Alibaba và Tencent sắp hết thời hoàng kim sau một thập kỷ tăng trưởng như vũ bão?
BÀI LIÊN QUAN
Ông chủ Alibaba lên kế hoạch từ bỏ quyền kiểm soát Ant GroupAlibaba sẽ sa thải hàng loạt 80.000 nhân viên sau sai lầm nghiêm trọng của người kế vị Jack Ma?Thời thế thay đổi, Alibaba, Tencent bị đối thủ đến sau qua mặtTrong gần một thập kỷ qua, hai cái tên Alibaba và Tencent là minh chứng cho sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc. Theo Bloomberg, hai gã khổng lồ này luôn duy trì tốc độ tăng trưởng chóng mặt trong nhiều năm, được định giá lên tới hàng nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, các chuyên gia dự đoán có lẽ những ngày tháng hào hùng của Alibaba và Tencent sắp sửa đi đến hồi kết theo báo cáo tài chính quý 2/2022. Cụ thể, gã khổng lồ Alibaba do tỷ phú Jack Ma đồng sáng lập sau khi báo cáo tài chính quý này sẽ chứng kiến mức doanh thu giảm kỷ lục. Không những thế, Tencent của tỷ phú Pony Ma cũng sẽ chứng kiến một bước lùi tương tự.
Những dự đoán của các chuyên gia như một lời cảnh tỉnh các nhà đầu tư về việc sau khi chính phủ Trung Quốc siết chặt quy định đối với các công ty internet, đồng thời xóa sổ hàng nghìn tỷ USD giá trị vốn hóa thị trường của cả 2 ông lớn Tencent và Alibaba. Vì thế thời điểm hiện tại, dường như 2 doanh nghiệp này chỉ còn lại cái bóng của chính mình.
Bên cạnh đó, chính sách Zero-Covid đã khiến 2 "gã khổng lồ" Tencent và Alibaba nói riêng và nhiều doanh nghiệp Trung Quốc khác nói chung phải vận lộn với rất nhiều khó khăn. Đồng thời, chính sách này tại đất nước tỷ dân cũng đã làm thay đổi thói quen người tiêu dùng. Bên cạnh đó, bối cảnh kinh tế vĩ mô không ổn định cũng khiến các doanh nghiệp này phải khốn đốn.
Nhà phân tích Marvin Chen của Bloomberg Intelligence cho biết, sẽ không có gì ngạc nhiên khi quý 2 năm nay sẽ trở thành một trong những thời điểm tồi tệ nhất kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát đối với nền kinh tế Trung Quốc. Nằm trong xu hướng này bao gồm cả ngành công nghệ. Bên cạnh đó, việc chính quyền Bắc Kinh siết chặt quy định đối với nhiều lĩnh vực, bao gồm thương mại điện tử, game, gọi xe, giao đồ ăn đã khiến cho các doanh nghiệp buộc phải thay đổi mục tiêu tăng trưởng, khác biệt nhiều so với những gì từng công bố trước đây.
Alibaba chịu ảnh hưởng nặng nề nhất
Nằm trong "cơn bão" này, Alibaba có lẽ là một trong những công ty chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Điều này phải kể đến việc ngôi sao bán hàng livestream Viya - người từng đạt doanh thu 1,2 tỷ USD khi bán hàng trong ngày lễ độc thân 11/11 trên các nền tảng của Alibaba đã bị điều tra trốn thuế trên diện rộng.
Tiếp nối ngôi sao bán hàng livestream Viya, "Vua son môi" Li Jiaqi trở thành cái tên nổi tiếng tiếp theo trong tháng 6 vừa qua bị "xóa sổ" khỏi các trang thương mại điện tử Taobao của Alibaba. Hay mới chỉ 3 tháng trước, các chuyên gia an ninh mạng Trung Quốc đã liên kết Alicloud với vụ vi phạm an ninh mạng lớn nhất tại nước này. Đồng thời, họ còn cho rằng vụ việc này có liên quan đến vụ rò rỉ hồ sơ về một tỷ cư dân từ cơ sở dữ liệu của cảnh sát Thượng Hải.
