meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Alibaba sẽ sa thải hàng loạt 80.000 nhân viên sau sai lầm nghiêm trọng của người kế vị Jack Ma?

Thứ tư, 03/08/2022-09:08
Sau những quyết định sai lầm của người kế vị Jack Ma trong bối cảnh chịu đựng sự kiểm soát chặt chẽ từ chính phủ cũng như cạnh tranh từ các đối thủ từ các đối thủ, Alibaba đang chật vật để thay đổi, tìm được hướng đi mới cho mình.

Tái cấu trúc doanh nghiệp là lựa chọn duy nhất

Theo tờ Nikkei Asian Review, sau gần 4 năm kể từ khi nhà sáng lập Jack Ma của tập đoàn này nghỉ hưu, Alibaba dường như đang sắp phải thay thế người lãnh đạo tới lần thứ 2. Trong số đó, lên nắm quyền kiểm soát mảng kinh doanh chính là bà Trudy Dai, thay cho CEO Daniel Zhang (người kế nhiệm Jack Ma) trở thành nhân vật chủ chốt, định hướng tương lai của “gã khổng lồ” Trung Quốc này.

Không chỉ lãnh đạo cấp cao được thay đổi, Alibaba còn “thay máu” hàng loạt quản lý trong các mảng kinh doanh chính. Chia sẻ với tờ Nikkei Asian Review, một nhân viên của Alibaba chia sẻ về tốc độ “thay máu” đáng kinh ngạc của công ty trong thời gian vừa qua rằng: “Những nhà quản lý chịu trách nhiệm cho hoạt động hàng ngày của công ty liên tục bị thay mới”.

Theo một báo cáo trực tuyến của Tập đoàn Alibaba còn tiết lộ về kế hoạch sa thải hàng loạt 80.000 nhân viên, con số này tương đương với 30% lao động của hãng. Tuy nhiên, phía Alibaba đã nhanh chóng lên tiếng phủ nhận con số trên. Thế nhưng, công ty thừa nhận rằng họ đang có kế hoạch tái cấu trúc lại doanh nghiệp.


Theo một báo cáo trực tuyến của Tập đoàn Alibaba còn tiết lộ về kế hoạch sa thải hàng loạt 80.000 nhân viên, con số này tương đương với 30% lao động của hãng
Theo một báo cáo trực tuyến của Tập đoàn Alibaba còn tiết lộ về kế hoạch sa thải hàng loạt 80.000 nhân viên, con số này tương đương với 30% lao động của hãng

Nếu muốn tồn tại được trước áp lực của Chính phủ cùng đối thủ cạnh tranh, Alibaba bị dồn vào bước đường cùng, buộc phải tái cấu trúc toàn bộ công ty để có thể tìm được hướng đi mới cho mình. Mọi vấn đề đang tồn tại của Alibaba được thể hiện rõ qua các báo cáo kết quả kinh doanh. Cụ thể, trong quý đầu năm nay, Alibaba ghi nhận mức lỗ ròng lên tới 16,2 triệu Nhân dân tệ, tương đương 2,5 tỷ USD. Con số này cao gấp 3 lần so với khoản lỗ cùng kỳ năm 2021. Kể từ mức đỉnh hơn 800 tỷ USD hồi tháng 10/2020, tổng giá trị vốn hóa thị trường của công ty đã giảm xuống chỉ còn khoảng 250 tỷ USD. 

Nhớ lại thời kỳ đỉnh cao, Alibaba từng kiểm soát hơn 50% thị trường bán lẻ trực tuyến cùng với gần một nửa thị trường thanh toán online trên di động tại đất nước tỷ dân. Bên cạnh đó, hệ sinh thái của tập đoàn này cũng mở rộng nhanh chóng thông qua hàng loạt các thương vụ sáp nhập. Tuy nhiên, khi chính phủ Trung Quốc bắt đầu siết chặt kiểm soát mảng công nghệ, mọi thứ bắt đầu đổ vỡ một cách nhanh chóng. 

Sự thất bại của người kế vị

Tháng 10/2020, nhà sáng lập Jack Ma sau khi rời bỏ chức vụ chủ tịch Alibaba đã từng có một bài phát biểu gây chú ý rằng: “Đổi mới không phải là không sợ những quy định mà là sợ hãi những quy tắc lỗi thời”. Ngay lập tức, bài phát biểu được cho là hướng sự chỉ trích đến chính phủ Trung Quốc. Đây chính là sự khởi đầu cho sự sụp đổ của Alibaba.

Tuy nhiên, một nguồn tin thân cận của Jack Ma chia sẻ trên tờ Nikkei rằng, câu nói này không hề có trong bản thảo gốc nhưng đã được thêm vào một cách có chủ ý. Dù thế nào đi chăng nữa, tuyên bố này cũng đã khiến chính quyền Bắc Kinh chú ý, ngay lập tức đã có những động thái nhắm vào Jack Ma và Alibaba. Áp lực từ cơ quan chức năng đã khiến cho Tập đoàn Ant Group - một chi nhánh phụ trách tài chính trong hệ sinh thái Alibaba đã phải hoãn đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng.


