meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Amata - Tập đoàn Thái Lan dự kiến “rót” 3.500 tỷ đồng đầu tư KCN mới tại Quảng Ninh có gì đáng chú ý?

Thứ hai, 10/10/2022-10:10
Amata được biết đến là Tập đoàn bất động sản công nghiệp hàng đầu tại Thái Lan. Doanh nghiệp này đã có hơn 28 năm kinh nghiệm về việc vận hành các khu công nghiệp tại Việt Nam cùng với hơn 2.500 ha diện tích đang được triển khai.

Mới đây, Tập đoàn Amata đến từ Thái Lan đã có quyết định đầu tư khu công nghiệp (KCN) Sông Khoai, Quảng Ninh với diện tích lên đến 714 ha. Được biết, dự án này được xây dựng qua 5 giai đoạn và sẽ hoàn thiện vào năm 2026. Dự kiến, tổng mức đầu tư sẽ là hơn 3.500 tỷ đồng. 

Năm vừa qua, Amata đã thu hút được nhà đầu tư thứ cấp đầu tiên với tổng số vốn đầu tư là hơn 853 triệu USD vào dự án này. Thời điểm hiện tại, dự án đang trong quá trình hoàn thiện mặt bằng cho nhiều nhà đầu tư thứ cấp mới đến Quảng Ninh.

Khi chia sẻ về quyết định lựa chọn Quảng Ninh cho dự án đầu tư mới của mình, phía Amata cho biết, do tập đoàn nhận ra Quảng Ninh có rất nhiều tiềm năng, đặc biệt là khu vực Quảng Yên sở hữu lợi thế của “người đi sau” với hạ tầng tốt, điển hình là hạ tầng giao thông kết nối tốt, quỹ đất rộng và gần cảng nước sâu Lạch Huyện, sở hữu vị trí thuận lợi để có thể xây dựng một cảng biển riêng. 


Nhờ tận dụng được mọi lợi thế của mình, cuối năm 1994 Amata đã bắt đầu “lấn sân” sang Việt Nam thông qua việc đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Amata tại Biên Hòa, Đồng Nai có diện tích lên đến 700 ha
Nhờ tận dụng được mọi lợi thế của mình, cuối năm 1994 Amata đã bắt đầu “lấn sân” sang Việt Nam thông qua việc đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Amata tại Biên Hòa, Đồng Nai có diện tích lên đến 700 ha

Chính vì thế, Amata đã sớm xác định đây sẽ là dự án lớn nhất mà tập đoàn này triển khai tại Việt Nam khi tính về quy mô đất cùng với diện tích nghiên cứu lên đến gần 5.800 ha lẫn quy mô vốn (tương đương gần 2 tỷ USD). Thời điểm hiện tại, “ông lớn” đến từ Thái Lan cũng đang đề xuất với tỉnh Quảng Ninh tiếp tục phát triển thêm một số khu công nghiệp khác trên địa bàn tỉnh, thông qua việc hợp tác với những nhà đầu tư lớn đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan (Trung Quốc) để kéo các nhà đầu thứ cấp lớn từ nhiều quốc gia cùng với vùng lãnh thổ này về đây.

Amata là ai?

Amata được biết đến là Tập đoàn bất động sản công nghiệp hàng đầu tại Thái Lan. Được thành lập vào năm 1989, tập đoàn này nhanh chóng trở thành nhà phát triển khu công nghiệp có tiếng trên thế giới khi trụ sở chính được đặt tại Bangkok, Thái Lan. Tính đến ngày 6/5/2015, trong cơ cấu cổ đông của Amata có 2 ông chủ lớn là Vikrom Kromadit và Thai NVDR (Công ty con do Sở Giao dịch Chứng khoán Thái Lan (SET) nắm giữ 99.99% vốn) với tỷ lệ sở hữu đạt lần lượt là 20.22% và 13.45%.

Từ năm 1997, Amata đã được chính thức niêm yết ở trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thái Lan (SET). Đáng chú ý, Amata còn là tập đoàn niêm yết lớn nhất tại xứ sở Chùa Vàng trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp. Theo đó, những nhà máy thuộc khu công nghiệp của Amata đã đóng góp phần lớn cho GDP của Thái Lan. Mạng lưới khách hàng của Amata cũng vô cùng phong phú với số lượng đến hơn 1.000 doanh nghiệp trên toàn cầu. Những tên tuổi lớn trên thế giới là khách hàng của Amata có thể kể đến bao gồm: Toyota Motor, BMW Group, Nestle, BASF, Cardinal Health, Hitachi, Sony, Pepsico, Posco, Idemitsu Kosan, Robert Bosch, Continental, Denso, Mitsubishi Electric, Bridgestone…


Những tên tuổi lớn trên thế giới là khách hàng của Tập đoàn Amata có thể kể đến bao gồm: Toyota Motor, BMW Group, Nestle, BASF, Cardinal Health, Hitachi, Sony, Pepsico, Posco, Idemitsu Kosan, Robert Bosch, Continental, Denso, Mitsubishi Electric, Bridgestone…
Những tên tuổi lớn trên thế giới là khách hàng của Tập đoàn Amata có thể kể đến bao gồm: Toyota Motor, BMW Group, Nestle, BASF, Cardinal Health, Hitachi, Sony, Pepsico, Posco, Idemitsu Kosan, Robert Bosch, Continental, Denso, Mitsubishi Electric, Bridgestone…

Hàng loạt các dự án tỷ đô tại Việt Nam

Thời điểm hiện tại, Amata là một trong những nhà đầu tư của Thái Lan lớn nhất tại Việt Nam. Doanh nghiệp này đã có hơn 28 năm kinh nghiệm về việc vận hành các khu công nghiệp tại Việt Nam cùng với hơn 2.500 ha diện tích đang được triển khai.

Nhờ tận dụng được mọi lợi thế của mình, cuối năm 1994 Amata đã bắt đầu “lấn sân” sang Việt Nam thông qua việc đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Amata tại Biên Hòa, Đồng Nai. Khu công nghiệp này có diện tích lên đến 700 ha. Bên cạnh khu công nghiệp, dự án này còn có cả khu thương mại với diện tích là 19,2 ha, khu dân cư cùng với khu quảng trường Amata. Theo như số liệu trên website của tập đoàn, tổng vốn đầu tư vào khu công nghiệp này tính đến thời điểm hiện tại là hơn 1,9 tỷ USD cùng với đội ngũ hơn 35.000 nhân viên. 

Sau khu công nghiệp Amata tại Biên Hòa, các công ty thành viên của Amata bao gồm CTCP Amata Việt Nam cùng với Công ty Amata VN Public Limited - Thái Lan cũng đã tiến hành đầu tư dự án khu công nghiệp công nghệ cao Long Thành. Dự án này có quy mô lên đến 410 ha, tọa lạc tại xã Tam An, An Phước, thị trấn Long Thành, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Tổng số vốn đầu tư cho dự án này rơi vào khoảng 282 triệu USD và đã được ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai cấp giấy chứng nhận đầu tư hồi cuối tháng 6/2015.

Đầu tháng 5/2015, tờ Bangkok Post cũng đưa tin về việc Tập đoàn Amata đang hợp tác với Tập đoàn Tuần Châu để tiến hành xây dựng dự án Amata City Ha Long. Dự án này là một khu đô thị công nghệ cao thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) với quy mô lên đến 5,790 ha. Đáng chú ý, Tập đoàn Amata sẽ đầu tư 70% cho liên doanh này, ước tính kinh phí cho giai đoạn đầu là khoảng 60 triệu USD. Dự kiến, tổng mức đầu tư của Tập đoàn Amata vào khu đô thị này đạt khoảng 1.6 tỷ USD trong khoảng thời gian từ 10 đến 15 năm, chia thành 10 giai đoạn và hoàn tất vào năm 2030.


Tập đoàn Amata còn đóng vai trò là chủ đầu tư xây dựng khu công nghiệp Sông Khoai tại Quảng Yên với diện tích lên đến 714 ha, dự kiến được thực hiện trong giai đoạn 2018 - 2026 với vốn đầu tư lên đến trên 3.500 tỷ đồng, công tác giải phóng mặt bằng dự án cũng đang được triển khai ở các giai đoạn khác nhau
Tập đoàn Amata còn đóng vai trò là chủ đầu tư xây dựng khu công nghiệp Sông Khoai tại Quảng Yên với diện tích lên đến 714 ha, dự kiến được thực hiện trong giai đoạn 2018 - 2026 với vốn đầu tư lên đến trên 3.500 tỷ đồng, công tác giải phóng mặt bằng dự án cũng đang được triển khai ở các giai đoạn khác nhau

Đáng chú ý, Công ty Cổ phần Amata Việt Nam được thành lập ngày 31/12/1994 với số vốn đăng ký là 20,4 triệu USD. Công ty này do Tập đoàn Amata trực tiếp nắm giữ 61.83%. Mục đích chính của Công ty Cổ phần Amata Việt Nam là phát triển bất động sản khu công nghiệp, các khu phức hợp thương mại và dự án khu dân cư cũng như cung cấp các dịch vụ liên quan khác. Trong đó, mục đích ban đầu của công ty này khi được thành lập là nhằm quản lý khu công nghiệp Amata Biên Hòa.

Bên cạnh đó, tập đoàn Amata còn đóng vai trò là chủ đầu tư xây dựng khu công nghiệp Sông Khoai tại Quảng Yên với diện tích lên đến 714 ha, dự kiến được thực hiện trong giai đoạn 2018 - 2026 với vốn đầu tư lên đến trên 3.500 tỷ đồng. Thời điểm hiện tại, công tác giải phóng mặt bằng dự án cũng đang được triển khai ở các giai đoạn khác nhau. Ngoài ra, khu công nghiệp này cũng đã nhận được quyết định đầu tư 500 triệu USD đến từ tập đoàn Jinko Solar.

Đặc biệt, Tập đoàn Amata cùng đối tác còn muốn làm 2 khu công nghiệp 1.400 ha tại Quảng Ninh, đó là khu kinh tế ven biển Quảng Yên có vị trí tiếp giáp Hải Phòng với diện tích trên 13.000 ha. Trong đó, 6.900 ha là khu dịch vụ biển, cảng biển và cả khu công nghiệp. Còn lại là khu đô thị phức hợp có diện tích 6.400 ha. Việc thành lập khu kinh tế này nhằm mục đích kết nối kinh tế, giao thương và dịch vụ với những khu kinh tế ven biển khác, bao gồm Vân Đồn, Đình Vũ - Cát Hải, Thái Bình...

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

2 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

2 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

2 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

3 ngày trước

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

3 ngày trước