Điều đáng nói, Alibaba từng là ứng viên được đánh giá có tiềm năng phát triển mạnh, nhiều khả năng sớm muộn cũng sánh ngang được với những ông lớn công nghệ trên thế giới như Apple và Amazon.com trong câu lạc bộ các doanh nghiệp có giá trị vốn hóa nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, thời thế đã thay đổi, các công ty internet lớn nhất Trung Quốc hiện đang phải vật lộn vất vả để có thể theo kịp những tiện ích khác.
Theo như nhà phân tích Keyan của DZT Research, trước đây đã từng xảy ra trường hợp các nhà đầu tư mua cổ phiếu của Alibaba và Tencent với hi vọng có thể đạt được ngôi vị thống trị trong lĩnh vực thương mại điện tử, xã hội cũng như trò chơi; đồng thời tạo ra sức mạnh tổng hợp với những doanh nghiệp mới hơn cùng với một loạt công ty khác trong danh mục đầu tư. Thế nhưng, hy vọng này đã bị dập tắt một cách phũ phàng ngay sau khi chính phủ Trung Quốc tiến hành thắt chặt các quy định.
Trong bối cảnh vừa bị đưa vào danh sách theo dõi hủy niêm yết chứng khoán tại Mỹ, Alibaba sẽ công bố báo cáo tài chính quý 2 năm nay vào ngày 4/8. Theo CNBC, các nhà phân tích dự báo rằng, doanh thu của gã khổng lồ Alibaba có thể giảm xuống mức thấp kỷ lục đầu tiên trong nhiều năm hoạt động. Đồng thời đây cũng là một dấu hiệu cho thấy doanh số bán hàng của công ty đang dần giảm xuống.
So với cùng kỳ năm trước, doanh thu quý 2 của Alibaba dự kiến sẽ giảm nhẹ 1,2%. Cụ thể, doanh thu giảm xuống chỉ còn 203,4 tỷ nhân dân tệ. Đây là một con số không hề khả quan chút nào đối với “gã khổng lồ” internet của Trung Quốc.
Các chuyên gia nước ngoài nhấn mạnh, quý 2 năm nay chính là thời điểm chứng kiến Alibaba chạm đáy, bởi doanh thu dự kiến của tập đoàn này trong các quý tiếp theo sẽ được cải thiện. Cụ thể, theo nhận định của các chuyên gia American Tiger Securities: “Nhìn chung, chúng tôi tin rằng phần lớn nhà đầu tư kỳ vọng kết quả kinh doanh quý 2 năm 2022 của Alibaba sẽ giảm nhẹ, đồng thời tâm điểm của xu hướng giá cổ phiếu Alibaba được mong đợi sẽ phục hồi trong 6 tháng cuối năm. Vì thế, chúng tôi vẫn lạc quan khi chính phủ Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh các chính sách kích thích nền kinh tế để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP”.
Đồng quan điểm, các chuyên gia Refinitiv cũng đưa ra dự đoán tương tự, cho rằng kết quả kinh doanh quý 3 và quý 4 năm nay của Alibaba dự kiến sẽ ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu lần lượt là 7% và 10% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, những con số có phần tiêu cực trong báo cáo tuần này chủ yếu được cho là đến từ sự yếu kém về doanh thu thương mại tại Trung Quốc của Alibaba - theo như một ghi chú được công bố hồi tháng trước của China Merchants Securities. Cũng theo China Merchants Securities, mức tiêu thụ sụt giảm sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến việc mua hàng của người tiêu dùng; trong khi đó doanh thu quản lý khách hàng của CMR trong thời gian tới cũng sẽ giảm bởi ngân sách quảng cáo của nhà cung cấp bị thắt chặt hơn trên các nền tảng của Alibaba.
Điều đáng nói, CMR là doanh thu mà tập đoàn của Jack Ma thu được từ những dịch vụ như tiếp thị mà công ty cung cấp cho người bán trên các nền tảng thương mại điện tử như Taobao và Tmall. Vì thế, CMR của Alibaba sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ khi các nhà cung cấp thắt chặt chi phí và cắt giảm chi tiêu cho việc quảng cáo. Tuy nhiên, China Merchants Securities bổ sung rằng, họ nhận thấy hoạt động kinh doanh thương mại của Trung Quốc đang trên đà “phục hồi dần dần với việc cải thiện lợi nhuận nhờ kiểm soát chi phí một cách chặt chẽ”.
Trong những quý tới, Alibaba có thể vẫn gặp một số khó khăn để hướng đến mục tiêu phục hồi tăng trưởng và những hoạt động sản xuất kinh doanh. Thậm chí, nhiều dấu hiệu cho thấy, việc thắt chặt quy định của chính phủ Trung Quốc trong đó riêng Alibaba từng bị phạt 18,23 tỷ nhân dân tệ đang ngày càng được nới lỏng.
Thời gian tới, bên cạnh những hoạt động kinh doanh thương mại cốt lõi, các nhà đầu tư của Alibaba cũng sẽ chú trọng tập trung vào mảng doanh thu từ điện toán đám mây, tuy nhiên cho đến hiện tại, mảng này vẫn chiếm dưới 10% tổng doanh thu của tập đoàn. Sở dĩ, mảng kinh doanh này được các nhà đầu tư lựa chọn bởi họ coi trọng sự nỗ lực kinh doanh điện toán đám mây của Alibaba, coi đây là chìa khóa cho triển vọng tăng trưởng và lợi nhuận trong tương lai của công ty.
Liên quan đến vấn đề này, ông Freeman của CFRA cho biết: “Tăng tốc tái tăng trưởng dịch vụ điện toán đám mây là chìa khóa để các chuyên gia có cái nhìn tích cực trở lại về các nguyên tắc cơ bản bởi vì dịch vụ điện toán đám mây tạo ra đòn bẩy cho doanh thu từ hoạt động nhiều hơn so với hoạt động thương mại điện tử và về bản chất là một hoạt động kinh doanh có lợi hơn nhiều”.
Tencent và các doanh nghiệp công nghệ khác cũng không khả quan hơn
Đối với Tencent, dù các nhà quản lý đã tiếp tục phê duyệt các trò chơi mới vào tháng 4/2022 sau một thời gian dài gián đoạn nhưng nhà phát triển game hàng đầu Trung Quốc vẫn chưa được các tựa game mới đồng ý. Đó là một lý do khiến các nhà phân tích dự đoán doanh thu của Tencent trong quý 2 năm nay sẽ giảm 1,7% so với cùng kỳ năm trước.
Những tuần gần đây, tâm lý thị trường đối với cổ phiếu công nghệ của Trung Quốc đang biến động dữ dội. Trong phiên giao dịch ngày 26/7, giá cổ phiếu của Alibaba đã tăng tới 6,5% ngay sau khi công bố quyết định đăng ký niêm yết sơ cấp tại Hong Kong, mở đường cho hàng triệu nhà đầu tư trực tiếp mua cổ phiếu.
Tuy nhiên, việc Ant Group đưa tin về việc Jack Ma đang có ý định từ bỏ quyền kiểm soát của mình đối với công ty đã khiến các nhà đầu tư thất vọng phần nào. Đồng thời, Alibaba cũng đã trở thành công ty mới nhất tham gia vào danh sách các công ty Trung Quốc có nguy cơ bị hủy niêm yết khỏi sàn giao dịch chứng khoán Mỹ. Đáng chú ý, danh sách các công ty này đang ngày càng tăng bởi Bắc Kinh từ chối cho phép các quan chức Mỹ có thể xem xét công việc của các kiểm toán viên.
Các doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc khác cũng không mấy khả quan. Cụ thể, doanh thu quý 2 của gã khổng lồ trong lĩnh vực tìm kiếm Baidu dự kiến cũng sẽ giảm khoảng 5,6% so với cùng kỳ năm trước. Dù được dự báo vẫn sẽ tăng trưởng nhưng JD.com - gã khổng lồ giao đồ ăn Meituan cùng với công ty dịch vụ phát trực tuyến Kuaishou Technology sẽ có tốc độ chậm hơn trong nhiều năm.