Dù thế nào đi chăng nữa, chỉ một tuyên bố đã khiến chính quyền Bắc Kinh chú ý, ngay lập tức đã có những động thái nhắm vào Jack Ma và Alibaba
Dù thế nào đi chăng nữa, chỉ một tuyên bố đã khiến chính quyền Bắc Kinh chú ý, ngay lập tức đã có những động thái nhắm vào Jack Ma và Alibaba

Cuối tháng 4 vừa qua, chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố sẽ nới lỏng kiểm soát với Alibaba. Tuy nhiên, theo nguồn tin thân cận từ tờ Nikkei, tập đoàn này vẫn tiếp tục bị chính phủ chú ý và giám sát vô cùng chặt chẽ. 

Bên cạnh sức ép từ chính phủ, sự thất bại của người kế vị Jack Ma cũng khiến cho Alibaba phải cải tổ mạnh mẽ. Sau khi Jack Ma nghỉ hưu, CEO kiêm Chủ tịch Daniel Zhang kế thừa với mục tiêu tạo nên nguồn doanh thu mới ngoài thương mại điện tử, đồng thời giảm thiểu rủi ro của tập đoàn khi dựa dẫm quá nhiều vào một vài nguồn thu chính.

Chủ tịch Zhang đã đưa ra kế hoạch đầu tiên nhằm xóa nhòa ranh giới giữa các cửa hàng truyền thống và trực tuyến của Alibaba. Trên thực tế, kế hoạch này đã được ông Zhang thúc đẩy từ năm 2016 trước khi trở thành người kế vị của Jack Ma. 

Theo đó, Alibaba đã tiến hành chi hàng tỷ USD cho những thương vụ mua lại và sáp nhập. Cụ thể, vào năm 2015 tập đoàn này đã chi 28,3 tỷ nhân dân tệ để thâu tóm sàn bán lẻ trực tuyến Suning.com. Đến năm 2017, công ty lại tiếp tục chi thêm 2,5 tỷ USD để mua lại một số chuỗi bán lẻ lớn khác. Năm 2018, Alibaba tiếp tục thực hiện thương vụ mua lại dịch vụ giao đồ ăn Ele.me với tổng giá trị hơn 9,5 tỷ USD.

Theo báo cáo của hãng nghiên cứu IT Juzi, Alibaba đã bỏ hơn 300 tỷ Nhân dân tệ cho các thương vụ mua lại, sáp nhập trong khoảng thời gian từ 2015 đến 2018. Con số này còn chưa tính những thỏa thuận không được tiết lộ một cách công khai. Dù chi tiền khủng nhưng những thương vụ này hầu như chẳng mang đến kết quả như kỳ vọng. Không những không kết nối được bán lẻ trực tuyến với bán lẻ truyền thống, nó còn tạo nên gánh nặng và mang về cho Alibaba những khoản lỗ liên tiếp. 

Chính vì thế, cắt giảm nhân lực là điều hiển nhiên, mục tiêu chính là những mảng kinh doanh không có lãi. Chưa kịp giảm sự phụ thuộc vào nguồn thu chính là thương mại điện tử, kế hoạch của CEO Zhang đã thất bại khi bị chính phủ kiểm soát, đồng thời bị các đối thủ khác cạnh tranh khốc liệt.  


Bà Dai được đánh giá là người mạnh mẽ, cứng rắn trong công việc nhưng lại có lối sống thân thiện, thích nói chuyện và thường xuyên ăn uống cùng đồng nghiệp
Bà Dai được đánh giá là người mạnh mẽ, cứng rắn trong công việc nhưng lại có lối sống thân thiện, thích nói chuyện và thường xuyên ăn uống cùng đồng nghiệp

Và tất nhiên, CEO Zhang sẽ bị bà Trudy Dai thay thế vào cuối tháng 4/2022 với danh nghĩa là người đứng đầu mảng thương mại điện tử chủ chốt của tập đoàn. Các chuyên gia cũng nhận định rằng, bà Dai sẽ trở thành người chịu trách nhiệm vực dậy Alibaba khỏi thất bại chồng chất, đồng thời cũng sẽ là người kế nhiệm CEO Zhang sau này.

Được biết, bà Dai là một trong những học trò của nhà sáng lập Jack Ma kể từ khi “ông trùm” Alibaba còn là một giáo viên dạy tiếng Anh. Bà Dai được đánh giá là người mạnh mẽ, cứng rắn trong công việc nhưng lại có lối sống thân thiện, thích nói chuyện và thường xuyên ăn uống cùng đồng nghiệp.  

Nguồn tin của Nikkei cũng cho biết, thời điểm hiện tại các nhân viên thuộc bộ phận bán lẻ trực tuyến của Alibaba đang phải nộp báo cáo 10.000 chữ vào thứ 6 hàng tuần. Công việc này vốn được cho là một nhiệm vụ vô nghĩa ngoài việc giúp các quản lý làm hài lòng những giám đốc cấp cao hơn. Tuy nhiên, dưới thời bà Dai - người được kỳ vọng sẽ vực dậy Alibaba thì những kiểu quản lý này đang dần được thay thế.

Thực tế, chủ nghĩa bè phái là một phần văn hóa của Alibaba, nguyên nhân bởi Jack Ma luôn mong muốn các bộ phận phải cạnh tranh lẫn nhau. Văn hóa này dù hiệu quả với công ty trong thời kỳ tăng trưởng nhưng lại trở thành rào cản cho giao tiếp nội bộ cũng như là nguồn cơn của các xung đột bên trong tập đoàn thời điểm hiện tại. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước