹ nguồn cá giống sẽ giúp hạn chế được sự hao hụt và con cá giống làm ra sẽ khỏe mạnh, nuôi cũng được năng suất cao hơn. Và sau khi đã chọn được cá bố mẹ và khi cá mang trứng đủ ngày thì anh mới bắt lên và dùng tay vuốt nhẹ phần bụng để kích thích cho trứng chảy ra. 

Nhằm mang đến hiệu quả cao, anh Hùng rắc trứng cá được thụ tinh lên vỉ lưới dựng đứng trong bể xi măng với mực nước là 60 - 70cm, sục khí oxy liên tục 24/24 giờ, nhiệt độ trong môi trường nước cũng như hàm lượng oxy phải đảm bảo đúng theo quy trình. Sau thời gian là 6 ngày thì trứng cá chạch lấu sẽ được nở thành cá bột. 


Anh Trần Thanh Hùng bên bể chạch lấu của gia đình
Anh Trần Thanh Hùng bên bể chạch lấu của gia đình

Anh Hùng bộc bạch: "Tùy theo kinh nghiệm mà người nuôi canh thời gian vuốt trứng, nhiệt độ bảo quản phù hợp thì mới có thể đạt được tỷ lệ thành công cao". 

Việc ương giống sẽ trải qua 3 giai đoạn. Cá bột sẽ được anh Hùng cho ăn trứng nước và trùn chỉ khoảng thời gian là 5 - 7 ngày. Sau thời gian 10 - 20 ngày thì cá sẽ cứng cáp hơn thì sẽ được chuyển sang ăn trùn chỉ. 

Và khi đã qua giai đoạn này thì cá chạch lấu đã đạt kích cỡ là 5 - 7 phân trở lên thì có thể cho cá ăn thức ăn công nghiệp chon đến lớn. Kích thước lý tưởng của cá chạch lấu là từ 10 phân/con. Lúc này cá sẽ được đem ra nuôi thịt hoặc xuất bán. 

Anh Hùng cho biết, nguồn nước để nuôi cá chạch lấu là phải sạch, phải có ao lắng, lọc và xử lý nước để hạn chế mầm bệnh từ đó giúp cá lớn nhanh. Cũng theo anh Hùng thì các chạch lấu có thể nuôi ao đất, bể bạc hay nuôi trong vèo. Nhưng theo kinh nghiệm của anh thì tốt hơn nên nuôi bể bạc - nó sẽ cho hiệu quả cao hơn so với ao đất, rủi ro cũng thấp hơn do có thể quản lý tốt được nguồn nước. Bởi vì nếu nuôi ao đất xử lý không tốt thì lâu ngày đáy ao sẽ dơ và dễ phát sinh ra dịch bệnh.

Sau khi bỏ công chăm sóc nuôi thịt thời gian khoảng 8 - 10 tháng thì cá chạch lấu sẽ đạt trọng lượng từ 300 - 400 gram/con. Hiện tại thì tổ hợp tác của anh Hùng đã sản xuất ra cá giống và nuôi thương phẩm theo hình thức xoay vòng, chênh lệch giữa thời gian giữa các bể nên lúc nào cũng có hàng cung cấp cho khách hàng có cầu. 

Đầu ra bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19

Hiện nay, mỗi năm trang trại anh Trần Thanh Hùng sẽ xuất bán khoảng 10 triệu con cá bột và 2 triệu con cá giống. Giá bán mỗi con chạch lấu sẽ từ 3.000 - 5.000 đồng tùy vào kích thước. Đối với sản phẩm cá chạch lấu thịt thì anh Hùng sẽ tiến hành xuất bán hơn 10 tấn/năm, giá bán cá chạch lấu sẽ dao động từ 200.000 - 300.000 đồng/kg, mỗi năm khi trừ hết chi phí đi thì gia đình anh thu được khoản lợi nhuận khoảng 2 tỷ đồng. 

Từng rất chật vật tìm kiếm đầu ra khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát thì hiện nay, trang trại của anh Hùng đã dần khẳng định được thương hiệu và có mặt khắp trên cả nước và thậm chí là vươn ra nước bạn Trung Quốc và Campuchia. Bên cạnh đó, khách hàng cũng có thể liên hệ với anh Hùng thông qua các trang mạng xã hội chia sẻ trực tuyến để học hỏi kinh nghiệm cũng như mua con giống. 

Hơn nữa, thời điểm dịch bệnh cũng khiến cho nhiều sản phẩm, vật nuôi bị hạn chế và cá chạch lấu cũng không ngoại lệ. Anh Trần Thanh Hùng cho biết: "Đầu ra rất chậm kể cả con giống lẫn cá chạch thương phẩm cũng giảm sút 70 - 80%. Bên cạnh việc giảm giá thì việc vận chuyển hàng hóa đến các địa phương khác cũng ít nhiều bị ảnh hưởng do một số nơi đang thực hiện việc giãn cách xã hội". 


Hình ảnh con chạch lấu
Hình ảnh con chạch lấu

Nhưng đến nay, tổ công tác của anh Hùng đã được cơ cấu lại, tập trung vào việc nuôi thịt để đón đầu thị trường sau dịch bệnh. Nếu như được nuôi đúng quy trình kỹ thuật thì lợi nhuận sẽ gấp 3 - 4 lần so với các đối tượng khác. 

Chủ trang trại cá chạch lấu phấn khởi nói rằng: "Nhờ con cá chạch lấu mà nhiều hộ dân trong vùng có của ăn của để, hiện trên 20 hộ trong vùng này đang được nuôi theo mô hình này". 

Sau hơn 10 năm khởi nghiệp bằng niềm đam mê, từ khoảng 6 bể cá chạch lấu lúc đầu thì giờ anh Hùng đã có vốn và mua thêm đất xây dựng thành trang trại với tổng diện tích lên đến 3ha. Cũng từ đây anh được bà con trong vùng đặt cho cái tên là Vua cá chạch lấu. 

Đây chính là sự ghi nhận cho sự nỗ lực không mệt mỏi của chàng trai đầy nghị lực của thị trấn Ngã Sáu, Châu Thành, Hậu Giang. 

Hiện tại anh Hùng đang mở rộng thêm diện tích nuôi chạch lấu thương phẩm bao gồm 5 bể đất lót bạt, mỗi bể sẽ có diện tích là 225m2, ước tính sẽ thu hoạch 5 tấn cá chạch lấu với trọng lượng từ 350 - 500 gram/con. Theo dự kiến, nếu bán số cá chạch lấu thịt đang nuôi thì anh Hùng sẽ thu lời trên 1,2 tỷ đồng. 

Với kiến thức, kinh nghiệm sức trẻ cùng niềm đam mê và ý chí cầu tiến thì mô hình của anh Hùng không chỉ làm giàu cho bản thân, gia đình mà còn giúp cho nhiều hộ dân trong vùng chuyển đổi ngành nghề cùng nuôi cá chạch lấu từ đó có của ăn của để. 

Vào năm 2015, bằng sự nỗ lực cống hiến, anh Trần Thanh Hùng đã vinh dự nhận được giải thưởng Lương Định Của vì có thành tích đặc biệt trong việc kinh doanh, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển ngành nghề, bảo vệ môi trường đồng thời xây dựng nông thôn mới do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng. 2 năm sau đó thì anh đã được Hội đồng thi đua - khen thưởng Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh tặng bằng khen. 

Câu chuyện khởi nghiệp của anh Trần Thanh Hùng đã mở ra hướng phát triển mới, tiềm năng cho ngành thủy sản của tỉnh. Và ít nhiều thì cũng đã truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ quyết tâm làm giàu ngay chính mảnh đất quê hương mình. 
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

2 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

2 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

2 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

2 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

2 ngày trước